Để người dân “mặn mà” với thanh toán online

(LĐTĐ) Những năm gần đây, mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng, nhất là sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thời điểm dịch bệnh xảy ra đã giúp người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm truyền thống chuyển sang tiêu dùng online nhiều hơn. Thế nhưng, do nền tảng thương mại điện tử còn kém, người tiêu dùng chưa yên tâm thanh toán online dẫn đến việc thanh toán điện tử còn chậm…
Giao dịch online, nhận nhiều ưu đãi từ HDBank
Dịch Covid-19 làm thay đổi thói quen tiêu dùng

Thanh toán trực tuyến ngày càng “bùng nổ”

Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu cạnh tranh cho biết, tiêu dùng trực tuyến đã và đang là xu thế tất yếu trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm lớn của người dân. Với gần 45 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, Chính phủ đặt mục tiêu tới năm 2025 có 55% dân số mua sắm trực tuyến và doanh số khoảng 35 tỷ USD. Đây chính là cơ hội hấp dẫn đối với các doanh nghiệp lựa chọn phương thức bán hàng trực tuyến, đưa phương thức này trở thành một xu hướng trong thời đại 4.0.

4025 img 7375
Người tiêu dùng chưa “mặn mà” với thanh toán online (ảnh Đ.Đ)

Cũng theo ông Thành, việc thanh toán trực tuyến cũng đang là xu hướng hiện hữu khắp nới trên thế giới, khẳng định người tiêu dùng thông minh chỉ cần một chiếc điện thoại là tích hợp mọi thứ từ mua sắm đến tiêu dùng và làm giảm chi phí đi rất nhiều. Thanh toán trực tuyến, tiêu dùng online sẽ thúc đẩy nhiều lĩnh vực phát triển, đặc biệt tạo sự minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho người dùng.

Số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đưa ra tại Diễn đàn “Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam: Tương lai thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online” cho thấy, 5 năm gần đây, thương mại điện tử của Việt Nam tăng trưởng nhanh với tốc độ 25 - 30%/năm với 80% khách hàng đã từng mua hàng online. Các mặt hàng được mua sắm nhiều nhất là thời trang, đồ điện tử, mỹ phẩm. Khảo sát mua sắm trực tuyến năm 2019 cho thấy, mua sắm quần áo 24%; mua hàng cá nhân 21%; mua hàng điện tử 18%; mua vé máy bay, xem phim 17%; mua nội dung online là 19%.

Từ số liệu trên cho thấy, hình thức mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm lớn của người dân, nhất là sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, đã giúp người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm truyền thống sang tiêu dùng online nhiều hơn. Cùng với việc thay đổi thói quen tiêu dùng, sự bùng nổ của các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam cũng cho thấy, tiêu dùng trực tuyến đang là một trong những lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, thì làm gì để tốc độ tiêu dùng và thanh toán trên môi trường điện tử tỷ lệ thuận với sự lành mạnh luôn là “câu chuyện đau đầu” cho các cơ quan quản lý.

Cùng chung quan điểm trên các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng hiện nay đã nhìn nhận được thế mạnh, lợi ích khi mua sắm online, song không ít người tỏ ra lo ngại khi tiếp cận loại hình tiêu dùng này. Thực tế cho thấy, nhiều người cảm thấy nghi ngại về các sản phẩm được bán trực tuyến, những sản phẩm mà họ được xem, họ trả tiền…đến khi nhận được liệu có đúng như quảng cáo hay không.

Thậm chí, không ít người lo ngại về việc liệu tài khoản có bị hack không? Chất lượng sản phẩm có đảm bảo không?...Do đó, theo các chuyên gia kinh tế để phát triển được mạnh mẽ xu hướng tiêu dùng online, thanh toán không dùng tiền mặt thì cần phải đẩy mạnh phát triển việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp, xây dựng được thương hiệu cho riêng mình. Đồng thời, cần có một quy trình quản lý chất lượng bảo đảm, đặc biệt giữ được chữ tín đối với người tiêu dùng.

Để người tiêu dùng “mặn mà” với thanh toán online

Nhận định về tương lai số của ngành bán lẻ Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia, đây là thời đại bùng nổ về Internet và thương mại điện tử; đặc biệt, trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã đặt các doanh nghiệp vào một cuộc đua mới đó là cuộc đua “sinh tử”. Quan trọng và phát triển mạnh mẽ là vậy, tuy nhiên, số liệu đưa ra từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng cho thấy, mặc dù các sàn thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhưng việc thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa thật sự tương xứng do người tiêu dùng chưa quen, thậm chí là chưa thật sự tin tưởng với giao dịch điện tử.

Chị Ngọc Anh ở Trung Văn (Hà Nội) cho biết, kể từ khi thương mại điện tử phát triển, việc thanh toán tiền online cũng giúp cho người tiêu dùng tiện lợi hơn trong việc mua sắm. Tuy nhiên, vì chất lượng và uy tín của các sàn thương mại điện tử không lớn, xuất hiện tình trạng hàng giả, hàng nhái nhiều, do đó chị Ngọc Anh tỏ ra lo lắng khi thanh toán qua hình thức online. “Chỉ khi mua sắm qua một số sàn thương mại lớn, hoặc mua bán qua hệ thống uy tín thì tôi mới sử dụng dịch vụ thanh toán tiền online. Còn lại hầu hết là tôi đặt hàng online nhưng thanh toán trực tiếp; khi thanh toán mình còn kiểm tra chất lượng sản phẩm, ưng mới thanh toán, còn không thì trả lại, bởi nhiều người đã mua phải hàng giả, hàng nhái trên mạng với giá thành như hàng hiệu”, chị Ngọc Anh cho hay.

