Đề nghị đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh tại nơi tập trung đông công nhân
Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, ngày 30/8, đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế góp ý Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, để góp phần cho Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua đi vào cuộc sống, Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia một số ý kiến góp ý.
Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị nghiên cứu, bổ sung khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung đông công nhân lao động thuộc nhóm đối tượng cần được ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. |
Cụ thể: Đối với chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh: Điều 4 dự thảo Luật quy định 7 nhóm chính sách của Nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh.
Tại khoản 1, Điều 4 về ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị nghiên cứu, bổ sung khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, nơi tập trung đông công nhân lao động thuộc nhóm đối tượng cần được ưu tiên, bố trí ngân sách, được tập trung đầu tư để xây dựng, phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, bởi khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất là các địa bàn tập trung đông công nhân lao động, song hệ thống tổ chức các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện rất ít, đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của công nhân lao động.
Việc phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại nơi có đông công nhân lao động vừa đáp ứng điều kiện làm việc (có ít thời gian, đi làm sớm, về muộn) của công nhân lao động, đồng thời có khả năng giải quyết các thảm họa, sự cố y khoa (dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, chảy nổ,…).
Bên cạnh các nhóm đối tượng được xác định tại điểm b, Khoản 1, Điều 4 được ưu tiên bố trí ngân sách để khám bệnh, chữa bệnh (người có công với cách mạng, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống ở biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn), đề nghị bổ sung công nhân lao động là đối tượng cần được quan tâm trong khám bệnh, chữa bệnh.
“Cần có chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho công nhân lao động có thể dễ dàng tiếp cận và thuận lợi hơn trong khám bệnh, chữa bệnh (đặc biệt là khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ hành chính vẫn được thanh toán từ Quỹ bảo hiểm y tế)”, văn bản góp ý của Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu rõ.
Về hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Điều 96 Dự thảo Luật (Dự thảo lần 4, ngày 24 tháng 8 năm 2022) quy định hệ thống tổ chức cơ cở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức thành 3 cấp: (1) Cấp khám chữa bệnh ban đầu; (2) Cấp khám chữa bệnh cơ bản; (3) Cấp khám chữa bệnh chuyên sâu thay vì 4 tuyến tương ứng với 4 cấp hành chính như Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành.
Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị xác định rõ việc phân thành 3 cấp này được thực hiện theo chuyên môn kỹ thuật hay theo hệ thống tổ chức; đồng thời quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của mỗi cấp.
Về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam: Việc quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được dự thảo Luật quy định (tại Điều 101) theo hướng thay đổi từ cách tiếp cận giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các nhóm yếu tố chi phí trực tiếp, tiền lương, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định sang cách tiếp cận giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Giá…
Quy định này nhằm khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tư để nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ cũng như chất lượng của dịch vụ. Tuy nhiên, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt, liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội, do vậy, thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vẫn cần thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá.
Để đảm bảo quyền lợi của người bệnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu, xem xét, quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, kể cả với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục
Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo
Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Va chạm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hai ô tô biến dạng
Tin khác
Nghệ An: Sôi nổi Giải bóng chuyền kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
Hoạt động 09/11/2024 21:03
Sân chơi mới cho người lao động luyện tập thể thao
Vì lợi ích đoàn viên 09/11/2024 09:11
Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội: Khẳng định vai trò, vị thế vững chắc
Hoạt động 08/11/2024 22:14
Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyên giáo Công đoàn
Hoạt động 08/11/2024 16:30
Công đoàn Y tế Việt Nam ký 2 thỏa thuận hợp tác nâng cao phúc lợi đoàn viên
Vì lợi ích đoàn viên 08/11/2024 16:25
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm tuyên truyền về pháp luật lao động và phòng chống ma túy
Hoạt động 07/11/2024 19:52
Kiện toàn chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện Ứng Hòa khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028
Hoạt động 07/11/2024 18:47
Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”
Hoạt động 07/11/2024 17:48
Lên kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 07/11/2024 13:22
Sức lan tỏa phong trào sáng kiến, sáng tạo
Hoạt động 07/11/2024 12:51