Để văn hóa các dân tộc tỏa sáng ở Thủ đô

(LĐTĐ) Trong nền văn hóa đa sắc của các dân tộc trên địa bàn Hà Nội, có một di sản hết sức đặc biệt, đó là cồng chiêng của người Mường. Kể từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, những nền văn hóa du nhập từ các địa phương vẫn luôn được bảo vệ, gìn giữ.
Bồi đắp thêm văn hóa truyền thống
Nhà hát Múa rối Thăng Long - "Địa chỉ đỏ" giữ hồn văn hoá dân tộc

Ngôn ngữ “giao tiếp” đặc sắc

Cồng chiêng tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống người Mường, gắn liền với vòng đời của mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi về với đất mẹ. Chính vì vậy, người Mường coi cồng chiêng là báu vật của mình và giữ gìn qua các thế hệ.

Để văn hóa các dân tộc tỏa sáng ở Thủ đô
Văn hóa cồng chiêng Hà Nội được bảo tồn và phát huy

Từ bao đời nay, cồng, chiêng được sử dụng trong tất cả các dịp lễ, tết, trong đám cưới, tang ma... Người Mường dùng cồng chiêng trong nhiều lễ nghi, lễ hội, trong công việc hệ trọng có ảnh hưởng đến sự sinh tồn của gia đình, dòng tộc, xóm mường. Chiêng được dùng cho việc đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới, mừng nhà mới, xuống đồng sản xuất, bảo vệ bản mường...

Người dân tộc Mường coi tiếng chiêng là ngôn ngữ để giao tiếp với trời, đất, thánh thần, tổ tiên, giữa người với người, cầu mong cho nhân khang, vật thịnh. Vào những ngày lễ hội, tiếng chiêng vang lên trầm bổng cùng những tiếng cười vui rộn rã của mọi người đi trẩy hội. Tiếng cồng, chiêng lễ hội vang lên xua tan hết mệt mỏi, buồn phiền của con người. Với người Mường, tiếng chiêng của lễ hội là tiếng chiêng của may mắn, của những ước nguyện ấm no, hạnh phúc.

Không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường bắt nguồn từ truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời và được khẳng định trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật và được kế tục qua nhiều thế hệ. Từ xa xưa, người Mường đã thổi hồn cho cồng chiêng và sáng tác ra những điệu nhạc mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình. Một bộ cồng, chiêng đầy đủ thường có 10 đến 12 chiếc, tất cả đều có núm kích cỡ to nhỏ và thanh âm khác nhau.

Dụng cụ để đánh cồng chiêng là dùi được làm bằng gỗ cứng, tùy theo từng chiếc chiêng to, nhỏ mà làm dùi dài, ngắn. Chiếc to và dài nhất có thể lên đến 40cm, ngắn nhất khoảng 20cm, đầu quấn vải mềm. Người ta thường treo các giàn cồng, chiêng trong nhà, ngoài sân hoặc ngoài các bãi rộng để đánh, hay xách một cái rồi cùng nhau đánh, tạo nên những thanh âm hùng tráng giữa núi rừng. Người Mường thường sử dụng cả dàn cồng chiêng trong các phường, hội. Còn trong các việc báo tang, báo hỷ, hội họp cồng, chiêng được sử dụng từ 1 đến 3 chiếc.

Ở phía Bắc, cồng chiêng là “tiếng nói” của người dân tộc Mường trong nhiều nghi thức giao tiếp cộng đồng. Đối với người Mường ở Hòa Bình, di sản văn hóa cồng chiêng là một di sản văn hóa rất đặc biệt, vì vậy, việc bảo vệ và phát huy là điều vô cùng ý nghĩa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của bà con dân tộc.Ở Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Ba Na, Ê Ðê, Cơ Tu, Mơ Nông, Gia Rai, Mạ... xem cồng chiêng là báu vật, là tiếng nói, là tâm tư, là tình cảm của mình, và cồng chiêng cũng là vật thiêng giúp con người giao tiếp với thần linh. Ở Đắc Lắc, dân tộc M’nông coi âm thanh của cồng chiêng trong lễ hội sẽ kết nối với các thần linh, có thể gọi thần tốt đến và nhờ sự trợ giúp của họ đuổi các ma xấu. Vì thế, tính tâm linh ở các lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần qua tiếng chiêng luôn được đồng bào gìn giữ và phát huy.

Văn hóa núi rừng vang vọng Thủ đô

Năm 2008, khi hợp nhất từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về với Hà Nội, nhiều bà con dân tộc Mường ở các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) chưa biết đánh cồng chiêng. Theo Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cồng chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân, đã có thời kỳ văn hóa cồng chiêng của bản Mường bị mai một, tưởng chừng như sẽ mất đi hoàn toàn.

