Đề nghị có chế tài xử lý các trường hợp gây nhiễu loạn đấu giá, thị trường bất động sản
Tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, tháo các "điểm nghẽn" đầu tư công để kinh tế Thủ đô phát triển |
Ngày 5/7, tại Kỳ họp thứ 7 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bùi Duy Cường đã báo cáo tình hình triển khai và tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, thực hiện Công điện số 1767/CĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác đấu giá QSD đất trên địa bàn cả nước, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã kịp thời ban hành 3 văn bản chỉ đạo các sở, ngành và quận, huyện thực hiện công tác đấu giá, chấn chỉnh tổ chức công tác đấu giá QSD đất đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về đấu giá.
Căn cứ chỉ tiêu được giao, trên cơ sở đăng ký của các đơn vị, chỉ tiêu thu từ đấu giá QSD đất năm 2022 là 12.450 tỷ đồng. UBND Thành phố đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của các quận, huyện, thị xã gồm 634 dự án với tổng diện tích khoảng 1.561,42ha làm căn cứ thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất đấu giá QSD đất năm 2022 và các năm tiếp theo.
Về kết quả thực hiện công tác đấu giá QSD đất, các đơn vị đã tố chức đấu giá QSD đất tại 33 dự án với tổng diện tích khoảng 5,87ha, số tiền trúng đấu giá khoảng 1.955,95 tỷ đồng; đã thu được 3.106 tỷ đồng (đạt 25% chỉ tiêu thu ngân sách 2022), trong đó số thu từ năm 2021 chuyển sang là 1.991 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường báo cáo tình hình triển khai và tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố. (Ảnh: KT&ĐT) |
Hiện trên địa bàn Thành phố có 143 dự án/khu đất với tổng diện tích 87,6ha đã đủ điều kiện GPMB, đầu tư hạ tầng, hiện các quận huyện đang chuẩn bị các thủ tục để thực hiện đấu giá.
Phản ánh các khó khăn, vướng mắc trong công tác này, ông Bùi Duy Cường cho hay, công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất để thực hiện các dự án đấu giá QSD đất còn chưa thực sự nhận được sự đồng thuận cao của người dân bị thu hồi đất.
Từ cuối năm 2021 đến nay, việc đấu giá QSD đất phải thực hiện bổ sung thủ tục hành chính theo quy định mới tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, Nghị định 49/2022/NĐ-CP quy định phải dành 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đối với những dự án quy mô trên 2ha…
Một số đự án phải bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội nhưng theo quy hoạch đã được duyệt thì chỉ được xây dựng nhà ở thấp tầng, không phù hợp với mục tiêu của nhà ở xã hội hoặc dẫn tới sẽ phát sinh quỹ đất dành xây dựng nhà ở xã hội có diện tích nhỏ, manh mún.
Cùng đó, công tác xác định giá khởi điểm còn chậm, nhiều nội dung vướng mắc trong chính sách giá khởi điểm, như phải xác định giá cụ thể (với các phương pháp trực tiếp, so sánh, chiết trừ, thặng dư) gặp rất nhiều khó khăn khi xác định.
Về hạn chế, các đơn vị được giao chủ đầu tư còn thiếu tính chủ động trong thực hiện các quy trình thủ tục liên quan đấu giá. Đáng nói, có vụ việc đấu giá có tồn tại nên các đơn vị tham gia thực hiện có tâm lý e ngại do sợ vi phạm các quy định dẫn đến chậm thực hiện các thủ tục; việc tăng nguồn thu ngân sách từ tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất chưa được thực hiện; công tác tuyên truyền về đấu giá trên địa bàn một số quận, huyện, thị xã còn có những hạn chế; quá trình tố chức đấu giá QSD đất có sai sót…
Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế này, theo Giám đốc Sở TN&MT, khách quan trước hết do pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai còn nhiều nội dung chưa đồng bộ, thống nhất, dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện; một số quy định mới của Chính phủ (Nghị định 31/2021/NĐ-CP, số 49/2021/NĐ-CP...) dẫn đến phải điều chỉnh thủ tục, trong khi các thủ tục đã được thực hiện từ trước khi có các nghị định.
Đồng thời, hiện các công ty tư vấn thẩm định giá đều e ngại hoặc từ chối tham gia xác định giá khởi điểm; phương pháp xác định giá cụ thể (giá khởi điểm đấu giá) phải thu thập nhiều thông tin tài sản so sánh.
Nguyên nhân chủ quan, là công tác kiểm tra, giám sát từ khâu thiết lập hồ sơ, thủ tục đấu giá còn chậm; Thành phố chưa chủ động trong đấu thầu thực hiện dự án có sử dụng đất; việc đề xuất, thẩm định, phê duyệt về quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, xác định giá khởi điểm, thực hiện các thủ tục hành chính còn chậm theo yêu cầu; các công ty thẩm định giá gặp vướng mắc, khó khăn.
Về các giải pháp trong thời gian tới, Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện Công điện chỉ đạo của Thủ tướng và các bộ, ngành về công tác đấu giá QSD đất; yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thiện các thủ tục về đấu giá QSD đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất và hình thức thỏa thuận nhận chuyển nhượng QSD đất; đôn đốc các quận, huyện, thị xã hoàn thành nhanh thủ tục xác định giá khởi điểm theo phân cấp, ủy quyền.
Toàn cảnh Kỳ họp. |
Thực hiện các quy trình thủ tục đấu giá đảm bảo công khai, minh bạch; thường xuyên kiểm tra hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện các thủ tục tổ chức đấu giá; đôn đốc các địa phương khẩn trương thu nghĩa vụ tài chính, thu tiền sau khi trúng đấu giá để kịp thời nộp ngân sách theo tiến độ.
UBND Thành phố cũng kiến nghị HĐND Thành phố giao UBND Thành phố tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất theo quy định; cho phép thực hiện thí điểm đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất và không thuộc đối tượng Nhà nước thu hồi đất, nên sau khi trúng thầu xong thì nhà đầu tư thực hiện thỏa thuận GPMB.
Đồng thời, kiến nghị giao UBND Thành phố tiếp tục đề xuất các cơ quan Trung ương sửa đổi Luật Đất đai quy định rõ các dự án thu hồi đất GPMB không đầu tư hạ tầng thực hiện đấu giá dùng vốn thông qua quỹ phát triển đất với dự án đấu giá QSD đất; cho phép UBND Thành phố thực hiện phát triển nhà ở xã hội tập trung thay bằng các quỹ đất 20% hiện nay đang nhỏ lẻ tại các dự án…
UBND Thành phố đề xuất HĐND Thành phố báo cáo xin chủ trương và tổ chức thí điểm thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở không thuộc đối tượng thu hồi đất, theo đó chủ đầu tư tự thỏa thuận về bồi thường GPMB sau khi trúng thầu; cho phép UBND Thành phố áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất.
Đáng chú ý, UBND Thành phố cũng đề nghị quy định chế tài với các trường hợp gây nhiễu loạn đấu giá, thị trường bất động sản, đấu giá với giá trúng cao nhiều so với giá thị trường sau đó không thực hiện nộp tiền trúng đấu giá theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42