Để Quốc hội thực sự là cơ quan lập pháp tối cao

(LĐTĐ) Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có chức năng lập Hiến, lập pháp, giám sát tối cao… từ thành tựu của chặng đường vẻ vang 77 năm xây dựng và phát triển, thời kỳ mới, tình hình mới, Quốc hội đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác làm luật để thực sự là cơ quan dân cử lập pháp tối cao.
Kỳ họp thứ năm, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến với 20 dự án luật, nghị quyết Bế mạc Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Kể từ ngày Tổng tuyển cử và ra đời Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa khóa I (tháng 1 năm 1946) đến nay, Quốc hội nước ta tròn 77 năm. Gần 8 thập kỷ qua, Quốc hội luôn cụ thể hóa chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng bằng những đạo luật, nghị quyết… không chỉ tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý Nhà nước mà còn khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.

Để Quốc hội  thực sự là cơ quan lập pháp tối cao
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (1946). Ảnh tư liệu.

Với chức năng lập Hiến, lập pháp và giám sát tối cao, quyết định các vấn đề đại sự của quốc gia, trong dòng chảy lịch sử, Quốc hội luôn hoàn thành sứ mệnh chính trị của mình trước dân tộc và cử tri. Ngoài chức năng chung, cái hay trong hoạt động lập pháp của Quốc hội là mỗi thời kỳ lịch sử với những đòi hỏi mang tính cấp bách của thời đại, thời cuộc… Quốc hội đã kịp thời thông qua, ban hành những đạo luật, nghị quyết có tính đột phá, kịp thời.

Điển hình nhất, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo (Nghị quyết Đại hội lần thứ VI năm 1986 của Đảng), trong bối cảnh chiến tranh kết thúc mới hơn một thập kỷ, khó khăn chồng chất khó khăn, lại bị thực hiện chính sách bao vây, cấm vận… làm thế nào để hội nhập với thế giới bên ngoài, làm thế nào để các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác, làm ăn? Đây là những câu hỏi, thách thức rất khó. Với tinh thần “thần tốc”, “những việc cần làm ngay”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Chính phủ nhanh chóng soạn thảo Luật Đầu tư nước ngoài để trình các cơ quan của Quốc hội, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho ý kiến đóng góp để thông qua. Ngày 29/12/1987 tại Hội trường Ba Đình ở Thủ đô Hà Nội, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây chính là tiền đề đặc biệt quan trọng để Việt Nam lần đầu tiên thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội, chấm dứt thời gian dài bị “đóng cửa” với các nguồn lực tài chính từ bên ngoài.

Để Quốc hội  thực sự là cơ quan lập pháp tối cao
Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra cương lĩnh đổi mới đưa đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, phát triển các thành phần, loại hình kinh tế (Ảnh: Tư liệu).

Nhận thấy nếu chỉ ban hành văn bản luật về đầu tư nước ngoài mà không đánh thức tiềm lực nội sinh cộng đồng doanh nghiệp trong nước sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong chiến lược phát triển kinh tế, Quốc hội tiếp tục chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, soạn thảo các dự án luật để doanh nghiệp trong nước vươn mình với phương châm “phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài”. Kết quả, ngày 21/12/1990, cùng lúc Quốc hội đã thông qua 2 dự án luật: Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân. Đây là các văn bản pháp lý đầu tiên cho phép thành lập các tổ chức kinh tế thuộc tư hữu, bao gồm các loại hình là: Công ty TNHH và Công ty cổ phẩn (thành lập theo Luật Công ty) và doanh nghiệp tư nhân (thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân).