Thanh toán trực tuyến cũng đang là xu hướng hiện hữu khắp nơi trên thế giới, khẳng định người tiêu dùng thông minh chỉ cần một chiếc điện thoại là tích hợp mọi thứ từ mua sắm đến tiêu dùng và làm giảm chi phí đi rất nhiều. Thanh toán trực tuyến, tiêu dùng online sẽ thúc đẩy nhiều lĩnh vực phát triển, đặc biệt tạo sự minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho người dùng.

Không chỉ có chị Ngọc Anh, mà đề cập đến vấn đề thanh toán online và mua sắm online nhiều người tiêu dùng cũng tỏ ra lo ngại và cho rằng, họ chưa thật sự tin tưởng vào các sàn thương mại điện tử, bởi trên các sàn vẫn cho phép đăng bán sản phẩm nhái nhãn mác, xuất xứ trên các sàn thương mại điện tử…Do đó, khi thanh toán online xong sẽ khó bảo vệ được quyền lợi của mình. Trước những ý kiến trên, để người tiêu dùng thật sự “mặn mà” với việc thanh toán online, thanh toán không dùng tiền mặt, theo các chuyên gia thì cần phải xây dựng một định hướng về “Phát triển của nền tảng tín nhiệm” tại Việt Nam đối với thương mại, trong đó sẽ đánh giá các chủ thể kinh doanh, thậm chí là các cá nhân để công bố rộng rãi để người tiêu dùng có thể nắm bắt.

Song song với đó, cần có các chính sách liên kết trong việc thanh toán, an toàn bảo mật thông tin dữ liệu của người dùng. Đồng thời, siết chặt các quy định bảo vệ người tiêu dùng khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử cần có biện pháp bảo vệ các doanh nghiệp thương mại điện tử tuân thủ pháp luật…Và để người tiêu dùng thật sự yên tâm với việc thanh toán online, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu cạnh tranh Võ Trí Thành, thời gian tới, cơ quan chức năng cần kiên quyết kiểm tra, xử lý những sàn thương mại điện tử bán hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần phải xây dựng chế tài cụ thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử, bảo vệ các doanh nghiệp thương mại điện tử tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, các ngân hàng, cổng thanh toán và nhà mạng cần tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ thiết thực cho người dân khi thanh toán online; tạo dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng và bảo đảm tính tuân thủ pháp luật. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp thương mại điện tử tiếp cận nguồn vốn để tham gia chuỗi giá trị liên kết hàng Việt bán trên sàn thương mại điện tử của người Việt./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 300 hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2024) đã lựa chọn 12 tác giả, tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 27/9 tới đây.
Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

(LĐTĐ) Để Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 có sức lan tỏa mạnh mẽ tới toàn xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phổ cập, truyền thông bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.
Nhận định, dự đoán tỷ số West Ham - Chelsea: Chelsea gặp khó ở derby, trận đấu không nhiều bàn thắng

Nhận định, dự đoán tỷ số West Ham - Chelsea: Chelsea gặp khó ở derby, trận đấu không nhiều bàn thắng

(LĐTĐ) Chelsea hiện tại có phong độ ổn định nhưng được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn trước chủ nhà West Ham ở vòng 5 Premier League diễn ra lúc 18h30 hôm nay (21/9).
Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường tại thành phố Hà Nội không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính phường.
Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

(LĐTĐ) Tối 20/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Chương trình “Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024” với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”.

Tin khác

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Một trong các mục tiêu quan trọng của Đề án là phấn đấu tới năm 2030 nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên hạng “Đầu tư”.
Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Bão số 3 (bão Yagi) đã gây hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và làm giao thông đứt gãy, dẫn đến một số thời điểm đã xuất hiện khan hiếm lương thực, rau củ quả. Trên thực tế, một số thương nhân đã lợi dụng tình hình này tăng giá một số mặt hàng nhu yếu phẩm.
“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

(LĐTĐ) Để giúp người dân “gượng dậy” sau tàn phá cơn bão số 3 để lại, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, mới đây, Tổng cục Thuế đã có công văn hướng dẫn giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ.
Fed cắt giảm lãi suất 0,5%

Fed cắt giảm lãi suất 0,5%

(LĐTĐ) Lần đầu tiên kể từ năm 2020, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, tương đương 0,5%.
Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp giúp khách hàng vượt qua khó khăn do bão, lũ

Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp giúp khách hàng vượt qua khó khăn do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 18/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chủ trì buổi làm việc với các tổ chức tín dụng để trao đổi, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra.
Hỗ trợ các tỉnh thành phố phía Bắc phục hồi sản xuất sau bão lũ

Hỗ trợ các tỉnh thành phố phía Bắc phục hồi sản xuất sau bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phố phía Bắc”.
"Mở van" để thị trường chứng khoán hút nhà đầu tư

"Mở van" để thị trường chứng khoán hút nhà đầu tư

(LĐTĐ) Từ ngày 2/11 tới, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được đặt lệnh mà không cần đủ 100% tiền. Đây là bước tiến quan trọng để gỡ “nút thắt” cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình nâng hạng.
ABBANK và Maybank tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

ABBANK và Maybank tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

(LĐTĐ) Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và cổ đông chiến lược nước ngoài - Malayan Banking Berhad (Maybank) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận tăng cường hợp tác chiến lược mang lại lợi ích chung cho cả hai bên, trong đó tập trung vào công tác hỗ trợ cho các sáng kiến chuyển đổi và xây dựng năng lực của ABBANK.
Xem thêm
Phiên bản di động