Để “Văn hóa soi đường cho Quốc dân đi”
Toàn cảnh Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021. |
Ngày 24/11/1946, tại Nhà hát Lớn, thành phố Hà Nội đã long trọng khai mạc Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất. Trong diễn văn khai mạc Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”- Người chỉ rõ: Nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Đồng thời, Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ.
75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống của cha ông, dung nạp có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hóa thế giới, chúng ta đã xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng, thành động lực xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; góp phần vào cuộc chiến chống ngoại xâm của dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; góp phần xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, trên nền tảng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Chính nhờ phát huy giá trị văn hóa, mà đất nước ta mới có được những thành quả như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thời gian qua, lĩnh vực văn hóa đã biểu hiện những mặt trái. Trên bình diện kinh tế, đã xuất hiện xu hướng hưởng thụ dẫn đến tham nhũng, suy đồi về đạo đức, lối sống. Trên bình diện chính trị, xuất hiện những mầm mống văn hóa lệch lạc về tư tưởng.
Biểu hiện rõ nhất là tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”… Trên bình diện xã hội, xuất hiện những biểu hiện vô cảm trong quan hệ giữa người với người; chạy theo văn hóa ngoại lai, xa rời văn hóa truyền thống dân tộc. Trong khi, những quốc gia văn minh như Nhật Bản, Hàn Quốc người dân nước họ rất quan tâm, tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc.
Để khắc phục những hạn chế trên, Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 được kỳ vọng sẽ khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc, mở ra bước ngoặt mới trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Đặc biệt, khơi dậy trong giới trẻ niềm tự hào dân tộc, văn hóa dân tộc, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ vì mục tiêu đất nước hùng cường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00