Kể từ khi 2 đạo luật này ra đời, đã phát huy tinh thần dân tộc trên thương trường, dám nghĩ lớn, dám làm lớn, lấy tinh thần dân tộc để cạnh tranh trên khắp mọi miền đất nước, tinh thần của doanh nhân Bạch Thái Bưởi ở thế kỷ XX. Chỉ trong vòng 5 năm (1991-1996), trên địa bàn cả nước đã có hàng chục ngàn công ty, doanh nghiệp được thành lập. Kể từ đây, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tạo ra của cái vật chất cho xã hội, đóng thuế cho Nhà nước, giải quyết hàng trăm ngàn lao động có việc làm mà còn “tính chuyện” vươn mình ra biển lớn. Nhờ Quốc hội kịp thời ban hành 3 đạo luật quan trọng, đất nước đã khoác trên mình tấm áo mới. Xe đạp dần thay thế bằng xe máy, các thương hiệu của nước ngoài đã "ngập tràn” thị trường Việt Nam. Các nguồn lực được giải phóng, Việt Nam từ vị trí thiếu ăn, nghèo vươn lên thành một cực xuất khẩu lương thực của thế giới. Nói lên điều này càng thấy rõ vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và công tác lập pháp của Quốc hội trong giai đoạn có tính bước ngoặt của lịch sử.

Để Quốc hội  thực sự là cơ quan lập pháp tối cao
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, Quốc hội đã kịp thời thông qua các dự án Luật: Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, nhờ đó đã hình thành các khu công nghiệp thu hút được dự án, nguồn tài chính cho sự chuyển mình của kinh tế đất nước.

Thời kỳ mới, tình hình mới, để doanh nghiệp trong nước chuyển mình vươn lên, trong bối cảnh Việt Nam đã, đang và sẽ hội nhập sâu rộng vào sân chơi kinh tế - thương mại toàn cầu, ngày 12/6/1999, Quốc hội chính thức thông qua Luật Doanh nghiệp. Sự ra đời của luật này, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, là bước tiến dài để cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiến lên. Đây là viên gạch đặt nền móng để hàng loạt doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế (nhà nước, tư nhân ra đời), đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh mẽ của tinh thần dám nghĩ lớn, dám làm lớn, dương cao tinh thần dân tộc trên thương trường, đưa doanh nghiệp trở thành chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế. Điều này đã giúp Việt Nam từ nước thu nhập thấp trở thành nước thu nhập trung bình và đang hướng tới nước thu nhập cao vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Nước.

Trong thời gian vừa qua, trước những vấn đề cấp bách, thách thức của cuộc sống như diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 từ năm 2019 đến nay, một đại dịch chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, với vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội bằng trách nhiệm chính trị của mình trước nhân dân và đất nước, đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 về các chính sách phòng, chống dịch bệnh, một Nghị quyết được cho chưa có tiền lệ. Nhờ tính sâu sát và kịp thời của Nghị quyết, Chính phủ, các địa phương đã có nguồn lực để đầy lùi đại dịch nhanh chóng phục hồi sản xuất - kinh doanh và đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường.

Đây chỉ là những ví dụ về thành tựu trong công tác lập pháp suốt những năm qua của Quốc hội. Những ví dụ này chỉ như những chấm son đỏ trong chặng đường vẻ vang 77 năm xây dựng và phát triển vô vàn những nốt son của Quốc hội Việt Nam. Bên cạnh những thành công, vẫn còn nhiều việc phải làm, nhiều điều cần triển khai để Quốc hội xứng đáng là cơ quan lập pháp tối cao. Một trong những điểm còn gây tranh cãi là Quốc hội là cơ quan lập pháp, nhưng thời gian qua ở một số luật các cơ quan của Quốc hội, Quốc hội mới chỉ ở vai trò “thẩm tra”, cho ý kiến, bổ sung để hoàn thiện dự án luật và thông qua. Còn chức năng soạn thảo văn bản luật do chính cơ quan thực thi pháp luật (hành pháp) soạn thảo. Nhiều năm qua, Quốc hội đã trăn trở, nghiên cứu để đưa ra các giải pháp xây dựng luật ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Để Quốc hội  thực sự là cơ quan lập pháp tối cao
Việc Quốc hội tiếp tục ban hành Luật Doanh nghiệp tạo tiền đề để các doanh nghiệp phát triển như ngày hôm nay (Trụ sở Tập đoàn Viettel- ảnh Viettel)

Ví dụ như Luật Điện lực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ soạn thảo. Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và đặc thù chuyên môn giao Bộ Công Thương soạn thảo. Bộ Công Thương lại giao lại cho Viện nghiên cứu Chiến lược Công Thương phối hợp Vụ pháp chế, Tập đoàn Điện lực cùng một số đơn vị soạn thảo bước đầu. Sau đó trình ban cán sự Đảng, lãnh đạo bộ xem xét. Tiếp đó, dự án luật được chuyển qua Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan cho ý kiến. Hoàn thiện xong, trình Thường trực Chính phủ. Chính phủ chuyển sang Ủy ban chuyên môn của Quốc hội, rồi chuyển lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển tới kỳ họp của Quốc hội để thảo luận, cho ý kiến thông qua hoặc không thông qua.

