Đề xuất mở rộng chi trả bảo hiểm y tế với một số bệnh hiểm nghèo
Trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT đến người dân khó khăn tỉnh Hòa Bình Ngành Bảo hiểm xã hội: 29 năm nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội |
Bộ Y tế đang đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, với 5 nhóm chính sách quan trọng. Liên quan trực tiếp đến người dân, dự thảo Luật đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Bổ sung các đối tượng bắt buộc tham gia BHYT
Theo cơ quan chủ trì soạn thảo, dự án Luật dự kiến có 5 nhóm chính sách bao gồm: Điều chỉnh đối tượng tham gia BHYT; điều chỉnh phạm vi quyền lợi BHYT; điều chỉnh các quy định BHYT có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh; nâng cao hiệu quả quản lý trong giám định và thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT; phân bổ sử dụng quỹ BHYT hiệu quả.
Trong đó, Bộ Y tế đề nghị, bổ sung nhóm tự đóng BHYT gồm: Người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo, người Việt Nam không có giấy tờ tùy thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà không thuộc các đối tượng đã được quy định trong Luật, người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng hoặc tham gia theo hình thức hộ gia đình.
Đồng thời, bổ sung các đối tượng bắt buộc tham gia BHYT để bảo đảm đồng bộ với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang trình Quốc hội ban hành, bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương; chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh...
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh minh họa: B.D |
Theo Bộ Y tế, việc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể giúp duy trì và tăng đối tượng tham gia BHYT, từ đó tăng nguồn thu cho Quỹ BHYT, tăng nguồn kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Năm 2023 có khoảng 2 triệu hộ có đăng ký kinh doanh, nếu chỉ riêng đối tượng này tham gia BHYT, theo Bộ Y tế, quỹ BHYT có thể tăng thêm khoảng 1.944 tỷ đồng mỗi năm. Riêng trong quý 1/2023, tại Bình Dương có hơn 36.300 lao động nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động, khi quy định đối tượng này tiếp tục tham gia BHYT sẽ giúp duy trì ổn định đối tượng và nguồn thu của Quỹ BHYT...
Mở rộng chi trả BHYT với một số bệnh hiểm nghèo
Đáng quan tâm, dự thảo Luật không quy định ngay việc mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT đối với các bệnh cụ thể, nhưng sửa đổi theo hướng giao Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện lộ trình ưu tiên theo khả năng cân đối quỹ, việc khám bệnh để đánh giá nguy cơ và điều trị ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh lý được ưu tiên mở rộng chi trả bao gồm: Ung thư cổ tử cung; ung thư vú; tăng huyết áp; đái tháo đường; viêm gan C, B.
Dự thảo Luật cũng quy định cụ thể máu, khí y tế và các chế phẩm khác để điều trị bệnh thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT; bổ sung quy định người bệnh được chẩn đoán xác định đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn, hoặc một số trường hợp cấp dưới không đủ năng lực chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định.
Đồng thời, quy định mức hưởng BHYT 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với một số trường hợp đặc thù không phải theo trình tự, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT...
Quan tâm đến việc BHYT sẽ mở rộng phạm vi chi trả cho một số bệnh, chị Nguyễn Thị T. (trú tại xã Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) - một bệnh nhân bị ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều cho hay, chị và các đồng bệnh rất mong sửa đổi này sớm được thông qua.
Bởi, chi phí điều trị cho bệnh của chị rất lớn, có những loại thuốc tốn vài chục triệu đồng/lần điều trị, nhưng theo quy định hiện hành, chỉ được BHYT thanh toán phần nhỏ. Từ tỉnh lẻ về Hà Nội, cộng thêm tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại, chị T đã tốn vài trăm triệu đồng cho hành trình chữa bệnh của mình...
Theo Bộ Y tế, việc mở rộng phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT mang lại giá trị kinh tế lớn, tiết kiệm chi cho Quỹ BHYT do phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm chi phí điều trị bệnh tật ở giai đoạn muộn; tiết kiệm chi phí ngân sách chi cho hoạt động phòng bệnh và chi phí để giải quyết các vấn đề sức khoẻ, xã hội.
Đối với người dân, việc mở rộng chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh giúp tăng khả năng bảo đảm tài chính nhờ phát hiện và điều trị sớm, giúp tiết kiệm chi phí điều trị, đi lại, tạm trú so với khi bệnh nặng, giảm chi phí đồng chi trả của người bệnh.
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi suy dinh dưỡng cấp tính nặng, việc thanh toán BHYT cho chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về kinh tế do người bị suy dinh dưỡng nặng cấp tính bị suy giảm khả năng lao động trong tương lai. Số tiền giảm bớt dự kiến là 10% thu nhập suốt đời của một người và tránh giảm ít nhất 8% tăng trưởng kinh tế toàn xã hội...
“Người dân sẽ được Quỹ BHYT chi trả các chi phí khám, chữa bệnh góp phần đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ chi tiền túi hiện là 43% xuống còn khoảng 23% vào năm 2025”, Tờ trình của Bộ Y tế nêu rõ.
Điều này cũng giúp tăng mức độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giảm các chi phí điều trị, chi phí đi lại, thời gian chờ đợi của người dân. Từ đó, tạo niềm tin cho người dân đối với chính sách BHYT, góp phần đạt mục tiêu tăng tỷ lệ tham gia BHYT đạt mức trên 95% dân số.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Nguyên nhân vụ tai nạn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai làm 2 người tử vong
Vĩnh biệt nữ văn sĩ Quỳnh Dao: Ngọn lửa văn chương của màn ảnh Hoa ngữ
Cảnh báo các trang facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” để lừa đảo
Khen thưởng 32 đơn vị tiêu biểu trong phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Quốc Oai: Tổ chức tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Góp phần cải thiện dinh dưỡng cho hơn 3.000 người có hoàn cảnh khó khăn
Tin khác
Phân công các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành
Tin mới 04/12/2024 15:11
Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Tin mới 04/12/2024 14:49
Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự
Tin mới 02/12/2024 22:25
Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động
Tin mới 02/12/2024 19:48
Hưng Yên có tân Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy
Tin mới 02/12/2024 16:51
Quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị
Tin mới 01/12/2024 14:46
Tổng Thư ký Quốc hội: Tinh gọn phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng công việc
Tin mới 01/12/2024 13:15
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
Tin mới 01/12/2024 11:22
Thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh
Tin mới 01/12/2024 10:36
Chủ tịch Quốc hội: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành
Tin mới 30/11/2024 17:10