Đề thi tổ hợp Khoa học Xã hội tương đối “dễ thở”

(LĐTĐ) Cùng với thí sinh cả nước, gần 98.000 thí sinh Hà Nội đã hoàn thành bài thi tổ hợp của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2022. Đối với bài thi thuộc tổ hợp Khoa học Xã hội, nhiều thí sinh nhận xét đề thi bám sát chương trình sách giáo khoa, tương đối "dễ thở" những vẫn có độ phân hóa qua từng câu hỏi.
Kết thúc ngày thi đầu tiên tốt nghiệp THPT: Thí sinh tự tin vì đề vừa sức 22 thí sinh bị đình chỉ trong ngày thi đầu tiên Thí sinh bước vào ngày thi thứ hai kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Rời khỏi điểm thi Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), thí sinh Đỗ Bạch Bảo Quyên cho biết, đề thi các môn thuộc tổ hợp Khoa học Xã hội cơ bản giống cấu trúc của đề năm trước. Kiến thức trong đề nằm trong chương trình học lớp 11 và 12, nhưng chủ yếu là lớp 12. Các câu hỏi trong đề có sự phân hóa thí sinh.

“Bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội sát với thực tế học tập 3 năm qua, học sinh THPT phải chạy theo dịch Covid-19. Nội dung các môn thi đảm bảo đánh giá năng lực người học, có sự phân hóa để các bạn có lực học tốt đạt điểm cao và những ai chỉ làm bài với mong muốn tốt nghiệp cũng dễ dàng đủ điểm. Riêng với em, em tương đối hài lòng với phần bài làm của mình, tự tin các môn đều trên 7 điểm”, Bảo Quyên bày tỏ.

Đề thi tổ hợp Khoa học Xã hội tương đối “dễ thở”
Thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Hà Nội.

Còn thí sinh Trần Nguyễn Thu Trang (dự thi tại điểm thi Trường THPT Cầu Giấy, quận Cầu Giấy) chia sẻ đề thi bám sát kiến thức được học ở trường, không qua đánh đố thí sinh. Môn Địa lý khá cơ bản.

Môn Sử có khoảng 30 câu dễ, những câu còn lại mức độ khó tăng dần. Riêng đối với môn Giáo dục Công dân, đề có nhiều câu gần gũi với cuộc sống, cần liên hệ thực tế. Ngày hôm qua và buổi thi sáng nay, Thu Trang làm bài khá tốt. Chiều nay, em sẽ cố gắng hoàn thành bài thi Ngoại ngữ thật tốt để có thể đủ điểm đỗ vào ngôi trường mơ ước.

Đánh giá về đề thi tổ hợp Khoa học Xã hội, theo các thầy cô giáo thuộc Tổ Xã hội (Hệ thống giáo dục Hocmai), mỗi môn thi thành phần Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố, đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.

Cụ thể, với môn Lịch sử: So với đề thi năm 2021, đề thi năm 2022 mức độ phân hóa cao hơn, nội dung đề thi có nhiều điểm mới lạ. Ngoài ra, trong đề xuất hiện câu hỏi vận dụng thực tế. 92,5% tổng số câu hỏi trong đề thuộc kiến thức lớp 12, 7,5% câu hỏi thuộc lớp 11 (tăng 1 câu so với đề thi tham khảo) và xuất hiện cả câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới.

Đề thi có tỷ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu so với vận dụng, vận dụng cao tương đương đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT nhưng có tính phân loại cao hơn do độ khó của các câu vận dụng cao tăng lên. 80% câu hỏi nhận biết, thông hiểu thuộc những kiến thức cơ bản, không làm khó thí sinh. 20% câu hỏi thuộc phần vận dụng, vận dụng cao rải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, không có câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới.

Với môn Địa lý: Đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có câu hỏi lý thuyết thuộc nội dung kiến thức 11 nhưng có 2 câu thực hành kỹ năng bảng số liệu và biểu đồ lấy số liệu từ lớp 11.

Tỷ lệ câu hỏi lý thuyết /thực hành là 52,5%/47,5%. Tỷ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu/vận dụng và vận dụng cao là 75%/25%. Trong phần câu hỏi nhận biết, có 15 câu sử dụng Atlat. 25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng, vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lý tự nhiên, Địa lý các vùng kinh tế và Địa lý ngành kinh tế.

Đối với phần thực hành kỹ năng Địa lý, không có dạng bài mới, tuy nhiên thí sinh cần phải có kỹ năng tính toán cơ bản để nhận xét biểu đồ và bảng số liệu. Ngoài ra, thí sinh cần nắm vững đặc trưng của các dạng biểu đồ để nhận dạng và gọi tên chính xác biểu đồ.

Nhìn chung, mức độ câu hỏi tương đương đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi so sánh, không có câu hỏi mang tính thời sự; đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh đại học.

Với môn Giáo dục công dân: Đề thi có mức độ tương đương đề tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không xuất hiện dạng bài hay nội dung kiến thức mới. 90% số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% số câu hỏi thuộc lớp 11.

Riêng với câu hỏi lớp 12, có 64% số câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức học kỳ I. 75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ nhận biết, thông hiểu. Thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là có thể đạt điểm 7-8.

25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng, vận dụng cao rải đều ở các chuyên đề lớp 12. Đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, dạng bài không có điểm mới so với đề thi tham khảo, có một số câu hỏi mang tính thời sự.

Đặc biệt, các câu hỏi cực khó là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Thí sinh phải nắm chắc kiến thức lý thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.

T.P - L.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động