Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Điểm đến ấn tượng

Trong năm 2016 vừa qua, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam liên tục diễn ra các hoạt động gắn với các dân tộc và các ngày lễ lớn của đất nước, thu hút được đông đảo khách du lịch. Theo thống kê của Ban Quản lý, lượng khách năm 2016 đạt trên 500.000 lượt người, đạt 200% so với cùng kỳ năm 2015, vượt chỉ tiêu của cả năm 2016 là 167%.
diem den an tuong 16 cộng đồng dân tộc tham gia Ngày hội Xuân 2017 ở Hà Nội
diem den an tuong "Vui Tết Độc lập" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam nằm ở khu phía nam hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km thuận tiện cho việc đi lại, nghỉ ngơi của người dân Thủ đô. Đây là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

diem den an tuong
Nhiều hoạt động phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thường xuyên được tổ chức tại đây, thu hút khách du lịch.

Theo thống kê của Ban Quản lý Làng, năm 2016 vừa qua là năm có bước chuyển biến rất tích cực, đón tiếp 46 lượt cộng đồng dân tộc với gần 1.000 đồng bào là nghệ nhân, già làng, trưởng bản, đồng bào các dân tộc từ 20 tỉnh/thành đại diện các vùng, miền về tham dự 12 sự kiện, tổ chức 30 lễ hội góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Lượng khách tham quan Làng năm 2016 đạt trên 500.000 lượt người, đạt 200% so với cùng kỳ năm 2015, vượt chỉ tiêu của cả năm 2016 là 167%. Trong năm 2016 đã có 92 lượt công ty lữ hành, công ty tổ chức sự kiện của 19 tỉnh/thành đưa khách đến Làng và có 19 công ty lữ hành xây dựng sản phẩm du lịch đến đây. Điển hình như các công ty: IDP Travel, Newstarlight Travel, Tre Việt, Đông Nam Á, Du lịch đẳng cấp Việt, Du lịch trung tâm Việt, Du lịch Thiên đường nhiệt đới, Du lịch Tân Việt…

Đặc biệt, hoạt động thường xuyên (hàng ngày) của 07 dân tộc (Tày, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Ê Đê, Khmer) đã đáp ứng nhu cầu tham quan thường xuyên của du khách. Hoạt động thường xuyên của đồng bào đã từng bước đưa Làng Văn hóa thực sự trở thành “ngôi nhà chung” của các dân tộc. Ban Quản lý đã phối hợp với các nhà hát và các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổ chức các hoạt động tại Khu các làng dân tộc (các nhà hát Tuồng, Chèo, Cải lương, Múa rối, Liên đoàn Xiếc Việt Nam) để tổ chức các buổi biểu diễn vào cuối tuần, tạo điểm nhấn hàng tuần phục vụ du khách.

Ngày 25/12/2016 chính thức thu phí tham quan Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam. Thu phí tham quan được tiến hành bằng phương thức bán vé trực tiếp và bán vé điện tử, hình thức soát vé thông qua hệ thống soát vé tự động. Giá vé tham quan sẽ áp dụng cho từng đối tượng khác nhau: Người lớn 30.000 đồng/người/lượt; Sinh viên, học viên 10.000 đồng/người/lượt; Trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông 5.000 đồng/người/lượt; Miễn phí tham quan đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng theo Nghị định của Chính phủ.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Khu các làng dân tộc cho hay: “Nhìn lại năm 2016, các hoạt động lễ hội theo chuyên đề, chủ đề theo tháng, phong phú, đậm bản sắc văn hóa dân tộc với những di sản văn hóa phi vật thể được đồng bào tự hào giới thiệu, truyền dạy tại làng như dân ca, dân vũ, ẩm thực, nghề thủ công, tri thức dân gian…góp phần tiếp thêm sức sống, hơi thở cho chính di sản và làng. Những không gian văn hóa dân tộc đang dần hoàn thiện bởi chính tấm lòng, bàn tay của các cộng đồng dân tộc đang sinh sống thường xuyên tại Làng dường như đang là sức hút, chất keo dính các hoạt động văn hóa, du lịch, các hoạt động cuối tuần cũng đang sôi nổi hơn bởi sự tham gia của các nhà hát nghệ thuật truyền thống, câu lạc bộ, giáo phường và khách du lịch”.

Trước đây, do chưa có nguồn thu nên các hoạt động còn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn Ngân sách Nhà nước, trong khi Ngân sách Nhà nước có hạn nên việc thực hiện công tác đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác Khu các làng dân tộc gặp khó khăn, đặc biệt trong việc huy động đồng bào các dân tộc, công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình nhà dân tộc... Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 25/12/2016 chính thức thu phí tham quan “Làng” là bước ngoặt lớn, mở ra một hướng mới trong sự phát triển và là động lực thúc đẩy hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa hoạt động, từng bước hướng tới sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động tại đây.

Theo ông Lê Quang Anh – Phó Trưởng ban Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, mục tiêu trong năm 2017 gồm 4 nội dung: Giữ vững ổn định đơn vị, tăng cường đoàn kết, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2017; tổ chức tốt các hoạt động và sự kiện năm 2017, khai thác, vận hành ổn định Khu các làng dân tộc, trong đó có việc tổ chức cho 15 cộng đồng dân tộc về hoạt động thường xuyên hàng ngày; đón 300.000 lượt khách tham quan/năm 2017 (mục tiêu thấp hơn thực hiện năm 2016 vì năm 2017 bắt đầu bán vé tham quan, lượng khách vãng lai sẽ giảm); lựa chọn được nhà đầu tư vào các khu chức năng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động