Để thu hút lao động: Đảm bảo việc làm phải gắn liền với tiền lương và phúc lợi
98,13% số công nhân lao động đã trở lại làm việc
Ngày 4/3, thông tin về tình hình lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết: Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm 2021 nói chung, dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Bên cạnh số ít các doanh nghiệp thực hiện được tương đối tốt hai nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, doanh thu sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, tạm dừng hoạt động, thậm chí phá sản. Đời sống người lao động (NLĐ) gặp nhiều khó khăn, phần lớn công nhân lao động có con nhỏ phải gửi về quê do không có điều kiện chăm sóc.
LĐLĐ các tỉnh, thành phố tham gia Hội nghị trực tuyến do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức ngày 4/3 nhằm nắm bắt tình hình lao động và bàn các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động ở các địa phương, ngành. |
Trước khó khăn đó, các cấp Công đoàn Thành phố đã tập trung làm tốt công tác nắm bắt tư tưởng công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), tình hình quan hệ lao động trên địa bàn nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, NLĐ; quan tâm hỗ trợ, động viên, thăm hỏi CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt là các hoạt động chăm lo Tết cho CNVCLĐ do các cấp Công đoàn tổ chức, như: Chương trình “Tết Sum vầy”; “Xe đưa CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết… qua đó góp phần ổn định tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố, không có diễn biến phức tạp xảy ra.
Đặc biệt, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, LĐLĐ Thành phố đã thành lập 6 đoàn kiểm tra do các đồng chí Thường trực LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra việc thực hiện kỷ cương hành chính và nắm tình hình CNVCLĐ sau Tết tại một số Công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở trên địa bàn Thành phố.
Tính đến 4/3, qua nắm bắt từ cơ sở, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 6.026/6026 (đạt 100%) doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn đã mở xưởng để sản xuất với 98,13% số công nhân lao động trở lại làm việc (tập trung ở các doanh nghiệp thuộc Khu Công nghiệp và Chế xuất, ngành Dệt May, doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn).
Tuy nhiên, theo báo cáo của LĐLĐ Thành phố, trải qua hai năm dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường lao động trên địa bàn Thành phố thiếu ổn định, gia tăng thất nghiệp, gián đoạn việc làm. Không ít NLĐ thất nghiệp, mất việc làm đã phải chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa hoặc phải rời Thành phố về quê do tác động của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội, gây ra sự bất ổn trên thị trường lao động...
Về nhu cầu lao động trên địa bàn Thành phố năm 2022, LĐLĐ Thành phố cho biết, với sự thích ứng linh hoạt vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế nên nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình kỹ thuật dân dụng, xây dựng nhà xưởng chế biến, chế tạo tại các khu công nghiệp có xu hướng tăng. Một số ngành, nghề sẽ có nhu cầu tuyển dụng lao động tăng như: Công nghệ thông tin, xây lắp, bảo vệ, dệt may, giầy da; dịch vụ du lịch, ăn uống; kỹ thuật điện, điện tử… Qua thống kê của các cấp Công đoàn cho thấy, dự kiến nhu cầu nhân lực thời gian tới ở thành phố Hà Nội cần khoảng 26.000 lao động (trong đó ngành Da giày là 5.000 lao động, Dệt May là 7.000 lao động, Lắp ráp linh kiện điện tử là 7.000 lao động, Cơ khí - tự động hóa 4.000 lao động, Dịch vụ là 3.000 lao động). |
Cũng theo nắm bắt của LĐLĐ Thành phố, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hiện nay do số công nhân lao động nhiễm bệnh trở thành F0, F1 tăng cao đột biến (khoảng gần 20% tổng số lao động), nên các doanh nghiệp trên địa bàn rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động, phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ thực trạng thiếu lao động trên địa bàn Thành phố nói riêng và cả nước nói chung, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng chỉ ra nguyên nhân: Một số lao động về quê ăn Tết, chưa quay trở lại Thành phố làm việc do e ngại dịch bệnh; bên cạnh đó chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn tăng cao, trong bối cảnh thu nhập hiện tại của NLĐ thấp, không đủ tích lũy, đảm bảo cuộc sống...
