Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Đối với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp thu nội dung "ổn định để phát triển"; đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.
Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể Tín dụng tăng trở lại vì kinh tế “ấm” lên

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.

Cuộc họp cho ý kiến đối với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030.

Tại phiên họp, các đại biểu báo cáo, thảo luận việc tiếp thu, giải trình và bổ sung các nội dung đã được Bộ Chính trị cho ý kiến để hoàn thiện thêm một bước đối với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030.

Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới
Thủ tướng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Trong đó, nêu rõ sự lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước; các kết quả đạt được, nhất là các chỉ tiêu chính, điểm nhấn của nhiệm kỳ; những khó khăn, hạn chế; nguyên nhân của cả kết quả và hạn chế; các bài học kinh nghiệm; các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, đột phá, điểm nhấn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới để hoàn thành các mục tiêu mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã đề ra.

Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Thường trực Tiểu ban tiếp thu, giải trình và bổ sung các nội dung đã được Bộ Chính trị có ý kiến và ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện thêm một bước dự thảo Báo cáo để xin ý kiến Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương lần thứ 10 sắp tới để xin ý kiến Đại hội Đảng các cấp, trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Trong đó, đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 phải làm sâu sắc hơn những thành tựu, trong bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, diễn biến phức tạp. Qua đó, thấy rõ bản lĩnh, tự tin, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, nắm chắc tình hình của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; đề ra mục tiêu giải pháp phù hợp, tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, bố trí nguồn lực, đi đôi với kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để phát triển đất nước và xử lý các vấn đề mới nổi lên.

Cùng với đó, nêu rõ một số chỉ tiêu cần phấn đấu hơn nữa để đạt như về tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, xuất phát điểm thấp, độ mở cao nhưng sức chống chịu hạn chế và trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, phục hồi chậm.

Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Đối với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp thu nội dung "ổn định để phát triển"; đổi mới tư duy phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, bảo đảm tính vượt trước dẫn đường, bứt phá trong một số lĩnh vực, nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện có tính khả thi; đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng chỉ rõ cần đề xuất cơ chế, chính sách huy động được nguồn lực xã hội, nhất là hợp tác công - tư, nguồn lực nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp; tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, làm sâu sắc hơn nội dung về nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các ngành mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, công nghiệp văn hóa. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, cải cách thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, doanh nghiệp là trung tâm.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo bổ sung một số nhiệm vụ, đề án, dự án cụ thể quan trọng, trọng điểm, tạo đột phá như: Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; phát triển công nghiệp đường sắt; công nghiệp năng lượng xanh, năng lượng sạch; đề án chống biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long; các dự án liên kết vùng, nhất là đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, các tuyến đường sắt đô thị; các dự án cảng biển, cảng hàng không; năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình; hạ tầng số, các Trung tâm dữ liệu Quốc gia, vùng, ngành; các Trung tâm Tài chính, Trung tâm thương mại mang tầm quốc tế...

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thời tiết thay đổi, xương khớp "lên tiếng": Bí quyết đánh bay đau khớp khi giao mùa

Thời tiết thay đổi, xương khớp "lên tiếng": Bí quyết đánh bay đau khớp khi giao mùa

Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa, thường khiến nhiều người phải đối mặt với tình trạng đau nhức xương khớp. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi mà còn tác động đến những người trẻ tuổi, đặc biệt là những ai có tiền sử bệnh lý về xương khớp. Vậy, tại sao sự biến đổi của thời tiết lại gây ra những cơn đau nhức này?
Thủ tướng quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng tại 7 Bộ

Thủ tướng quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng tại 7 Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng tại 7 Bộ: Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Nông nghiệp và Môi trường, Dân tộc và Tôn giáo.
Quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện

Quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện

Ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thân mật tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai (AFF2).
Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Tại Quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 25/2/2025, Thủ tướng điều động, bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Đợt mưa rét đang diễn ra ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Đợt mưa rét đang diễn ra ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Đợt rét hại cuối mùa ở miền Bắc đã khiến nhiệt độ giảm sâu và gây mưa kéo dài. Dự báo từ ngày 27/2, trời sẽ chuyển nắng, nhiệt độ tăng dần lên khoảng 28 độ C. Tuy nhiên, đến ngày 4/3, không khí lạnh tăng cường sẽ làm nhiệt độ giảm xuống, đưa thời tiết trở lại trạng thái rét.
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền từ chối tiếp xúc cử tri

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền từ chối tiếp xúc cử tri

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ chức Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Quận Hoàng Mai: Làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân

Quận Hoàng Mai: Làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chiều 25/2, quận Hoàng Mai tổ chức gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế.

Tin khác

Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Tại Quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 25/2/2025, Thủ tướng điều động, bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền từ chối tiếp xúc cử tri

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền từ chối tiếp xúc cử tri

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ chức Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025

Khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025

Chiều 25/2, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” đã chính thức khai mạc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Timor-Leste

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Timor-Leste

Ngày 25/2, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Tổng thống Timor-Leste José Ramos-Horta nhân dịp Tổng thống tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ 2 tại Hà Nội.
Triển lãm quốc tế Vietship 2025 trở lại với diện mạo mới

Triển lãm quốc tế Vietship 2025 trở lại với diện mạo mới

Sáng 25/2, tại Hà Nội đã diễn ra họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về Công nghệ đóng tàu và Công trình ngoài khơi - Vietship 2025.
Nghệ An có thêm 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Nghệ An có thêm 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Sáng 25/2, tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã bầu bổ sung 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Ngoại giao gồm 25 đầu mối

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Ngoại giao gồm 25 đầu mối

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 28/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi

Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành việc xây dựng 3 cây cầu vượt sông Hồng gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, qua đó góp phần giảm áp lực giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện mạng lưới kết nối đô thị, giúp tăng sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh.
Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Ngày 25/2, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN” (28/7/1995 - 28/7/2025). Triển lãm là một trong những hoạt động kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và góp phần vào thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Sáng 25/2, tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động