Đề xuất cơ chế đặc thù, giải “bài toán” thiếu trường, lớp bậc THPT

(LĐTĐ) Để công tác tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thành phố thời gian tới được công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, tạo thuận lợi cho người dân và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành từ năm học 2023 - 2024.
Top 9 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 cao nhất Hà Nội Chung sức, quyết tâm, không chủ quan Đăng ký môn học ở lớp 10: Học sinh cần chọn những môn phù hợp

Dự kiến 60,9% học sinh được tuyển vào lớp 10 công lập

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2022 - 2023, toàn Thành phố có 129.210 học sinh dự xét tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS), tăng khoảng 250 học sinh so với năm học 2021 - 2022.

Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, năm học 2023 - 2024, Hà Nội dự kiến số lượng học sinh tuyển vào lớp 10 trường THPT khoảng 102.000 (tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), trong đó tuyển vào các trường công lập 77.480 học sinh (chiếm tỷ lệ 59,96%).

Đề xuất cơ chế đặc thù, giải “bài toán” thiếu trường, lớp bậc THPT
Trong những năm qua, ngành GD&ĐT Thủ đô ngày càng phát triển cả về quy mô trường, lớp và học sinh.

Tuy nhiên, căn cứ kết quả tuyển sinh từ ngày 5 - 7/7, nguồn học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào trường, tình hình thực tế và đề xuất cụ thể của Hiệu trưởng các trường THPT, ngày 10/7, Sở GD&ĐT Hà Nội đã xem xét duyệt điểm chuẩn bổ sung cho 31 trường để đảm bảo quyền lợi tối đa cho học sinh. Dự kiến kết quả tuyển sinh của các trường THPT công lập (gồm 4 trường THPT chuyên và có lớp chuyên, 115 trường THPT công lập không chuyên, 9 trường THPT công lập tự chủ và 4 trường THPT công lập hiệp quản) là 78.623 (chiếm tỷ lệ 60,9%, tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023).

Cũng theo Sở GD&ĐT Hà Nội, Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ có đưa mục tiêu đến năm 2025 “Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%”.

Triển khai thực hiện Quyết định này, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố ban hành Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 4/12/2018 về việc triển khai Đề án “Giáo dục nghề nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”. Trong đó phấn đấu 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên vừa đào tạo chương trình trung cấp nghề, vừa học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình cấp THCS vào học lớp 10 tại các trường THPT công lập là 60%.

Những năm qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cùng các Sở, ngành có liên quan tham mưu đẩy mạnh công tác phổ biến, nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông. Kết quả đã triển khai thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.

Liên quan đến vấn đề xã hội hóa giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, ngày 17/7/2009, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015; ngày 30/7/2009, UBND Thành phố ban hành Đề án số 104/ĐA-UBND về việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015, trong đó tỷ lệ huy động học sinh học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập đến năm 2015 là 25% đối với giáo dục mầm non, 3% đối với giáo dục tiểu học, 5% đối với giáo dục THCS và 40% đối với giáo dục THPT.

Ngày 4/6/2019, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham mưu với UBND Thành phố việc thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho phát triển giáo dục giai đoạn 2019 - 2025, trong đó đề xuất mục tiêu cụ thể phù hợp với đặc trưng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố. Cụ thể: Đối với cấp THPT, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ trường và số học sinh theo học tại các cơ sở ngoài công lập là 45,02% và 27,31% (trong đó, tại các quận đạt tỷ lệ 58,27% và 33,54%; các huyện đạt tỷ lệ 31,45% và 13,82%).

7 giải pháp tăng cường cơ sở vật chất giai đoạn 2021 - 2025

Để đáp ứng nhu cầu chỗ học cho con em nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2023 - 2024 và các năm tiếp theo, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đưa ra một số giải pháp.

Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thành lập mới, sửa chữa cải tạo các trường THPT công lập giai đoạn 2021 - 2025 đã được UBND Thành phố ghi vốn trong các Kế hoạch đầu tư.

Căn cứ dữ liệu về học sinh phổ thông trên cơ sở dữ liệu ngành, dự báo trong ba năm học tới, số học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS tăng khoảng 28.912 học sinh (tương đương 722 lớp). Cụ thể: Năm học 2024 - 2025, dự kiến có khoảng 134.942 học sinh, tăng khoảng 5.732 học sinh; năm học 2025 - 2026, dự kiến có khoảng 129.890 học sinh, tăng khoảng 680 học sinh; năm học 2026 - 2027, dự kiến có khoảng 151.710 học sinh, tăng khoảng 22.500 học sinh.

