Di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực nội đô: Không thể mãi chần chừ
Hà Nội: Xem xét danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch Di dời Nhà máy bia Hà Nội, thuốc lá Thăng Long khỏi nội đô, "đất vàng" chuyển đổi thế nào? |
Thêm 9 cơ sở phải di dời
Tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2011 (QH 125), vấn đề di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa bàn 12 quận đã được đặt ra.
Tiếp đó, ngày 23/1/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 130/QĐ-TTg giao UBND thành phố Hà Nội lập danh mục, xác định tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đến thời điểm này, Hà Nội đã có đầy đủ khung pháp lý để di dời cơ sở công nghiệp trong nội thành đến khu vực mới phù hợp quy hoạch. |
Tiếp tục công tác này, tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 7/2022), Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1) có 9 cơ sở nhà, đất gồm: Công ty In Báo Nhân dân Hà Nội; Công ty TNHH MTV In Báo Hà Nội Mới; Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long; Công ty TNHH MTV In và Thương mại Thông tấn xã Việt Nam; Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội; Tổng kho xăng dầu Đức Giang; Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp; Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.
Việc di dời các cơ sở nhà, đất theo quy hoạch nhằm làm cơ sở để các đơn vị, doanh nghiệp có kế hoạch và xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất phải di dời theo quy hoạch, qua đó góp phần sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích sử dụng, đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tại danh sách nói trên, nhiều cơ sở có diện tích rất lớn, nằm ở vị trí đắc địa. Có thể kể đến như: Nhà máy bia Hà Nội (HABECO), địa chỉ tại 183 Hoàng Hoa Thám (Ba Đình) có diện tích hơn 52.000m2. Địa điểm này hiện vẫn đang hoạt động sản xuất và trưng bày giới thiệu sản phẩm. Theo quy hoạch phân khu đô thị H1-2 được UBND Thành phố phê duyệt tháng 3/2021, khu đất này sẽ trở thành đất hỗn hợp, công cộng dành cho xây trường THPT, nhà ở, bãi đỗ xe và trồng cây xanh.
Hay như Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long tọa lạc tại địa chỉ 235 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) có diện tích hơn 64.000m2, bao gồm hệ thống nhà kho vật tư phục vụ sản xuất và nhà xe của cán bộ công nhân viên để đi xe đưa đón đến địa điểm mới tại Cụm công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai. Theo quy hoạch, khu vực này sẽ là đất công cộng của Thành phố và phần hỗn hợp dịch vụ thương mại, nhà ở, nhà trẻ, trường tiểu học, cây xanh. Còn Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội (số 551 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên) hiện tọa lạc trên diện tích hơn 200.000m2, bao gồm trụ sở công ty, nhà xưởng sửa chữa toa xe. Phần đất này được quy hoạch là đất công cộng Thành phố.
Đáng chú ý, theo như báo cáo của UBND Thành phố, về cơ bản cả 9 thửa đất sau khi di dời này sẽ góp phần tạo thêm quỹ đất cho khu vực nội thành xây dựng các công trình công cộng, bảo đảm hạ tầng xã hội, tạo cảnh quan kiến trúc và văn minh đô thị. Rõ ràng, nếu thực hiện tốt đây sẽ là tiền đề để Thành phố nghiên cứu tiếp tục di dời nhiều cơ sở trong các khu công nghiệp tập trung cũ tại Thượng Đình, Minh Khai - Vĩnh Tuy - Mai Động, Văn Điển - Pháp Vân, Giáp Bát - Trương Định, Chèm, Đức Giang - Cầu Đuống, Cầu Diễn..., hiện gây nên ô nhiễm và không còn khả năng mở rộng cũng như sản xuất sản phẩm.
Cần quy hoạch chi tiết của thiết kế đô thị
Năm 2016, báo cáo tác động môi trường của Luật Thủ đô đã xác định lộ trình đến năm 2020 di dời 117 cơ sở trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành, nhưng đến nay cũng chỉ di dời được gần 70 cơ sở sản xuất. Nhìn vào thực tế, việc chậm di dời cơ sở công nghiệp, đơn vị hành chính đang gây ra nhiều áp lực về môi trường, hạ tầng cho khu vực nội đô. Điển hình như vụ cháy nhà máy của Công ty Rạng Đông vào năm 2019, do đó, ai dám đảm bảo những nhà máy Dệt kim Đông Xuân, Nhà máy Bia Đông Nam Á, Nhà máy Bia Hà Nội... sẽ mang đến những hệ lụy gì trong tương lai hay không?
Quyết tâm di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực nội đô là cần thiết. Điều này phù hợp với cả quy hoạch chung Thủ đô cũng như nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu phát triển của cả doanh nghiệp và địa phương. Mở rộng hơn, không chỉ là các cơ sở công nghiệp như đã nói ở trên, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cũng đề cập đến việc di dời các công sở, trường học... ra khỏi nội đô nhằm khai thác quỹ đất hiện hữu, hay còn gọi là “đất vàng” vốn nằm lọt trong đô thị trung tâm. |
Theo Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính, vấn đề di dời nhà máy, xí nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan đơn vị hành chính ra khỏi khu vực nội đô nhằm mục đích giảm thiểu tác động về ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng cho khu vực trung tâm Hà Nội.
Đây được xem là nhiệm vụ cấp thiết, nhưng thời gian qua nhiều cơ sở mặc dù nằm trong danh sách buộc phải di dời gấp vẫn chây ỳ chưa chịu thực hiện, do các cơ sở mong muốn có nhiều lợi ích hơn từ vị trí đắc địa của trụ sở cũ. Bên cạnh đó cơ quan chuyên môn của thành phố Hà Nội cũng chưa thực sự quyết liệt trong công tác này.
“Thành phố Hà Nội cần một cơ chế đủ mạnh để buộc những cơ sở này phải trả lại quỹ đất, vì thực tế, để doanh nghiệp tự giác bàn giao lại mặt bằng là rất khó khăn. Muốn di dời, Hà Nội cần xây dựng hành lang pháp lý quy định rõ ràng việc doanh nghiệp phải di dời khi đã được bố trí quỹ đất, nhận sự hỗ trợ dịch chuyển.
Đối với những đơn vị đã được bố trí cơ sở sản xuất mới, Thành phố cần ban hành quyết định hành chính yêu cầu doanh nghiệp đưa ra lộ trình di chuyển rõ ràng hoặc cưỡng chế bàn giao lại quỹ đất”, ông Trần Ngọc Chính cho hay…
Tuy nhiên, câu chuyện về những mảnh “đất vàng” trước đó cũng đem đến nhiều quan ngại. Điểm qua một vòng danh sách các khu đất vốn là cơ sở công nghiệp đã chuyển đổi thành các cao ốc, khu đô thị như khu đất Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Cơ khí số 1, Dệt 8-3, Cơ khí Hà Nội... cho thấy, việc chuyển đổi này không khác gì tăng thêm áp lực đô thị lên một không gian vốn đã quá tải. Trong khi đó, mấu chốt của việc di dời là để phát triển và tái cân bằng đô thị. Chính vì vậy, bên cạnh công tác đôn đốc di dời, việc đưa ra các quy hoạch chi tiết của thiết kế đô thị, dự án đầu tư xây dựng, thiết kế - đầu tư xây dựng công trình theo từng lô đất, khu đất cũng là hết sức cấp thiết./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18