Đề nghị phạt nặng nếu đấu giá xong bỏ cọc
Gỡ vướng đấu giá trực tuyến Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao |
Tăng chế tài với hành vi bỏ tiền cọc
Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vừa thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Trong đó, vấn đề xử lý hành vi trúng đấu giá rồi bỏ cọc được xây dựng theo hướng bổ sung trường hợp người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản mà vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá dẫn đến quyết định công nhận kết quả đấu giá bị huỷ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị cấm tham gia đấu giá đối với loại tài sản đó trong thời hạn từ 6 tháng đến 5 năm.
Đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị phạt tiền với hành vi trả giá rất cao rồi bỏ cọc. (Ảnh: Quốc hội) |
Góp ý về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cho rằng quy định chế tài mới để xử lý với những trường hợp này là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo đại biểu, việc không cho tham gia đấu giá lần sau trong thời gian 6 tháng là quá ít, mà cần nâng lên từ 1 năm trở lên, đặc biệt với tài sản là bất động sản hoặc khoáng sản. Điều này nhằm răn đe, tránh tình trạng như bán đấu giá biển số xe ô tô trong thời gian qua, có những đối tượng trúng xong bỏ cọc, 2-3 tháng sau tổ chức đấu giá lại, lại tham gia, xem như trò chơi...
“Dùng những biện pháp răn đe, ràng buộc như thế thì khi người ta tham gia đấu giá mới suy nghĩ kỹ, cặn kẽ, rõ ràng mình muốn mua món đồ đó và mình bỏ được số tiền đó thì dù có lời hay lỗ thì mình cũng phải nhận được, để cho pháp luật được nghiêm minh”, ông Hòa nói.
Cùng góp ý vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) phân tích, trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá sau đó thắng thầu rồi bỏ cọc của nhà đầu tư để thổi giá thị trường lên cao như hiện nay, đặc biệt là giá đất thì việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất là cần thiết.
Tuy nhiên, đại biểu nhìn nhận, bản chất quan hệ đấu giá tài sản là quan hệ dân sự, tôn trọng thỏa thuận giữa các bên, vì vậy nên cân nhắc kỹ lưỡng các biện pháp xử lý được đưa ra để tránh sự can thiệp quá sâu vào quan hệ dân sự, nhất là khi chúng ta đã có những quy định để xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự nếu có vi phạm trong hoạt động đấu giá. Cùng với đó, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 cũng sẽ góp phần khắc phục một số những bất cập, tồn tại trong lĩnh vực đất đai thời gian qua.
Đối với quy định cấm tham gia đấu giá tại khoản 2 Điều 70, đại biểu đề nghị cân nhắc bổ sung trường hợp người trúng đấu giá vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá, dẫn đến quyết định công nhận đấu giá bị hủy từ 2 lần trở lên trong thời hạn 1 đến 2 năm liên tục thì mới áp dụng quy định về cấm tham gia đấu giá.
“Điều này vẫn có ý nghĩa trong việc ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tình trạng bỏ cọc, thổi phồng giá trị tài sản mà vẫn có sự mềm mỏng hơn, tôn trọng thỏa thuận dân sự giữa các bên trong hoạt động đấu giá”, đại biểu nói.
Bổ sung mức phạt tiền
Đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, hiện tượng “nâng giá, chân gỗ, đại gia ảo, bỏ cọc” là những vấn đề thực tiễn qua nhiều năm, cần phải tìm được giải pháp để ngăn chặn dần tình trạng bất hợp lý này.
Theo ông Tạo, trong thực tế cho thấy, những vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, đấu giá biển số xe ôtô trả giá trên 30 - 40 tỷ đồng, bỏ cọc mất 40 triệu đồng... trả giá cao xong bỏ cọc như vậy gây thất thoát, tốn kém thời gian và tiền bạc của xã hội. Đây là hành vi cần bị lên án và đưa ra những hình thức răn đe thích hợp.
