Đề xuất chính sách và gói an sinh mới cho người lao động trong thời gian tới
Ấm lòng người lao động qua những “Túi An sinh Công đoàn” Hà Nội: 99 viên chức hoạt động nghệ thuật được hỗ trợ an sinh xã hội |
Đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có đồng chí Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam: Trần Văn Thuật, Phan Văn Anh, Ngọ Duy Hiểu và Chủ tịch LĐLĐ các tỉnh, thành phố trong cả nước, Chủ tịch Công đoàn Ngành dự tại các điểm cầu.
Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: H.Nguyễn) |
Trên 4.375 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động
Theo báo cáo của Ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), trong thực hiện các chính sách của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tính đến ngày 13/9, Công đoàn các cấp chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động và các lực lượng tuyến đầu chống dịch từ nguồn tài chính Công đoàn và nguồn xã hội hoá với tổng số tiền trên 4.375,882 tỷ đồng.
Trong đó: Chi trực tiếp hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 1.121,773 tỷ đồng; chi ủng hộ và vận động ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19, chuyển về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 333,044 tỷ đồng; chi ủng hộ và vận động ủng hộ vào Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 là 293,881 tỷ đồng; chi hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 trên 200 tỷ đồng và chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động tham gia sản xuất “3 tại chỗ” tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên 1.000 tỷ đồng; chi trực tiếp tại các Công đoàn cơ sở theo các mức ban hành chung từ trước đối với người lao động khó khăn 1.396,223 tỷ đồng...
Đối với kết quả thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, tính đến ngày 11/9, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã nhận được báo cáo của 27 LĐLĐ tỉnh, thành phố về việc triển khai thực hiện hỗ trợ theo Nghị quyết này cho 1.163.017 đoàn viên, người lao động với số tiền hỗ trợ là trên 1.677 tỷ đồng và có 170.640 doanh nghiệp được giảm mức đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số tiền 1.068 tỷ đồng.
Nghị quyết đã bám sát thực tiễn, thể hiện tính nhân văn với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau" trong đại dịch, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.
Để Nghị quyết 68/NQ-CP phát huy tác dụng trong việc hỗ trợ kịp thời người lao động và doanh nghiệp, Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra một số đề xuất. Trong đó, đề nghị bổ sung đối tượng người lao động chưa được ký hợp đồng lao động, chưa được tham gia bảo hiểm xã hội cũng được quan tâm hỗ trợ như đối tượng không có quan hệ lao động (lao động tự do); bổ sung thêm các đối tượng là viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công khác như nhà khách, trung tâm văn hóa, cơ sở đào tạo nghề… cũng được hưởng chính sách; xem xét dùng nguồn kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ cho tất cả người lao động đã và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ 6 tháng trở lên để động viên và hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người lao động. Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chính sách xã hội, gói an sinh mới thiết thực, hiệu quả hơn cho người lao động trong thời gian tới…
Cần có thêm chính sách hỗ trợ người lao động sau dịch
Tại hội nghị, đại diện LĐLĐ các địa phương, Công đoàn Ngành đã nêu lên những kết quả thực hiện các chính sách của Chính phủ cũng như của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng thời nêu lên những vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện. Đại diện LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua, LĐLĐ Thành phố đã đẩy mạnh hoạt động trao hỗ trợ, các túi an sinh xã hội tới đoàn viên, công nhân lao động tại địa bàn dân cư, khu lưu trú, nhà trọ… trong thời gian giãn cách xã hội. Đến nay hoạt động chăm lo, hỗ trợ hàng hóa, nhu yếu phẩm chuyển đến cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn lên đến 130 tỷ đồng…
Nhận định tình hình dịch bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều phức tạp, đời sống đoàn viên còn nhiều khó khăn, LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Tổng LĐLĐ tiếp tục thực hiện các gói hỗ trợ khẩn cấp, đặc biệt trong khoảng thời gian người lao động mới đi làm trở lại sau dịch chưa có thu nhập.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường chủ trì tại điểm cầu Hà Nội. |
Đồng tình với ý kiến trên, đại diện LĐLĐ thành phố Đà Nẵng cũng cho biết, hiện nay các doanh nghiệp đang duy trì 30-70% số lượng người lao động làm việc. Do vậy sẽ còn số lượng lớn người lao động đang chờ việc làm trong khi ai cũng mong muốn có việc làm để ổn định cuộc sống. “Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đã 6-7 tháng nay hướng dẫn viên du lịch phải nghỉ việc, không có nguồn thu. Do đó, đối với thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đề nghị sớm có bổ sung hỗ trợ đối tượng này. Đồng thời, cũng cần sớm có chính sách hỗ trợ người lao động nghỉ không lương tại các doanh nghiệp đã giảm quy mô để phòng chống dịch”, đại diện LĐLĐ thành phố Đà Nẵng chia sẻ.
