Đề xuất Quốc hội giám sát việc sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch Covid-19
Chiều 26/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã bế mạc Phiên họp thứ 10. Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, UBTVQH đã xem xét, cho ý kiến vào 16 nội dung, trong đó có 14 nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ ba của Quốc hội khóa XV và ban hành 2 nghị quyết thuộc thẩm quyền, xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội định kỳ hằng tháng.
Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa
Về công tác lập pháp, UBTVQH đã cho ý kiến về 8 nội dung, trong đó có 5 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; báo cáo của Chính phủ việc tổng kết thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội khóa XIV về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, UBTVQH cơ bản thống nhất với đánh giá về tình hình triển khai thực hiện chương trình thời gian qua, các nguyên tắc và dự kiến chương trình như báo cáo của Chính phủ và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc phiên họp. |
Đồng thời, UBTVQH đã kịp thời ban hành Nghị quyết để bổ sung 2 nội dung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 3 sắp tới.
Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, UBTVQH thống nhất bổ sung dự thảo nghị quyết này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của UBTVQH để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, tờ trình và dự thảo nghị quyết, đánh giá toàn diện các chính sách đề xuất tác động đến kinh tế - ngân sách, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm tính hợp lý, khả thi trong các quy định ưu đãi.
Về năm dự án luật, gồm: Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), UBVTQH đánh giá cao quá trình chuẩn bị của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội đã tích cực phối hợp, theo dõi, đôn đốc, bám sát chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Nội dung thẩm tra có chính kiến, có lý lẽ rõ ràng đối với quan điểm trong từng chính sách. Đề nghị cơ quan soạn thảo tập trung thực hiện các kết luận của UBTVQH về từng dự án, cơ quan thẩm tra chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội hoàn thiện báo cáo thẩm tra chính thức. Tổng thư ký Quốc hội kịp thời đôn đốc các cơ quan hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, bảo đảm chất lượng, tiến độ để gửi đại biểu Quốc hội đúng quy định của pháp luật.
UBTVQH cơ bản tán thành báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 42 về thí điểm giải quyết nợ xấu của các tổ chức tín dụng, nhất trí cho phép kéo dài thời gian thực hiện toàn bộ nghị quyết đến hết ngày 31/12/2023. Đồng thời yêu cầu Chính phủ sớm xây dựng, trình Quốc hội xem xét, ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó có các quy định về xử lý nợ xấu trong năm 2023.
Đề xuất giám sát việc sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19
Về công tác giám sát, UBTVQH thống nhất trình Quốc hội lựa chọn 2 trong 4 chuyên đề để thực hiện giám sát tối cao trong năm 2023 gồm: Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở và y tế dự phòng.
Thứ hai là việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Thứ ba, việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Thứ tư, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng.
Toàn cảnh phiên họp. |
Trên cơ sở Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề giám sát tối cao, UBTVQH sẽ giám sát 2 chuyên đề còn lại, đồng thời UBTVQH cũng thống nhất cần tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hòa hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội. Đối với những dự kiến chuyên đề giám sát còn lại đều mang tính thời sự, được dư luận quan tâm.
Gắn trách nhiệm cụ thể của tập thể, cá nhân
Về báo cáo của Chính phủ về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020, báo cáo tài chính nhà nước năm 2020, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo.
Trong đó cần lưu ý đánh giá cụ thể hơn về những kết quả nổi bật đã đạt được cũng như những hạn chế; rà soát nêu bật những việc làm được, chưa làm được theo các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2021.
“Bổ sung thêm địa chỉ các bộ, ngành địa phương, đơn vị thực hiện tốt và các bộ, ngành địa phương, đơn vị thực hiện chưa tốt theo 7 lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn với trách nhiệm cụ thể của tập thể, cá nhân”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Về công tác dân nguyện tháng 3/2022 của Quốc hội, UBTVQH cơ bản nhất trí với báo cáo công tác dân nguyện tháng 3/2022; nội dung báo cáo cơ bản đảm bảo chất lượng, chỉ rõ những vấn đề được cử tri và nhân dân đang băn khoăn, lo lắng....
UBTVQH cũng cơ bản nhất trí với báo cáo về công tác chuẩn bị, dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 3 và giao Tổng thư ký Quốc hội tiếp thu ý kiến đại biểu tại phiên họp, hoàn hiện dự thảo chương trình Kỳ họp, gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu Văn phòng Quốc hội tiếp tục phối hợp với cơ quan hữu quan làm tốt công tác phòng, chống Covid-19, công tác thông tin truyền thông, công tác an ninh trật tự và các điều kiện bảo đảm cho Kỳ họp thứ 3 được tổ chức theo hình thức tập trung cả kỳ tại Nhà Quốc hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31