Dịch bệnh diễn biến phức tạp, các bến xe vắng khách dịp Tết Dương lịch
Thành phố Hồ Chí Minh: Vé xe Tết ế ẩm, nhà xe căng thẳng bài toán kinh doanh Tăng cường phòng, chống dịch ở các bến xe dịp Tết Bến xe vắng khách dịp Tết |
Hành khách chần chừ
Thông thường, vào thời điểm này các năm về trước, khắp các cửa ngõ Thành phố đã tấp nập người về quê nghỉ Tết Dương lịch. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên dù chỉ còn 1 ngày nữa là tới kỳ nghỉ lễ nhưng nhiều người người lao động vẫn tỏ ra khá chần chừ và băn khoăn không biết có nên về quê nghỉ Tết hay không, đặc biệt là những người ở vùng dịch, F0 vừa khỏi bệnh...
Chị Nguyễn Thị Quỳnh (quê Quảng Ninh) hiện đang là nhân viên của một ngân hàng tại Hà Nội cho biết, nửa năm nay chị luôn đếm ngược từng ngày về quê. Giữa năm 2021, khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, chị Quỳnh phải gửi cô con gái gần 3 tuổi của mình về quê nhờ ông bà ngoại chăm.
Hơn 6 tháng nay mẹ con chị chưa được gặp nhau, mọi thông tin, hình ảnh về con chị chỉ nắm được qua điện thoại và lời kể của ông bà. Ban đầu chị dự định gửi con về với ông bà một tháng đợi tình hình dịch lắng xuống thì sẽ về đón con, nhưng do dịch diễn biến phức tạp nên kế hoạch của chị cứ kéo dài mãi.
Nhiều người lao động tỏ ra băn khoăn với việc về quê nghỉ lễ dịp Tết Dương lịch. |
“Nhiều lúc gọi điện về nghe con khóc đòi mẹ, tôi thương lắm, hứa với cháu cố đợi đến Tết dương lịch mẹ về đón nhưng hiện nay, mỗi ngày Hà Nội đều có gần 2.000 ca mắc mới nên tôi lo lắng không dám về. Con gái tôi sau khi biết mẹ lại thất hứa đã giận dỗi và không thèm nghe điện thoại”, chị Quỳnh thở dài.
Chị Quỳnh cũng cho biết thêm, ngoài lo lắng về dịch bệnh, một trong những lý do khiến chị không về quê là do có thông tin nếu người ở vùng đỏ, cam ở Hà Nội trở về Quảng Ninh sẽ bị cách ly tập trung 7 ngày và tự theo dõi tại nhà 7 ngày. Nếu đúng như vậy thì chị sẽ không khịp trở lại làm việc, trong khi đó ngành ngân hàng rất cần nhân sự vào dịp cuối năm.
Giống như chị Quỳnh, bạn Nguyễn Thùy Linh (quê Nghệ An) cũng đã 8 tháng nay chưa được về nhà. Thùy Linh cho biết vì nơi gia đình bạn đang sống có số lượng ca nhiễm Covid-19 rất ít nên mọi người đều không muốn những người ở các vùng có dịch về đây. Nhiều lần bạn gọi điện hỏi thăm bố mẹ và bày tỏ mong muốn được về nhà nhưng chính bố mẹ bạn cũng khuyên bạn không nên về để đảm bảo an toàn cho mọi người cũng như tránh bị hàng xóm bàn tán, lời ra tiếng vào. Vì vậy, dù rất nhớ nhà nhưng Thùy Linh vẫn lựa chọn ở lại Hà Nội.
Không chỉ riêng chị Quỳnh hay Thùy Linh, khi được phỏng vấn, nhiều người lao động cho biết, sau một năm dịch bệnh hoành hành, kinh tế của họ đã cạn kiệt và cảm thấy rất “ngại” khi trở về gia đình.
“Từ năm ngoái đến năm nay số dư tài khoản của tôi chỉ là con số 0. Điều này khiến tôi cảm thấy rất áp lực bởi những người lao động xa quê như chúng tôi ai cũng mong muốn khi trở về nhà sẽ có những món quà hoặc số tiền nhỏ để biếu tặng người thân. Vì vậy, tôi quyết định ở lại cố gằng làm việc thêm 1 tháng nữa rồi về quê thăm nhà luôn thể”, anh Nguyễn Văn Chiến (quê Thái Bình) chia sẻ.
