Đền Giang Xá - nơi tưởng nhớ vị vua Lý Nam Đế
Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh | |
Tân binh quận Tây Hồ làm lễ dâng hương tại di tích Nhà tù Hoả Lò | |
Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho hơn 100 học viên |
Nằm ngay trung tâm huyện Hoài Đức, từ xưa Giang Xá là một thôn thuần nông, người dân có một số nghề thủ công trong lúc nông nhàn. Đây là một mảnh đất đã nuôi dưỡng, che chở và là nơi tụ nghĩa của vị anh hùng dân tộc Lý Nam Đế.
|
Đến với làng Giang Xá, không chỉ là đến với một quần thể di tích bao gồm đình, đền, chùa gắn với việc thờ cúng và tưởng niệm ông, mà còn là đến với các truyền thuyết dân gian về tuổi thơ và công cuộc dựng cờ khởi nghĩa lập quốc đầy vinh quang của ông.
Tương truyền Lý Bí (Lý Nam Đế) đã lớn lên tại chùa Linh Bảo, làng Giang Xá. Là người có chí khí và lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, trước cảnh lầm than của nhân dân dưới ách đô hộ của giặc ngoại xâm, Lý Bí đã lấy chùa Linh Bảo làm nơi tụ nghĩa, chiêu mộ binh mã, phất cờ khởi nghĩa, cùng nhân dân xuất quân đánh đuổi giặc Lương.
Sau khi giành thắng lợi Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, ban cho làng Giang Xá là Thang Mộc ấp, tức là vùng đất được miễn trừ sưu dịch. Tự hào là đất vua phong và để tỏ lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn của ông, dân làng đã xây dựng ngôi đền thờ ông ngay trên mảnh đất Giang Xá.
Đền Giang Xá có quy mô kiến trúc khá bề thế, ngôi đền tọa lạc trên một khu đất cao, rộng thoáng ở giữa thôn Giang Xá. Phía trước và phía sau đền có 2 cái giếng lớn, xung quanh đền có nhiều cây muỗm, nhãn cổ tạo nên khung cảnh thiên nhiên sinh động, tươi đẹp.
Một góc đền Giang Xá |
Cũng giống như nhiều ngôi đền thờ khác ở Hà Nội, đền Giang Xá bao gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau. Các công trình kiến trúc trải ra trong một khuôn viên rộng tạo cho ngôi đền có một chiều sâu.
Hàng năm, vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm nhân dân trên địa bàn đều tổ chức lễ hội tại đền để tưởng nhớ công ơn của Lý Nam Đế. Các nghi thức tế lễ dịp này đến nay vẫn giữ được sự tôn nghiêm và nghi thức cung đình như xưa.
Phần hội với nhiều hoạt động sôi nổi và có ý nghĩa thu hút sự chú ý của người dân và du khách đến tham dự với các trò chơi dân gian như cờ người, chọi gà...
Tại lễ hội những khuôn mẫu văn hóa truyền thống đã được duy trì và bảo tồn qua nhiều thế hệ để rồi được tái hiện lại một cách sinh động qua các lễ thức, các trò diễn dân gian, tục hèm... trong ngày hội làng. Điều đó đã đem đến cho người dân ý thức rõ rệt về sự hiện diện của một nhân vật lịch sử trên quê hương mình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01