Đi chợ thời “Covid-19”
Triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho người được bảo trợ xã hội [Infographic] 9 bước xử lý khi phát hiện F0 tại cơ quan, đơn vị Trưa 17/8: Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc Covid-19 mới |
Hỗ trợ người dân mua hàng thông thái
“Mùa dịch chợ đóng cửa hết rồi, không biết mua hàng ở đâu. Có người đi chợ hộ, mọi người yên tâm rồi”; “Chị em phụ nữ phường Liễu Giai từ nay không phải lo lắng đi chợ xa và sợ dịch bệnh nữa rồi. Cảm ơn Hội Phụ nữ phường luôn nhiệt tình, quan tâm đến đời sống của nhân dân”... Đây là những dòng chia sẻ đang được lan tỏa trên các kênh kết nối trực tuyến của phụ nữ và người dân phường Liễu Giai (quận Ba Đình) hưởng ứng mô hình “Hỗ trợ nhân dân mua hàng thông thái” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Liễu Giai triển khai.
Chị Nghiêm Thúy Trang, Chủ tịch Hội LHPN phường Liễu Giai cho biết, ngay từ đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, mô hình thực phẩm sạch đã được triển khai trong nhóm cán bộ, hội viên phụ nữ trong phường và duy trì đến nay.
Mô hình "Hỗ trợ nhân dân mua hàng thông thái" được nhiều chị em phụ nữ hưởng ứng |
“Đặc biệt, những ngày vừa qua, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, các chợ trên địa bàn phường Liễu Giai (chợ Linh Lang, chợ Cống Vị) đang bị phong tỏa và xuất hiện nhiều ca F0 ngoài cộng đồng khiến người dân trong địa bàn phường rất lo lắng, không biết mua sắm ở đâu. Với phương châm, làm việc phải phù hợp với từng hoàn cảnh, khó khăn đến đâu đưa ra giải pháp đến đó, Hội LHPN phường đã xây dựng mô hình “Hỗ trợ nhân dân mua hàng thông thái””, chị Nghiêm Thúy Trang chia sẻ.
Theo đó, chị Trang đã lên kế hoạch triển khai mô hình chỉ trong một buổi tối. Tối 8/8, chị đã kết nối, liên hệ, ký hợp đồng với những đơn vị cung cấp thực phẩm sạch được Phòng Kinh tế quận Ba Đình giới thiệu và được đưa vào các cửa hàng chuỗi thực phẩm trên địa bàn quận. Hàng hóa, thực phẩm đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, có giấy chứng nhận, kiểm định rõ ràng.
Đồng thời, chị đàm phán để nhà cung cấp trợ giá cho người tiêu dùng trong tình hình dịch. Giá cả hàng hóa được niêm yết, thông báo công khai, rộng rãi tại các điểm chốt, trên các nhóm, Tổ Covid-19 cộng đồng, các kênh thông tin của tổ dân phố, các đoàn thể...
“Việc mua hàng rất đơn giản. Người dân ở nhà gọi điện liên hệ Hội LHPN phường đặt hàng. Sau đó sẽ có “đội cơ động” gồm các hội viên phụ nữ, đoàn viên thanh niên phường liên hệ giao, nhận hàng”, Chủ tịch Hội LHPN phường Liễu Giai chia sẻ.
Để đảm bảo nghiêm quy định phòng, chống dịch thì từ khâu tiếp nhận thông tin mua hàng, giao nhận hàng cũng được Hội LHPN và Đoàn Thanh niên phường phân công trung chuyển, giao hàng đúng công đoạn, chia từng múi giờ, điểm trả hàng tại các điểm chốt “vùng xanh an toàn”, đảm bảo không tiếp xúc gần. Khi thành viên “đội cơ động” liên hệ thì người dân ra nhận hàng cũng phải thực hiện đúng quy định 5K.
Bên cạnh đó, những người già, ốm, khuyết tật, ngoài được trợ giá còn được các thành viên đội hỗ trợ mang thực phẩm vào đặt tận cửa nhà rồi mới liên hệ để họ ra nhận hàng, ký đơn.