Tại điểm cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng thông tin thời gian qua, LĐLĐ Thành phố đã hỗ trợ gần 100.000 đoàn viên, người lao động với tổng kinh phí từ ngân sách Công đoàn là 62,6 tỷ đồng (trong đó LĐLĐ Thành phố là 29,6 tỷ, kinh phí từ xã hội hóa là 103,7 tỷ đồng). Hiện Thành phố có 44 mô hình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, “Gian hàng 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng” để hỗ trợ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người lao động. Triển khai gói hỗ trợ “Túi An sinh Công đoàn” cho gần 80.000 đoàn viên, người lao động khó khăn, bị mắc kẹt trong các khu nhà trọ. Tổng giá trị hàng hóa gần 16 tỷ đồng.
Kết quả thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Thành phố đã hỗ trợ 12.568 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương, số tiền là 44,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam còn chậm, số người lao động được hưởng thụ còn ít so với thực tế. Hồ sơ, thủ tục đề nghị hỗ trợ chưa được điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh…
Do đó LĐLĐ thành phố Hà Nội đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam khi ban hành chủ trương, chính sách cần cân nhắc, đánh giá những tác động, sát yêu cầu thực tế. Hạn chế việc điều chỉnh, sửa đổi, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của đông đảo người lao động và các cấp Công đoàn trong triển khai thực hiện.
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng phát biểu tại hội nghị. |
Cùng đồng ý với kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ cho công nhân lao động, đại diện Công đoàn ngành Dệt may Việt Nam cho rằng hiện nay có nhiều đoàn viên, người lao động đã tử vong do dịch Covid-19, bên cạnh chính sách đã có cần xem xét thêm gói hỗ trợ cho con em của họ, ngoài ra cũng có chính sách cho lao động nữ mang thai chịu ảnh hưởng của dịch.
Ghi nhận, cảm ơn những cố gắng của cán bộ Công đoàn các cấp, tổ chức Công đoàn, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định cán bộ Công đoàn các cấp đã thực trở thành những chiến sĩ, không quản ngại khó khăn, vất vả, hiểm nguy hỗ trợ đoàn viên, người lao động triển khai thực hiện chính sách của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng như của Chính phủ.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đề nghị các cấp Công đoàn nỗ lực để có những giải pháp chăm lo tốt hơn cho người lao động. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách của Tổng LĐLĐ Việt Nam và phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, nhất là cơ quan lao động thương binh xã hội trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước đối với với người lao động…
Cùng với đó, các đơn vị cần tiếp tục nắm cơ sở, nắm tình hình một cách toàn diện về đời sống, việc làm, những khó khăn mà công nhân lao động đang gặp phải, nhất là người lao động đang mang thai, nuôi con nhỏ, con em công nhân lao động đang tuổi đi học… Bên cạnh đó, nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc của các chính sách để phản ánh về Tổng LĐLĐ Việt Nam, qua đó đề xuất những chính sách bổ sung để chăm lo cho người lao động trong thời gian tới…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42