Việc này khiến nhiều doanh nghiệp hiện nay phải khắc phục bằng việc đào tạo nhanh, đào tạo gấp lao động; tăng ca để đáp ứng tiến độ đơn hàng; nhiều doanh nghiệp phải chuyển đơn hàng tới nhà máy Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác - nơi có đủ nguồn lao động để đảm bảo sản xuất.
Tiền lương và phúc lợi: Yếu tố quan trọng thu hút và giữ chân lao động
Tại Hội nghị trực tuyến về tình hình lao động và đề xuất giải pháp của Công đoàn tham gia khôi phục thị trường lao động diễn ra ngày 4/3, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho rằng, để có chính sách thu hút, giữ chân NLĐ, đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tiếp tục có cơ chế hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, NLĐ.
Bên cạnh đó, cần phối hợp với các ban, ngành tăng cường kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho NLĐ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho công nhân lao động; tích cực hỗ trợ, duy trì việc làm ổn định cho NLĐ và thực hiện tốt phúc lợi xã hội...
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng (thứ nhất từ trái qua) nắm bắt tình hình việc làm, đời sống của NLĐ tại doanh nghiệp. |
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cho rằng, từ thực tế thị trường lao động hiện nay cũng cho thấy tín hiệu đáng mừng đó là NLĐ có quyền lựa chọn công việc tốt hơn cho mình, vị thế của NLĐ được nâng lên, do đó, để thu hút được nguồn lao động ổn định, chắc chắn các doanh nghiệp phải có giải pháp, chính sách giữ chân NLĐ bằng các chế độ tiền lương, chế độ phúc lợi khác. Theo ông Hùng, đây cũng là cơ hội để tổ chức Công đoàn tại cơ sở thể hiện năng lực, vị thế của mình trong đàm phán, thương lượng với chủ doanh nghiệp, đảm bảo các chế độ, chính sách cho đoàn viên, NLĐ, bảo vệ NLĐ bằng chính sách dài hơi và bền vững.
Nhấn mạnh năm 2022 chủ đề công tác năm được Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo các cấp Công đoàn thực hiện là chăm lo việc làm và đời sống cho NLĐ, Phó Chủ tich LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho rằng, Công đoàn cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống NLĐ, nhất là trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 như hiện nay.
“Sau 2 năm không thực hiện tăng lương tối thiểu vùng, nhiều doanh nghiệp đã “lấy cớ” Chính phủ không tăng lương để không tăng lương cho NLĐ, đồng thời giảm bớt một số chế độ, khiến đời sống NLĐ càng khó khăn, đã dẫn đến một số cuộc ngừng việc tập thể phản ứng. Tuy nhiên, sau khi Chủ tịch Công đoàn đàm phán, thương thuyết, chủ doanh nghiệp đã đồng ý tăng lương cho NLĐ. Do vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần khuyến nghị với Hội đồng Tiền lương Quốc gia sớm xem xét tăng lương tối thiểu cho NLĐ; đồng thời chỉ đạo các cấp Công đoàn tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp về thực hiện chính sách tiền lương với NLĐ.”, ông Lê Đình Hùng đề xuất.
Nhấn mạnh vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành với chính quyền chăm lo việc làm, đời sống cho NLĐ, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết: Vào tháng 5 tới, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức cuộc đối thoại giữa công nhân lao động với lãnh đạo Thành phố để bàn các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn liên quan đến đời sống, việc làm NLĐ; cũng như bàn các giải pháp, chính sách dài hơi để chăm lo việc làm, đời sống, phúc lợi cho NLĐ tại Thành phố. Có như vậy mới tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong các giải pháp để thu hút, giữ chân NLĐ để họ yên tâm đóng góp, cống hiến cho Thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42