Đề xuất xem xét có gói hỗ trợ cho người lao động bị mất việc, giảm việc
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Ngọ Duy Hiểu và Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam Vũ Minh Tiến chủ trì hội thảo.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại tọa đàm. |
Nêu thực tế tình hình việc làm của người lao động hiện nay, ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ từ 44 LĐLĐ tỉnh, thành phố, có khoảng 500.000 người lao động bị ảnh hưởng việc làm, trong đó có 42.000 lao động bị mất việc. Như vậy, tương đương có khoảng 100.000 người bị ảnh hưởng. Đáng chú ý, trong số lao động bị ảnh hưởng việc làm, có khoảng 31.000 lao động nữ trên 35 tuổi; 10.000 lao động nữ nuôi con nhỏ, đang mang bầu...
Trao đổi tại về thực trạng đời sống, việc làm của người lao động trên địa bàn Thủ đô, ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho biết: Qua nắm bắt từ doanh nghiệp và cơ sở, nếu như thời điểm này những năm trước, người lao động thường nhộn nhịp tăng ca để đảm bảo tiến độ đơn hàng, nhưng hiện nay nhiều nơi không có việc, nên công nhân không có điều kiện làm thêm giờ, thu nhập bị giảm sút rất nhiều. Qua khảo sát trên địa bàn khu dân cư cũng cho thấy, nhiều người lao động đã trả phòng trọ để về quê.
Từ thực tế trên, ông Thắng đề xuất: Chính phủ cần tăng cường kiểm soát về giá, không để lạm phát tăng cao; đồng thời đề nghị Thành phố tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá cho công nhân lao động. Song song với đó, cơ quan chức năng cần kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
“Đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại lao động đáp ứng yêu cầu công việc mới. Với doanh nghiệp, cần tiếp tục thực hiện các chính sách Chính phủ đã ban hành như giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% để hỗ trợ doanh nghiệp; tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để phục hồi, phát triển kinh tế", ông Thắng đề nghị.
Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thông tin về tình hình việc làm, đời sống của người lao động trên địa bàn. |
Còn theo bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), thời gian tới, Nhà nước cần thực hiện cho bằng được những chính sách đã đưa ra cho người lao động (như hỗ trợ người lao động về các dịch vụ xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp…). Ngoài ra, cần chính thức hóa các chính sách tạm thời (như hỗ trợ nhà ở cho người lao động), có thể bằng những văn bản ghi nhớ, hoặc cùng doanh nghiệp thoả thuận, đưa vào các Thỏa ước lao động tập thể...
Tại tọa đàm, nhiều chuyên gia, cán bộ Công đoàn các tỉnh, thành phố cũng đề nghị: Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời, thỏa đáng, sát thực tế đối với người lao động bị mất việc, tạm hoãn hợp đồng, giảm giờ làm… Trước hết, khi Tết Nguyên đán cận kề, cần có gói hỗ trợ cấp thiết cho người lao động bị mất việc, giảm việc.
Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, làm thế nào để doanh nghiệp tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, phát triển lâu dài, từ đó tạo điều kiện về việc làm bền vững cho người lao động.
Kết luận tọa đàm, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh: Tình trạng người lao động bị mất, giảm việc làm hiện nay trong bối cảnh cận Tết Nguyên đán, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý, tình cảm, nhận thức của người lao động, mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự - nếu như khống có các giải pháp tháo gỡ và hỗ trợ kịp thời.
Theo ông Hiểu, bên cạnh những chính sách hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, hơn lúc nào hết cần phải có chính sách hoặc gói hỗ trợ thỏa đáng, sát với thực tiễn đời sống để hỗ trợ đối người lao động, qua đó vừa nuôi dưỡng nguồn lực lao động, vừa giúp doanh nghiệp duy trì, tồn tại qua thời điểm khó khăn, sau này có cơ hội để tiếp tục phát triển, tiếp tục đóng góp cho đất nước.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho biết sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến tại buổi tọa đàm, báo cáo với Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam để Thường trực sẽ có văn bản chính thức gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đề xuất với Chính phủ chính sách đồng bộ trên tinh thần: Vừa có chính sách ngắn hạn, vừa đảm bảo tính lâu dài, làm sao để: Vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa hỗ trợ người lao động cùng vượt qua giai đoạn khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa
Vì lợi ích đoàn viên 18/11/2024 21:04
LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động
Công đoàn 18/11/2024 19:38
Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNVCLĐ
Vì lợi ích đoàn viên 16/11/2024 10:15
Giám sát nâng cao chất lượng hoạt động nữ công tại Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 15:46
Mang Tết đủ đầy đến người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 14/11/2024 13:57
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 13/11/2024 17:06
Sân chơi mới cho người lao động luyện tập thể thao
Vì lợi ích đoàn viên 09/11/2024 09:11