“Điểm mấu chốt ở đây là tất cả những tài sản vừa qua đều liên quan đến tài sản công, từ biển số xe, quyền cho thuê kinh doanh mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất. Hành vi như trên là hiện tượng thao túng giá khởi điểm để trả giá rất cao rồi bỏ cọc tạo ra hiệu ứng giá ảo. Từ đó cho thấy khung hành lang pháp lý quy định đối với công tác đấu giá còn nhiều hạn chế và bất cập”, đại biểu nhìn nhận.
Tuy nhiên, chưa có quy định rõ ràng nào về trách nhiệm cụ thể đối với người có hành vi dẫn đến việc phải hủy kết quả đấu giá và ngay trong dự án Luật này cũng còn bỏ ngỏ. Vì vậy, đại biểu đề nghị “quy định ngay trong Luật một số hành vi có dấu hiệu vượt quá giá trị thực, hoặc quá vô lý để xác thực, bảo đảm việc trả giá thực chứ không phải là trả giá ảo”.
Đồng thời, quy định cụ thể trách nhiệm về mặt dân sự khi đối tượng đấu giá trả giá một cách xa vời thực tế. Cụ thể, khi đã được đấu giá viên giải thích tại phiên đấu giá tài sản trực tiếp và đối tượng vẫn tiếp tục chấp nhận giá một cách chủ quan phi thực tế, thì cần quy định việc trả giá vượt mức khởi điểm bao nhiêu lần, khi trúng giá lại không thực hiện và bỏ đặt cọc, dẫn đến hủy kết quả đấu giá thì phải chịu số tiền phạt bao nhiêu lần so với tiền đặt cọc.
“Quy định như vậy tạo sự chặt chẽ trong xây dựng mức giá, tương tự đối với đấu giá biển số xe hiện nay cũng cần phải xem xét quy định chặt chẽ như vậy. Đấu giá viên hoặc người điều hành phiên đấu giá đó có quyền đưa ra những quyết định để chấm dứt ngay hành vi đưa giá ảo”, đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn tỉnh Quảng Bình) đề nghị bổ sung hai hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản. Thứ nhất, đó là gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong hành nghề đấu giá. Thứ hai, nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người đăng ký tham gia đấu giá ngoài tiền bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ 3 để thực hiện; không thực hiện việc đấu giá tài sản hoặc thực hiện việc đấu giá tài sản không đúng quy định. Theo đại biểu, Luật Đấu giá tài sản hiện hành chỉ mới quy định cấm việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích để nhằm mục đích làm sai lệch kết quả đấu giá mà chưa có quy định cấm đối với hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích để nhằm mục đích làm sai lệch kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Vấn đề này trên thực tế cũng đã xảy ra. |
Phương Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công
Tổ công tác 141 bắt giữ 2 đối tượng mang súng và ma túy đi "dạo phố"
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm 2024
Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Triển khai các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù
Tin khác
Tổ công tác 141 bắt giữ 2 đối tượng mang súng và ma túy đi "dạo phố"
Tin nóng 13/11/2024 14:03
Truy tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi, ném mắm tôm ép người vay trả nợ
Tin nóng 12/11/2024 22:44
Ngụy trang ma túy trong các thùng nông sản gửi xe khách về Hà Nội
Tin nóng 12/11/2024 15:13
Chiêu trò giả danh shipper gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi hơn
Tin nóng 12/11/2024 13:56
Cảnh báo “vấn nạn” trộm cắp xe máy dịp cuối năm
Tin nóng 12/11/2024 10:41
Giúp việc theo giờ trộm cắp tài sản trong quầy thu ngân
Tin nóng 12/11/2024 08:54
TP.HCM: Bắt đối tượng tuyên truyền chống phá Nhà nước
Tin nóng 09/11/2024 20:55
Công an Hà Nội đánh sập website Fmovies chiếu phim lậu lớn nhất thế giới
Tin nóng 09/11/2024 14:27
Bình Dương: Khởi tố nam thanh niên vi phạm nồng độ cồn, hành hung cảnh sát giao thông
Tin nóng 08/11/2024 22:15
Đối tượng mua bán ma túy chạy ra Hà Nội trốn truy nã nhưng không thoát
Tin nóng 08/11/2024 18:15