Xét về quy trình, cách làm này rất chặt chẽ, nếu đối với Luật của một ngành nghề đặc thù thì cách làm này phù hợp bởi không ai hiểu ngành nghề bằng chính người trong cuộc. Nếu để những người "ngoại đạo", không hiểu chuyên môn xây dựng dự luật có khi Luật ban hành lại không áp dụng được vào thực tế. Song ở phạm trù luật lại nảy sinh vấn đề “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Cơ quan thuộc đối tượng thực thi pháp luật và quản lý lại chính là chủ thể soạn thảo. Vì thế thời gian qua đã gây nhiều ý kiến, tranh luận ngay cả chính trong các đại biểu Quốc hội. Quy trình soạn thảo này liệu có nảy sinh vấn đề lợi ích nhóm như không ít đại biểu từng đề cập.

Một vấn đề nữa là luật “khung”. Có lần một giám đốc doanh nghiệp bộc bạch: Khi đến cơ quan công quyền làm việc, họ chỉ chiếu theo nghị định, thế nên có những thời điểm có những đạo luật có hiệu lực thi hành, nhưng chưa có nghị định hướng dẫn nên doanh nghiệp, người dân đành ngậm ngùi ra về. Điều này, nảy sinh ra nghịch lý: Khi ra tòa, cơ quan tố tụng thường căn cứ vào luật để xử án, nhưng khi đến bộ, tỉnh, thành, sở, ngành làm việc lại thường chiếu theo nghị định, thông tư.

Nói về luật “khung”, luật “ống”, tại buổi làm việc với Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội ngày 22/6/2022, Chủ tịch Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ rõ: Luật "ống", luật "khung" là văn bản luật ghi những quy định chung chung, muốn thi hành được phải có văn bản quy định chi tiết, văn bản hướng dẫn thi hành. Tình trạng luật phải chờ nghị định, còn nghị định phải chờ thông tư khiến một số vấn đề của đất nước không được xử lý đúng lúc, kịp thời. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị: “Công tác nghiên cứu lập pháp phải phục vụ kiến tạo phát triển, đồng thời khắc phục các bất cập, khuyết điểm của hệ thống pháp luật hiện hành”.

Để Quốc hội  thực sự là cơ quan lập pháp tối cao
Phát huy chặng đường vẻ vang 77 năm qua, Quốc hội sẽ ngày càng đổi mới trong công tác lập pháp và hoạt động của mình để thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất (Ảnh: QH)

Với phương châm sáng tạo, đột phá, mong muốn Quốc hội thời gian tới tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác làm luật. Hạn chế tối đa luật “ống”, luật “khung” trên cơ sở đạo luật nào có tính dài lâu, mang tính khái quát cao thì có thể dựng luật khung để cơ quan hành pháp căn cứ ban hành các văn bản dưới luật; còn những đạo luật có tính chuyên ngành thì có thể quy định một cách chi tiết để không cần phải ban hành các văn bản dưới luật (nghị định, thông tư). Làm được điều này, sẽ giảm được tình trạng vừa “đá bóng, vừa thổi còi” trong nội tại cơ quan soạn thảo và ban hành văn bản dưới luật.