Chị Nghiêm Thùy Trang cho biết thêm, ngay khi mô hình triển khai đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Người dân nhiệt tình đón nhận và tham gia mô hình đi chợ mới mẻ này vì qua đó, việc đi chợ mùa dịch không còn là nỗi lo lắng của mọi nhà, người dân an tâm hơn khi có đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu trong những ngày giãn cách.
Giảm bớt nỗi lo đi chợ mùa dịch
Không chỉ trên địa bàn phường Liễu Giai, rất nhiều địa phương khác trên địa bàn Hà Nội cũng đã và đang nỗ lực bảo đảm an toàn cho người dân khi tham gia mua hàng. Ví dụ, tại chợ Hàng Bè (phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm) cũng đã có những cách làm rất mới mẻ. Trong suốt thời gian Thành phố giãn cách xã hội, phường Hàng Bạc đã có những quy định về phát phiếu đi chợ cho người dân sinh sống tại đây.
Cụ thể, phường Hàng Bạc phát phiếu đi chợ cho tất cả hộ gia đình đến ngày 23/8 hoặc khi có thông báo mới. Tổ dân cư số 1, 2 đi chợ ngày chẵn; tổ 3, 4, 5 đi ngày lẻ, thời gian mua hàng được ghi rõ trong các phiếu đi chợ. Phường cũng yêu cầu các cửa hàng kinh doanh thiết lập mã QR để thanh toán và công khai số điện thoại, tên cửa hàng, mặt hàng kinh doanh tại khu vực tấm chắn, khu vực trước cổng chợ để người dân đặt hàng trước qua điện thoại, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
Và để đảm bảo hơn nữa trong việc phòng, chống dịch Covid-19, ngày 15/8, những người dân ở phường cũng đã có ý tưởng treo biển “quảng cáo” với tên cửa hàng, số điện thoại và mặt hàng có thể đặt hàng trước. Theo đó, hàng trăm tấm biển quảng cáo tự chế ghi tên cửa hàng, số điện thoại, mặt hàng được treo trước cổng khu chợ Hàng Bè, Hoàn Kiếm, Hà Nội để người dân “alo là có hàng”, nhằm hạn chế tiếp xúc ngày giãn cách.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tại các chợ dân sinh, người bán hàng cũng đã có những cách làm sáng tạo để tự bảo vệ mình |
Hay chợ Bách Khoa (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng) và chợ dân sinh nằm trên phố Nguyễn Thiện Thuật (phường Đồng Xuân, quậnHoàn Kiếm) cũng đã chủ động kẻ vạch giãn cách, quây nilon giữa các quầy hàng để giữ khoảng cách an toàn cho người mua lẫn người bán. Người dân vào chợ mua hàng được kiểm tra thân nhiệt, nhắc nhở đeo khẩu trang thường xuyên; dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ ở khu vực các kiốt nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Trao đổi về việc đảm bảo an toàn cho người dân tham gia mua các thực phẩm thiết yếu tại chợ, ông Đỗ Xuân Trường, Giám đốc Hợp tác xã Xuân Tảo (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, hiện tại chợ Tân Xuân (phường Xuân Đỉnh) đang là mô hình chợ “xanh”, an toàn với Covid-19. Theo đó, chợ chưa có trường hợp F0, F1 tham gia mua, bán hàng tại chợ.
Hàng ngày, Ban Quản lý chợ đều cập nhật thường xuyên thông tin, Chỉ thị từ Chính phủ cũng như các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, liên tục phát loa tuyên tuyền. Bên cạnh việc quản lý người mua hàng theo phiếu thì chợ cũng liên tục cập nhật sự biến động số lượng người vào chợ hằng ngày để theo dõi, duy trì “vùng xanh” an toàn. Công tác vệ sinh môi trường, rửa chợ và phun khử trùng tiêu độc cũng được thực hiện thường xuyên.
“Việc thực hiện mô hình chợ “xanh”, an toàn với Covid-19 giúp người dân an tâm hơn trong việc mua, bán thực phẩm. Đồng thời, các cấp chính quyền cũng thuận tiện trong việc kiểm tra, quản lý, truy vết khi cần thiết”, ông Đỗ Xuân Trường chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43