Đề xuất nhiều chính sách về phát triển đô thị trong khu vực phố cổ

Tại tọa đàm về thi hành Luật Thủ đô và đề xuất cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã có báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật trên địa bàn quận và đề xuất cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Cơ quan hành chính phường nên được tổ chức theo thiết chế Ủy ban Hành chính Cần cơ chế, chính sách để phát huy các giá trị văn hóa của quận Hoàn Kiếm Đề xuất sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô

Xây dựng bãi giữa bãi bồi ven sông thành công viên văn hóa du lịch

Quận Hoàn Kiếm đã đề xuất nhiều chính sách về phát triển đô thị. Cụ thể, với công tác quản lý đất đai, từ khi Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành, UBND quận đã hoàn thành công tác rà soát nhà xuống cấp nguy hiểm, chung cư cũ, kiểm tra, khảo sát, đánh giá các công trình biệt thự, nhà ở. Theo đó, có 102 nhà chung cư cũ, sẽ tiến hành kiểm định 88 chung cư và quy hoạch tỷ lệ 1/500 các chung cư cần cải tạo.

UBND quận thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, đơn vị được Nhà nước giao đất nhưng có dấu hiệu sử dụng đất sai mục đích, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất do quận quản lý theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.

Đề xuất nhiều chính sách về phát triển đô thị trong khu vực phố cổ
Phố tranh bích họa Phùng Hưng

Xác định công tác quy hoạch có ý nghĩa quyết định đến công tác quản lý và phát triển đô thị, UBND quận và các đơn vị đã chủ động phối hợp với các sở, ngành Thành phố hoàn thành Đề án phát triển không gian đi bộ phía nam khu phố cổ kết nối không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, tiếp tục nghiên cứu triển khai Đề án xây dựng tuyến phố đi bộ Hàng Khay, Tràng Tiền - Quảng trường Cách mạng tháng Tám kết hợp với các trung tâm thương mại kết nối với không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội hoàn thành 3 đồ án Quy hoạch phân khu H1-1 và đang thực hiện lập đồ án thiết kế đô thị riêng tuyến đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư; triển khai thực hiện có hiệu quả không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, hoạt động Phố Sách Hà Nội tại đường 19/12, dự án phát huy giá trị di sản đô thị 131 vòm cầu đá đường dẫn cầu Long Biên…

Đồng thời, lập Đề án xây dựng bãi giữa bãi bồi ven sông thành công viên văn hóa du lịch; hoàn thành việc điều chỉnh tổng mặt bằng, phương án kiến trúc khu nhà ở giãn dân phố cổ tại Khu đô thị mới Việt Hưng; rà soát các cơ sở cần di dời…

Đề xuất giao cho Thành phố lập quy hoạch phân khu sông Hồng

Từ thực trạng quản lý, UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố phê duyệt điều chỉnh một số nội dung tại quy hoạch phân khu mà khác với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng, vì thực tế có nhiều quy định bất cập mà việc sửa đổi, điều chỉnh quy hoạch rất phức tạp nên nhiều nội dung không triển khai thực hiện được.

Đề xuất nhiều chính sách về phát triển đô thị trong khu vực phố cổ
Khu vực Nhà hát Lớn - Quảng trường Cách mạng tháng Tám.

Cụ thể như khu vực ngoài đê sông Hồng, quận Hoàn Kiếm được quy hoạch là vùng vành đai xanh, tuy nhiên theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016 thì khu vực này không phải di dời hoặc được phép tồn tại nên việc cấp phép xây dựng công trình khó khăn, Thành phố cũng không đủ thẩm quyền hướng dẫn.

Bên cạnh đó, việc tạo lập không gian cảnh quan khu vực 2 bên sông Hồng cần có chính sách giao cho thành phố Hà Nội có cơ chế đột phá, ví dụ như: Giao cho Thành phố lập quy hoạch phân khu sông Hồng (R) với định hướng lấy sông Hồng làm trục cảnh quan chính, tăng không gian xanh, không gian công cộng.

Giải tỏa, di dời một số bộ phân dân cư để quy hoạch xây dựng đất, chủ yếu là các công trình công cộng, dịch vụ, thương mại, văn hóa; cho phép xây dựng cao tầng tạo cảnh quan diện mạo mới dọc 2 bên sông Hồng đoạn qua khu vực nội đô lịch sử.

Về quỹ đất sau khi di dời các cơ quan Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập, bệnh viện, trường đại học… bắt buộc phải bàn giao lại cho Thành phố để ưu tiên xây dựng công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, không được chuyển nhượng cho đơn vị khác, không được xây dựng nhà ở chung cư cao tầng sai quy hoạch.

UBND quận Hoàn Kiếm cũng đề xuất khi cải tạo lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp phải đảm bảo không tăng quy mô dân số tại nội thành; chiều cao, số tầng có thể được cao hơn quy hoạch khu vực đối với những khu nhà, chung cư cũ không đủ diện tích cân đối tái định cư và diện tích tăng thêm để đảm bảo diện tích nhà ở tối thiểu theo tiêu chuẩn. Hội đồng nhân dân Thành phố được quyết định quy mô tăng thêm về chiều cao, số tầng.

Tại một số tuyến phố đủ điều kiện về chiều rộng hè phố (không phải đường quốc lộ) trong nội thành, có tiềm năng thì được quy hoạch sử dụng một phần hè phố nhằm sắp xếp một số ngành hàng kinh doanh để phục vụ du lịch văn minh, hiện đại.

Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị, UBND quận Hoàn Kiếm kiến nghị Thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị (R) để UBND quận làm cơ sở triển khai quản lý quy hoạch kiến trúc xây dựng khu vực 2 phường Chương Dương và Phúc Tân.

Đồng thời, kiến nghị điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô năm 2030, tầm nhìn 2050 đối với khu đất ngoài bãi ven sông Hồng quận Hoàn Kiếm từ đất cây xanh đô thị thành đất ở dân cư đô thị; quy hoạch đất bãi giữa, bãi ven sông Hồng trên địa bàn quận để làm không gian văn hóa vui chơi, giải trí...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động