Cạnh đó, để Quốc hội thực sự là cơ quan lập pháp tối cao, cũng cần mạnh dạn thí điểm hình thức làm luật mới, theo hướng: Giao cho cá nhân, nhóm đại biểu Quốc hội chuyên trách, các cơ quan độc lập trong nước nghiên cứu, trực tiếp soạn thảo dự án luật không có tính chuyên môn, đặc thù. Đây chính là tiền đề từng bước, công tác soạn luật không thuộc phạm vi của cơ quan hành pháp (bộ, Chính phủ). Tách bạch được chức năng lập pháp và hành pháp. Trước mắt, thí điểm làm các dự án luật mang tính cấp bách, ảnh hưởng đến nhiều người để kịp thời lan tỏa trong cuộc sống. Ví dụ, các vấn đề như an toàn thực phẩm, ma túy núp bóng các sản phẩm để đầu độc giới trẻ, học sinh, sinh viên (những vấn đề này đã có trong các dự án luật nhưng quy định vẫn còn chung chung)…

Phát huy truyền thống 77 năm vẻ vang, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tin chắc thời gian tới, với chức năng căn cốt của mình, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới để tạo những bước đột phá trong hoạt động của mình. Trong đó, có vấn đề đổi mới xây dựng, soạn thảo các văn bản luật… để tạo động lực trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước (nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.

Hà Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.
Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

(LĐTĐ) Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đườn
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

(LĐTĐ) Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.
Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

(LĐTĐ) Theo Điều 21 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng phải tuân theo quy định pháp luật về báo chí, xuất bản, quảng cáo, và bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.
Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

(LĐTĐ) Vòng 5 giải Ngoại hạng Anh diễn ra vào 21h00 hôm nay (21/9), trận đấu giữa Liverpool và Bournemouth. Liverpool có cơ hội trút giận sau thất bại sốc ở vòng 4. Trước trận đấu này, Liverpool đứng thứ 4, trong khi Bournemouth giữ vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh.
12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 300 hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2024) đã lựa chọn 12 tác giả, tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 27/9 tới đây.

Tin khác

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

(LĐTĐ) Đêm rằm năm nay, các cháu trong khu tôi ngơ ngác vì tổ dân phố không tổ chức “đêm hội trăng rằm”. Lý do, toàn dân, toàn quân hưởng ứng chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí để tập trung công tác khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng ý thức được tình người, “nghĩa đồng bào” trên tinh thần “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”- không tổ chức Trung thu cho các cháu để tưởng nhớ những nạn nhân, trong đó có các em nhỏ đã bị mất vì bão lũ.
Sức mạnh đại đoàn kết

Sức mạnh đại đoàn kết

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại nặng về người và của. Đặc biệt, hậu bão số 3, hoàn lưu bão gây ra tình trạng ngập lụt, lở đất tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và một số vùng của Thủ đô Hà Nội. Ngay lập tức, từ miền Nam đến miền Trung, thậm chí cả những địa phương bị bão tàn phá nặng nề như Quảng Ninh, Hải Phòng đâu đâu cũng hướng về đồng bào bão lũ.
Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

(LĐTĐ) Bão Yagi (bão số 3) càn quét các địa phương nơi tâm bão đi qua đã khủng khiếp, nhưng hoàn lưu bão còn để lại những hậu quả khủng khiếp hơn. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, toàn hệ thống chính trị đang dồn lực chống, khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3 gây ra.
Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) quét qua Thủ đô để lại hậu quả rất nặng nề. Trong đó, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Bão với sức gió giật cấp 11 khi tràn vào Hà Nội, các cây xanh bị, gãy đổ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, quan sát sự gãy, đổ của hệ thống cây xanh đô thị đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt công tác chăm sóc, bảo vệ, trồng mới cây.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.
Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đến thời điểm này đã đi được 80% quãng đường. Để hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra mà đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội những ngày đầu tháng 8/2024 đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của toàn hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên…
Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày mùa thu tháng Tám, Đảng bộ, chính quyền, toàn hệ thống chính trị, quân và dân Thủ đô đang nỗ lực không ngừng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhằm hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đề ra.
Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

(LĐTĐ) Những ngày qua, dư luận đang nóng lên xung quanh thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo thông tư hướng dẫn về việc dạy thêm của giáo viên. Xét về mặt pháp luật, đây có thể là thông tư trái quy định. Bởi Luật Giáo dục và các văn bản dưới Luật không có các quy định về dạy thêm, học thêm.
Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

(LĐTĐ) Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, nhưng thực tế các cháu phải đi học thêm ở các trung tâm, ở trường cách đây vài tháng. Năm nay, thời tiết xem ra dễ chịu hơn mọi năm, song “sức nóng” về học hành thì vẫn không “hạ nhiệt” chút nào.
Xem thêm
Phiên bản di động