“Trước đây, trong những năm kháng chiến chống mỹ có rất nhiều gia đình khó khăn đã bán chiếc cồng chiêng của mình để sinh sống. Sau này khi hòa bình lập lại, số cồng chiêng trong bản mường không còn nhiều, trong khi người già biết chơi cồng chiêng thì dần mất đi, thế hệ trẻ kế cận ít người quan tâm nên văn hóa cồng chiêng ở đây dần mai một. Hơn 10 năm trước, khi một số xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) hợp nhất về với thành phố Hà Nội, được sự quan tâm của Thành phố, văn hóa cồng chiêng bắt đầu được khôi phục”.

Để văn hóa các dân tộc tỏa sáng ở Thủ đô
Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn biểu diễn cồng chiêng trên sân khấu

Theo nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con dân tộc Mường, năm 2009, huyện Thạch Thất đã đầu tư cho ba xã miền núi Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung, mỗi xã 2 bộ cồng chiêng để đồng bào sử dụng. Cùng với đó, huyện Thạch Thất đã mời các nghệ nhân đánh cồng chiêng uy tín của tỉnh Hòa Bình mở lớp dạy nghệ thuật cồng chiêng cho đồng bào Mường, thu hút hàng trăm người tham gia.

Là người sinh ra và lớn lên ở bản Mường tỉnh Hòa Bình, gắn bó với rừng núi, cây trái, ruộng bậc thang và tiếng cồng chiêng từ khi còn nhỏ, nét văn hóa của dân tộc đã ngấm sâu vào con người nghệ nhân Bích Thìn, để từ đó, bà luôn tâm niệm phải giữ gìn và bảo vệ nét văn hóa đặc sắc này. Trong nhiều năm qua, bà đã đảm nhiệm vai trò là người truyền dạy cồng chiêng cho người dân tộc Mường trong huyện và truyền đạt văn hóa cồng chiêng tới nhiều đội văn nghệ dân gian trong thành phố Hà Nội.

Bà Thìn cho biết, cồng của người Mường Thạch Thất có nét đặc sắc riêng, có quai xách, khi chơi mỗi người xách một cồng; còn cồng ở Tây Nguyên, người ta treo bộ chiêng trên giá chiêng. Cồng chiêng của người Mường Thạch Thất có núm ở giữa, của người Tây Nguyên không có núm. Ngay cả tiếng chiêng của người Mường vùng Thanh Hóa, Nghệ An cũng khác với người Mường ở Hà Nội.Một bộ cồng chiêng của người Mường ở Thạch Thất có từ 12 đến 17 chiếc, nhưng thường là 12 chiếc, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Tiếng cồng chiêng được ngân vang trong ngày lễ hội, ngày Tết cổ truyền thay lời chúc cho gia chủ năm mới trâu, bò đầy chuồng, ngô đầy bồ, lúa đầy nương, người người mạnh khỏe, bản làng no ấm, yên vui.

“Cho đến nay tôi đã đi truyền dạy cồng chiêng cho rất nhiều các đội cồng chiêng ở Hà Nội. Tôi rất vui mừng khi hiện nay phong trào giữ gìn văn hóa cồng chiêng ở Thạch Thất được bà con ủng hộ tham gia, chính quyền chú trọng. Các nhà trường cũng đã bắt đầu đưa văn hóa cồng chiêng vào giới thiệu cho học sinh, để các cháu có ý thức bảo vệ, bảo tồn và nối dõi di sản đặc sắc này”, nghệ nhân Bích Thìn tự hào chia sẻ.

Ðã nhiều năm qua, tiếng cồng, tiếng chiêng gắn bó với đời sống đồng bào dân tộc Mường của Thủ đô trong những ngày lễ hội, những dịp Tết đến, xuân về.Với những giá trị nghệ thuật của không gian văn hóa cồng chiêng, Hà Nội đang nỗ lực giữ gìn di sản văn hóa đặc sắc này, để văn hóa núi rừng không bị nhạt nhòa giữa Thủ đô.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 300 hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2024) đã lựa chọn 12 tác giả, tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 27/9 tới đây.
Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

(LĐTĐ) Để Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 có sức lan tỏa mạnh mẽ tới toàn xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phổ cập, truyền thông bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.
Nhận định, dự đoán tỷ số West Ham - Chelsea: Chelsea gặp khó ở derby, trận đấu không nhiều bàn thắng

Nhận định, dự đoán tỷ số West Ham - Chelsea: Chelsea gặp khó ở derby, trận đấu không nhiều bàn thắng

(LĐTĐ) Chelsea hiện tại có phong độ ổn định nhưng được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn trước chủ nhà West Ham ở vòng 5 Premier League diễn ra lúc 18h30 hôm nay (21/9).
Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường tại thành phố Hà Nội không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính phường.
Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

(LĐTĐ) Tối 20/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Chương trình “Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024” với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”.

Tin khác

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động