Đến Phố cổ Hà Nội nghe câu chuyện về đôi dép Bác Hồ

(LĐTĐ) Chiều nay (19/5), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Dự án Tinh hoa Làng nghề Việt và Công ty Dép lốp cao su - thương hiệu Vua Dép lốp tổ chức chương trình “Huyền thoại bước chân” tại Đình Kim Ngân. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023).
Phát động 75 ngày thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn quận Long Biên lần thứ V Hưng Yên: Sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị và trao giải Cuộc thi viết “Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng Yên với Bác Hồ” Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vẹn nguyên những bài học về sử dụng hiền tài của Bác
Đến Phố cổ Hà Nội chiêm ngưỡng “huyền thoại” về đôi dép Bác Hồ
Khai mạc chương trình “Huyền thoại bước chân” tại Đình Kim Ngân.

Phát biểu khai mạc chương trình, bà Trần Thị Thuý Lan, Phó Trưởng Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cho biết: Nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm tổ chức hoạt động văn hóa với chủ đề “Huyền thoại bước chân” diễn ra từ ngày 19/5 - 21/5, bao gồm các trưng bày, trình diễn thao tác nghề do nghệ nhân Nguyễn Văn Trường thực hiện; trải nghiệm làm dép cao su, trải nghiệm làm tranh kim hoàn và giao lưu trà Việt tại đình Kim Ngân 42 - 44 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.

“Đôi dép cao su/ Đôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ở chiến khu Bác về…”, từ những bước chân đầu tiên trên con đường tìm ánh sáng độc lập, đôi dép cao su đã gắn bó với Hồ Chủ Tịch như một người bạn, người cộng sự thân thiết. Đôi dép cao su nâng bước chân Người bôn ba suốt 20 năm đi tìm đường cứu nước và còn được gọi với cái tên thân thương: Đôi dép cụ Hồ.

Đến Phố cổ Hà Nội chiêm ngưỡng “huyền thoại” về đôi dép Bác Hồ
Người dân trải nghiệm làm dép lốp cùng nghệ nhân của Công ty dép lốp cao su.

Đôi dép của Bác được ra đời vào chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, được chế tạo từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Trải qua thời gian, đôi dép cao su phát triển thành 5 mẫu, gắn với các dấu mốc chiến dịch lịch sử khác nhau: Dép Bác Hồ 1947; Dép Bộ đội 1954; Dép Khe Sanh 1968; Dép Giải phóng quân 1975.

Trong không gian sự kiện “Huyền thoại bước chân”, Ban tổ chức đã giới thiệu một số hình ảnh và mẫu dép về đôi dép cao su được tái chế từ lốp xe đã theo chân nhiều đoàn quân trong thời kỳ chiến tranh thế kỷ trước. Tại đây, nghệ nhân Nguyễn Văn Trường đã trình diễn giới thiệu một số các công đoạn làm ra đôi dép cao su - đôi dép Bác Hồ.

Qua sự kiện, Ban tổ chức không chỉ giới thiệu hình ảnh đôi dép cao su và câu chuyện lịch sử gắn với Người Cha già của dân tộc, mà còn muốn nêu cao tinh thần học tập, làm theo tấm gương “Cần - Kiệm - Liêm - Chính” của Người.

Đến Phố cổ Hà Nội chiêm ngưỡng “huyền thoại” về đôi dép Bác Hồ
Nghệ nhân trình diễn quy trình làm dép lốp cao su.

Đôi dép cao su (hay dép lốp) là một hình thức sử dụng nguyên liệu tái chế từ những chiếc lốp xe bị bỏ đi, do tính chất tái sử dụng cao nên người nghệ nhân đã tận dụng nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm hữu ích, đồng thời nhằm góp phần giảm thiểu khối rác thải độc hại, giúp cải thiện môi trường sống của nhân dân.

Ông Nguyễn Tiến Cường, Giám đốc thương hiệu Vua Dép lốp chia sẻ: “Mỗi đôi dép cao su chứa đựng một câu chuyện lịch sử. Chúng tôi muốn thông qua đôi sép cao su để kể câu chuyện lịch sử của dân tộc. Chúng tôi đã tạo được dấu ấn nhất định tại khu Lăng Bác, quận Ba Đình. Thế nhưng tại Thủ đô, vẫn nhiều người chưa biết đến có một công ty vấn miệt mài làm dép lốp, cũng chưa biết đầy đủ về câu chuyện dép lốp của Việt Nam. Nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác, chúng tôi có dịp thể hiện đầy đủ nhất câu chuyện ấy”.

Đến Phố cổ Hà Nội chiêm ngưỡng “huyền thoại” về đôi dép Bác Hồ
Khu vực trưng bày dép lốp tại đình Kim Ngân.

Các nghệ nhân làm dép lốp cũng cho biết, trên thế giới, hằng năm có tới 1,5 tỷ chiếc lốp xe bị bỏ đi. Chúng sẽ là khối rác thải khổng lồ và vô cùng độc hại nếu như không có sự tham gia của các nhà bảo vệ môi trường hay các doanh nghiệp tái chế. Bởi vậy, cứ mỗi đôi dép lốp được sử dụng là góp phần khiến cho trái đất xanh hơn, môi trường bền vững hơn.

Bài và ảnh: Bảo Thoa

Nên xem

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 11 - 12/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025 để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của công nhân lao động.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.
Grab giúp người dùng chuẩn bị và trải nghiệm Tết Nguyên đán an nhàn

Grab giúp người dùng chuẩn bị và trải nghiệm Tết Nguyên đán an nhàn

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang cận kề, Grab tích cực tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhằm hỗ trợ người dùng đi lại và mua sắm thuận tiện, tiết kiệm hơn trong dịp lễ hội đặc biệt nhất năm.

Tin khác

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và các văn bản liên quan của Chính phủ về quản lý, tổ chức lễ hội.
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

(LĐTĐ) Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 với chủ đề “Shine Your Vibes - Tỏa chất riêng” sẽ được tổ chức vào 20h tối 18/1 tại không gian di sản hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) quy tụ nhiều nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hứa hẹn mang đến một bữa tiệc nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa.
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

(LĐTĐ) "Chiêm bao" - triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang (Trang Trọc) diễn ra từ ngày 3-19/1/2025 tại Area 75 - Art & Auction (75 Hàng Bồ, Hà Nội), giới thiệu đến công chúng 26 tác phẩm chân dung ghép gốm độc đáo trên nền sơn mài.
Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1742/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận bảo vật quốc gia (đợt 13) cho 33 hiện vật, nhóm hiện vật có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được vinh danh, mỗi bộ sưu tập đều mang những giá trị độc đáo riêng.
Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

(LĐTĐ) Ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành nơi hội tụ của những tinh hoa làng nghề truyền thống Việt Nam trong chương trình "Quà tặng của nhân gian". Sự kiện diễn ra từ ngày 2 - 5/1, quy tụ những nghệ nhân xuất sắc từ khắp mọi miền đất nước.
Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết số 44/2024/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều điểm di tích, công trình văn hóa và bảo tàng trên địa bàn Thủ đô sẽ áp dụng mức phí tham quan mới từ ngày 1/1/2025, nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Định hướng đột phá năm 2025

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Định hướng đột phá năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2024 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực.
Xem thêm
Phiên bản di động