Để người lao động không rút bảo hiểm xã hội
Tổ chức 5 đoàn kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Tăng tốc để đạt chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện Tạo sức hút cho bảo hiểm xã hội tự nguyện |
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV |
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV diễn ra chiều qua (10/11), một số đại biểu bày tỏ lo ngại về tình trạng người lao động “bán” sổ bảo hiểm xã hội và những hệ lụy về sau.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nói, thực chất của trình trạng “bán” sổ bảo hiểm là người lao động rút bảo hiểm để hưởng bảo hiểm xã hội một lần, hoặc do ngại đi làm thủ tục hoặc vì một lý do nào đó mà phải nhượng lại sổ bảo hiểm xã hội cho người khác. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đưa ra dẫn chứng: Theo thống kê từ đầu năm 2021 đến nay, đã có khoảng 870.000 lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, nếu so với năm 2020 con số này tăng lên rất nhiều.
Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, theo Bộ trưởng có ba vấn đề căn cơ, trước hết nhất thiết phải chăm lo cho đời sống người lao động, bởi lẽ số lao động rút bảo hiểm xã hội một lần và bán sổ bảo hiểm hầu hết rơi vào công nhân lao động, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, muốn giải quyết tận gốc vấn đề này chính là nâng cao đời sống cho người lao động.
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người lao động thấy được sự cần thiết và lợi ích lâu dài của việc tham gia bảo hiểm xã hội, để có một khoản lương hưu khi về già. Cuối cùng là phải tổng kết Nghị quyết 93 để thực hiện Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Song giải pháp căn cơ hơn cả là phải sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội. Theo Bộ trưởng, hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hoàn thiện hồ sơ, phấn đấu đến năm 2022 trình dự thảo quy định để điều chỉnh việc này. Trong đó, bên cạnh hưởng chính sách bảo hiểm xã hội một lần, dự thảo luật sửa đổi sẽ tăng cường các lợi ích khác đối với người lao động, ví dụ như nếu không rút bảo hiểm xã hội một lần thì ngoài tiền ra, người lao động còn được hưởng các chính sách khác như tham quan, du lịch...
Như chúng ta đều biết, đối với người lao động đi làm ngoài kiếm tiền trang trải cuộc sống, song vì khó khăn do đại dịch Covid-19 nên cực chẳng đã họ mới phải “bán”, rút bảo hiểm để hưởng một lần. Rút, “bán” bảo hiểm xã hội là quyền của người lao động, câu chuyện tưởng đơn giản, song xét về yếu tố xã hội sẽ dẫn đến hệ lụy mang tính lâu dài.
Nếu có nhiều người “bán”, rút bảo hiểm xã hội, thì đồng thời sau này sẽ có hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn lao động về già không có lương hưu. Gánh nặng trên vai những người này, đồng thời cũng là gánh nặng về mặt an sinh xã hội đối với Nhà nước sẽ rất lớn. Do đó, cần tìm mọi biện pháp để người lao động không “bán”, không rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề mang tính thời sự.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00