Đề nghị giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội xuống còn 15 năm để “giữ chân” người tham gia
“Sổ hưu” - cốt lõi của chính sách bảo hiểm xã hội Chú trọng thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội |
Trong phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế xã hội mới đây, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập đến tình trạng người tham gia rút bảo hiểm xã hội một lần, gây ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Đoàn Hậu Giang) phân tích, các biến động của tình hình kinh tế, chính trị khu vực, trên thế giới đã tác động tiêu cực đến phục hồi tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp lớn đến đời sống của nhân dân, công nhân, lao động, người nghèo, người có thu nhập thấp.
Những tháng đầu năm 2022 người lao động ồ ạt đến bảo hiểm xã hội nhận bảo hiểm một lần do cuộc sống khó khăn, bấp bênh. “Vẫn còn những bức xúc cấp bách kéo dài chưa được quan tâm giải quyết thỏa đáng, qua hơn 2 năm đại dịch Covid-19 đã bộc lộ rõ rệt. Đó chính là tiền lương thấp và thiếu tích lũy, việc làm, thu nhập bấp bênh. Nhà ở và điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế khó khăn. An sinh và phúc lợi xã hội thiếu đảm bảo”, đại biểu nói.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Đoàn Hậu Giang). |
Theo thông tin đã được công bố trong 4 tháng đầu năm 2022, cả nước có trên 302.000 người đến bảo hiểm xã hội rút một lần. Dự kiến con số năm 2022 có thể lên tới 1 triệu người.
“Nếu vấn đề này xảy ra thì đây là một kỷ lục buồn, bởi lẽ cả nước hiện chỉ có 16,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội. Hầu hết mọi người biết thiệt thòi nhưng vẫn quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần vì nghèo túng, bức bách và nợ nần. Họ cần phải có tiền để trả các khoản vay nóng, chi khám chữa bệnh cho người thân, thậm chí là để lo chi phí sinh hoạt hằng ngày”, đại biểu cho biết.
Bên cạnh đó, một phần còn có nguyên do nhiều người chưa nhận thức hết lợi ích của việc giữ lại bảo hiểm xã hội. Một bộ phận lại lo lắng chính sách này sẽ thay đổi, khó rút hoặc là bị thiệt thòi hơn, thời gian đóng bảo hiểm dài... Tình trạng này gây ra rất nhiều hệ lụy trước mắt cũng như lâu dài với người lao động cũng như hệ thống an sinh xã hội.
Trong đó, người lao động là thiệt thòi nhất, đặc biệt là những người lao động nghèo càng trở nên khó khăn hơn khi về già, không tích lũy, không lương hưu, không bảo hiểm y tế, thiếu chỗ dựa, tạo gánh nặng cho người thân và xã hội.
Từ thực trạng này, đại biểu Lê Thị Thanh Lam kiến nghị Chính phủ quyết liệt triển khai các gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm song song với thực hiện các giải pháp, chính sách và quy định đảm bảo cuộc sống cho công nhân lao động.
Đại biểu đề nghị trước tiên là bảo đảm việc làm bền vững, lương đủ sống, tiến tới có tích lũy, nâng lương tối thiểu vùng nhằm bù đắp một phần trượt giá và chia sẻ với công nhân lao động sau hơn 2 năm chưa được tăng lương.
Đồng thời, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần có chiến lược truyền thông tổng thể để cung cấp thông tin, định hướng dư luận, giúp người lao động có được nhận thức một cách đầy đủ về chính sách. Bên cạnh đó là những giải pháp liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy, tổ chức thực hiện chính sách một cách tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát để đem lại lợi ích tối ưu nhất cho người tham gia.
Bên cạnh đó, từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tăng lợi ích và tính hấp dẫn của chính sách lương hưu thông qua việc sớm thực hiện giảm điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu bảo hiểm là 20 năm xuống còn 15 năm, quản lý và tổ chức thực hiện tốt quy định về tiền lương để đảm bảo tiền lương đóng phải tiếp cận dần tới mức lương và thu nhập thực tế của người lao động.
Dẫn số liệu cho biết, năm 2016 là khoảng 500.000 người, đến năm 2021 là hơn 960.000 người, 4 tháng đầu năm 2022 là 302.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần, đã tác động không tốt đến hệ thống an sinh xã hội, các đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đoàn TP Đà Nẵng), Nguyễn Thị Quyên Thanh (Đoàn Vĩnh Long) đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan có giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn trong các chính sách bảo hiểm xã hội, hạn chế tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần cũng như không để xảy ra tình trạng trục lợi bảo hiểm xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33