Về quy mô các trường THPT công lập (không tính trường THPT công lập tự chủ và trường THPT công lập hiệp quản) so với năm học 2023 - 2024: Năm học 2024 - 2025, dự kiến có khoảng 121 trường (tăng 2 trường); năm học 2025 - 2026, dự kiến có khoảng 123 trường (tăng 4 trường) và năm học 2026 - 2027, có khoảng 125 trường (tăng 6 trường).

Thứ hai, rà soát những ô đất đã quy hoạch xây dựng trường học các cấp theo Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của UBND Thành phố và trong các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn Thành phố, đặc biệt tại những nơi thiếu trường, lớp học; tham mưu UBND Thành phố cho thu hồi các dự án chậm tiến độ trong việc xây dựng trường học giao lại cho UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng trường học công lập đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn.

Thứ ba, xây dựng Quy hoạch mạng lưới trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nêu rõ vị trí ô đất, diện tích, quy mô trường lớp.

Thứ tư, tiếp tục ưu tiên dành quỹ đất sau khi di dời các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường trung cấp, trường cao đẳng và trường đại học ra khỏi khu vực nội đô để xây trường học công lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn Thành phố, đặc biệt tại khu vực nội đô, khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh.

Thứ năm, tiếp tục phân tuyến tuyển sinh cho 30 quận, huyện, thị xã theo 12 khu vực trên địa bàn Thành phố nhằm điều hòa hợp lý, đảm bảo chỗ học cho học sinh.

Thứ sáu, báo cáo và tham mưu Thành phố tăng cường nguồn lực tài chính và đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường, lớp học theo hướng đồng bộ, kiên cố hoá, hiện đại hoá và chuẩn hóa.

Thứ bảy, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội, tiếp tục đẩy mạnh chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân đầu tư xây dựng mới các trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài giảm gánh nặng ngân sách, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường học.

Đề xuất cơ chế đặc thù trong tuyển sinh vào lớp 10

Qua ghi nhận, hàng năm, do sự tăng dân số cơ học nên số học sinh dự tuyển vào lớp 10 trên địa bàn Thành phố tăng nhanh; trong khi đó số trường, lớp bổ sung, xây mới chưa đáp ứng kịp thời cho người dân Thủ đô.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội đã nỗ lực để đảm bảo tỷ lệ số học sinh vào học tại các trường THPT công lập khoảng 60%, đảm bảo đúng quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP và Quyết định số 6522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đề xuất cơ chế đặc thù, giải “bài toán” thiếu trường, lớp bậc THPT
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội.

Để công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn trong thời gian tới được công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, tạo thuận lợi cho người dân và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị.

Cụ thể, Sở GD&ĐT Hà Nội kiến nghị Bộ GD&ĐT đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành từ năm học 2023 - 2024. Cụ thể: Đề xuất cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường); cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp); cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh.

Cùng đó, Bộ GD&ĐT xây dựng các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng hằng năm, trung hạn làm căn cứ để các địa phương thực hiện.

UBND thành phố Hà Nội và các quận, huyện, thị xã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập. Hiện nay, mặc dù đã được quan tâm đầu tư, mua sắm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng đào tạo của thị trường lao động Thủ đô, đặc biệt đối với những ngành nghề mới, đòi hỏi công nghệ cao theo nhu cầu của xã hội.

Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong tình hình mới: Đầu tư, phát triển trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thành trung tâm đào tạo, học tập suốt đời, chất lượng cao; cho phép thí điểm liên kết đào tạo với trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân Thủ đô; định hướng phát triển giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp giống như hệ thống giáo dục của một số nước, có thể liên thông lên đại học.

Thực tế, việc đầu tư xây dựng trường học công lập ở cấp THPT đã và đang được thành phố Hà Nội rất quan tâm. Giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố đã phê duyệt 7 dự án xây dựng và thành lập mới các trường THPT gồm: Minh Hà (huyện Thạch Thất); Thọ Xuân (huyện Đan Phượng); 1 trường tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy); Việt Hưng (quận Long Biên); Uy Nỗ, Nguyên Khê và Việt Hùng (huyện Đông Anh).

Trong giai đoạn 2022 - 2025, thành phố Hà Nội quyết tâm tập trung nguồn lực đầu tư cho một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực GD&ĐT. Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 về việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025... UBND Thành phố cũng đã có Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 6/5/2022 về đầu tư xây dựng, cải tạo các trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia. Theo đó, đối với các trường thuộc trách nhiệm quản lý, đầu tư cấp Thành phố có 139 dự án với tổng mức đầu tư 8.873 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT, 123 dự án đầu tư cho các trường hiện có.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động