Bến xe vắng lặng
Dễ dàng nhận thấy, với tâm lý e dè của khách hàng, số lượng hành khách trở về quê cũng sụt giảm đáng kể. Theo ghi nhận của phóng viên trong 2 ngày 30 và 31/12, tại các bến xe trên địa bàn thành phố Hà Nội như Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm, Yên Nghĩa… khá vắng vẻ.
Tại Bến xe Mỹ đình, người tới bến chủ yếu các nhân viên và lái, phụ xe. Được biết, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bến xe chưa thể hoạt động hết công suất. Lượng khách hiện tại của bến chỉ bằng 1/5 so với thời điểm chưa có dịch. Gần Tết Dương lịch, nhưng lượng khách sụt giảm hơn 80%, nhiều xe rời bến chỉ có 2- 3 hành khách trên xe.
Các bến xe vắng khách dù đã cận Tết. |
Một chủ xe khách tuyến Điện Biên - Hà Nội cho biết, xe thường xuyên chạy “âm” kể từ sau đợt giãn cách khi lượng khách và hàng hóa lưu chuyển từ cả hai đầu tuyến đều không có. “Mấy ngày qua, xe tôi "âm" cả tiền dầu, chưa kể chi phí trả công cho lái, phụ xe, có những chuyến xe chỉ có 3 khách từ Hà Nội lên Điện Biên. Kể từ sau dịch, xe chạy chuyến nhiều nhất là 20 người, không đạt đến 50% công suất được cơ quan chức năng cho phép”, anh này chia sẻ.
Tương tự, anh Trần Văn Hùng, chủ xe chạy tuyến Hà Nội - Sơn La cũng thở dài ngao ngán khi nhắc đến những ngày Tết cận kề. “Năm nay chúng tôi coi như mất Tết vì suốt mấy tháng qua chúng tôi chỉ chạy xe cầm chừng, nhằm duy trì vận tải hành khách và để giữ chân các khách hàng quen chứ không hề có lãi. Thậm chí nhà xe còn phải bỏ tiền túi ra bù lỗ”, anh Hùng nói. Theo chủ xe này, để giảm thiểu chi phí, mặc dù đã dồn khách từ 4 xe thành một và giãn thời gian nhưng mỗi lượt đi và về, lượng người đi xe cũng chỉ lác đác đếm trên đầu ngón tay.
Các biện pháp phòng, chống dịch tại các bến xe được đảm bảo. |
Tương tự, tại Bến xe Giáp Bát, khu vực bán vé hiếm hoi mới có khách ghé mua vé. Mặc dù vắng vẻ như vậy, nhưng các bến xe và các chủ xe đều nghiêm chỉnh chấp triển khai cái biện pháp phòng, chống dịch. Ông Lý Trường Sơn, Giám đốc bến xe Mỹ Đình cho hay, để đảm bảo an toàn cho người dân, Ban Quản lý bến xe đã trang bị đầy đủ nước sát khuẩn, mã QR và yêu cầu hành khách khi đến bến phải chấp hành đày đủ các biện pháp phòng, chống dịch và quy định 5K của Bộ Y tế.
Cùng với đó, vừa qua, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phô Hà Nội) cũng phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) đã lắp đặt camera quét mã QR tại đây. Việc này giúp người dân nhanh chóng khai báo y tế, hạn chế tập trung đông người. Nhiều người dân đánh giá cao về tính tiện dụng của hệ thống này.
Còn theo ông Nguyễn Hoàng Tùng - Phó Giám đốc Bến xe Giáp Bát, dù vắng khách, nhưng để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại, bến xe vẫn trang bị nhiều các biện pháp phòng dịch, và luôn bố trí nhân viên trực tại nhiều điểm trên bến xe, thường xuyên nhắc nhở người dân ra vào bến phải đảm bảo quy định chống dịch.
Các bến xe khác cũng khẳng định sẽ tạo mọi điều khiện thuận lợi nhất cho hành khách, các chủ xe, tuy nhiên, việc phòng, chống dịch vẫn luôn là yếu tố hàng đầu và bắt buộc phải được thực hiện nghiêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42