Đề xuất tăng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách lên 40%

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng việc phân quyền cho Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội sẽ tạo sự chủ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu kịp thời trong công tác quản lý nhà nước hiện nay. Các đại biểu cũng nhất trí cần tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
Quốc hội thảo luận 9 nhóm chính sách trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Đại biểu Quốc hội nhất trí cao cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô

Cụ thể góp ý về cơ cấu đại biểu HĐND thành phố Hà Nội tại Điều 9 của dự thảo Luật, đại biểu Trần Quốc Quân (Đoàn tỉnh Long An) ủng hộ việc củng cố nâng cao hiệu lực hoạt động của HĐND, bảo đảm khả năng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền cho Thành phố. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần làm rõ cơ cấu thành phần của đại biểu để đảm bảo tính đại diện cho các tầng lớp, các ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố.

Đại biểu cũng kiến nghị, ban soạn thảo nên nghiên cứu việc đề xuất tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách. Theo đại biểu, việc tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách sẽ có nhiều thuận lợi để đại biểu có toàn thời gian nghiên cứu tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến đề xuất các chính sách và tham gia quyết định các vấn đề quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ cho nhân dân một cách kịp thời, hiệu quả.

Tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô, đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) cũng cho rằng, việc tổ chức mô hình thành phố trong thành phố sẽ tạo bước đột phá cho Thủ đô phát triển trong giai đoạn tới.

Đề xuất tăng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách lên 40%
Đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) phát biểu thảo luận

Đại biểu đánh giá cao trong năm 2023, HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành nghị quyết rất ưu việt và đột phá đó là quản lý tài sản công. Đại biểu đề nghị tăng số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách lên từ 25-30%. Đồng thời bố trí đội ngũ lãnh đạo HĐND phù hợp; có quy định đổi mới, cải tiến phương thức hoạt động của HĐND Thành phố; HĐND quận, thị xã tiếp tục thực hiện mô hình chính quyền đô thị để tăng cường cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực trên địa bàn phường không tổ chức HĐND…

Về quy định thẩm quyền của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội, tại khoản 4 Điều 9 của dự thảo luật đã quy định khá cụ thể về nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, đại biểu cho rằng quy định như dự thảo Luật sẽ phù hợp với đặc thù và điều kiện thực tế.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông) cũng cho rằng, quy định đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền Thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo.

Việc phân quyền cho HĐND Thành phố được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quận, huyện, thị xã, tạo sự chủ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu kịp thời trong công tác quản lý nhà nước hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu quy định thêm một số điều kiện, yêu cầu đặt ra để đảm bảo sự thận trọng, chặt chẽ hơn đối với việc thành lập các cơ quan mới này.

Đề xuất tăng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách lên 40%
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông) đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách

Để cụ thể hóa yêu cầu tại Nghị quyết số 15, Điều 17 của Luật đã thiết kế một khoản về thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô. Đại biểu cho rằng, đây là nội dung quan trọng, tạo ra cú hích trong cơ chế thu hút, trọng dụng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, để quy định có tính khả thi hơn, đại biểu cho rằng cần trao quyền cho HĐND Thành phố ban hành các văn bản quy định cụ thể hơn với các đối tượng cần thu hút, có sự phân loại các đối tượng một cách rõ ràng, để có quy định về chế độ, chính sách cho phù hợp trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ, để thu hút, giữ chân được người tài đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô.

Góp ý cụ thể về số lượng đại biểu HĐND thành phố Hà Nội quy định tại khoản 2 Điều 9, đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Đoàn tỉnh Yên Bái) bày tỏ thống nhất với dự thảo Luật quy định tăng số lượng đại biểu HĐND Thành phố từ 95 lên 125 đại biểu. Khi không còn HĐND quận, phường thì vai trò, trách nhiệm trong việc thẩm tra, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng sẽ do HĐND Thành phố đảm nhiệm. Do vậy, việc tăng số lượng đại biểu HĐND Thành phố là hợp lý.

Đề xuất tăng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách lên 40%
Đại biểu tham dự kỳ họp sáng 27/11

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng trong dự thảo đang đề nghị tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách lên ít nhất 25% là chưa tương ứng với số lượng nhiệm vụ, quyền hạn được tăng thêm của HĐND thành phố Hà Nội. Do vậy, đại biểu cho rằng, cơ quan soạn thảo cần xem xét nâng tỷ lệ đại biểu HĐND Thành phố hoạt động chuyên trách có thể lên ít nhất là 30 hoặc 40% như đối với đại biểu Quốc hội để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐND Thành phố.

Đồng thời ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung thêm thẩm quyền cho Thường trực HĐND Thành phố trong việc cho ý kiến thống nhất với Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp của HĐND để tạo tính chủ động, linh hoạt trong thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để sớm khôi phục sản xuất nông nghiệp

Để sớm khôi phục sản xuất nông nghiệp

(LĐTĐ) Mưa lũ những ngày qua khiến 152ha trồng đào, quất, hoa màu tại khu vực bãi sông Hồng (thuộc địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội) bị ngập sâu trong nước, thiệt hại ước tính khoảng 90 tỷ đồng. Sau khi nước lũ rút, đào, quất bị chết khô, rụng lá, khiến người dân nơi đây không khỏi xót xa, điêu đứng vì phải đối diện với nguy cơ mất trắng tài sản.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
“Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”: Vì sự lớn mạnh công nhân Thủ đô trong kỷ nguyên số

“Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”: Vì sự lớn mạnh công nhân Thủ đô trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang chú trọng triển khai cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” với nhiều cách làm sáng tạo, phong phú, có trọng tâm, trọng điểm. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Mỗi buổi sáng ở quê

Mỗi buổi sáng ở quê

(LĐTĐ) Buổi sáng luôn bắt đầu từ những trong trẻo, tươi mới đầy sức sống làm mỗi tâm hồn thêm rộn rã. Buổi sáng còn là không gian tĩnh lặng, vời vợi xa những ồn ào, chật chội của cuộc sống thường ngày.
Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

(LĐTĐ) Trong 9 tháng năm 2024, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi và có đơn hàng xuất khẩu trở lại.
Chọn vé Deluxe, bay thảnh thơi cùng Vietjet với hành lý ký gửi lên đến 40 kg

Chọn vé Deluxe, bay thảnh thơi cùng Vietjet với hành lý ký gửi lên đến 40 kg

(LĐTĐ) Đón thu vàng rực rỡ khắp muôn phương, Vietjet dành tặng ưu đãi hấp dẫn, tiết kiệm đến 50% cho hành khách chọn bay vé Deluxe từ nay đến hết 20/11.
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.

Tin khác

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 9/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Hà Nội và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Chính phủ và thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết thi hành luật ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7.
Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

(LĐTĐ) Luật Thủ đô rất quan trọng với thành phố Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: Xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới Thành phố thông minh.
Xem thêm
Phiên bản di động