Điểm sáng trong thực hiện thỏa ước lao động tập thể
Công đoàn ngành Xây dựng: Nâng cao ý thức về an toàn vệ sinh lao động |
Lấy chăm lo là thước đo
Chia sẻ về công tác chăm lo đối với đoàn viên, người lao động, bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, cho biết, để có những hoạt động thiết thực, hiệu quả với người lao động, phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Công đoàn, Ban Thường vụ Công đoàn ngành đã thường xuyên quan tâm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên Công đoàn, từ đó có những chỉ đạo hiệu quả, phù hợp.
Trong đó, Công đoàn ngành luôn xác định Thỏa ước lao động tập thể là công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn đặc biệt coi trọng chỉ đạo công đoàn cơ sở thương lượng, đàm phán với chủ doanh nghiệp ký kết và thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu cùng đoàn công tác Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. |
Tổng hợp trong năm 2021, đã có 69/76 = 90% doanh nghiệp trực thuộc ký Thỏa ước lao động tập thể và gửi về Công đoàn ngành để đưa vào Thư viện Thỏa ước lao động tập thể Thành phố, trong đó có 45 bản Thỏa ước lao động tập thể đạt loại A, 9 bản đạt loại B, 5 bản loại C. Nhìn chung, nội dung thoả ước đã tập trung hơn vào những cam kết thiết thực có lợi hơn cho người lao động, về tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo việc làm, nâng cao kỹ năng tay nghề, văn hóa ứng xử; thực hiện chính sách bình đẳng giới, nâng cao “chất lượng bữa ăn ca của người lao động”.
Công đoàn ngành cũng thường xuyên bám sát các hoạt động của Công đoàn cơ sở (CĐCS), tập trung đẩy mạnh công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CNVCLĐ, thường xuyên thăm hỏi, kịp thời động viên công nhân, viên chức, lao động ốm đau, bị bệnh hiểm nghèo hoặc công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để họ yên tâm công tác.
Trong năm 2021, Công đoàn ngành rà soát đề nghị LĐLĐ thành phố Hà Nội hỗ trợ kinh phí xây dựng 8 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên, trị giá 305.000.000 đồng. Trong đó LĐLĐ thành phố hỗ trợ 260.000.000 đồng, Công đoàn ngành hỗ trợ 55.000.000 đồng; hỗ trợ 10 đoàn viên, CNVCLĐ tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình; kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ khẩn cấp các công nhân gặp tai nạn, gặp cướp, rủi ro bị cháy nhà; tặng quà Trung thu cho 129 cháu khuyết tật, nhiễm chất độc dioxin là con công nhân, viên chức, lao động đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Công đoàn ngành.
Ngoài ra, trong đợt cao điểm nắng nóng kéo dài, phá vỡ mọi kỷ lục thời tiết suốt 27 năm qua tại Thủ đô, từ ngày 8 - 12/6, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, động viên cán bộ công nhân, viên chức, lao động trong ngành đang làm việc trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Nhiều phần quà là nước uống giải nhiệt, đường, sữa, bánh, thực phẩm chức năng... trao tận tay các công nhân, người lao động vẫn đang bám trụ địa bàn và quà bằng tiền tặng tập thể đơn vị, xí nghiệp, tổng trị giá quà tặng là 25.000.000 đồng.
Kiên định “nhiệm vụ kép”
Năm 2021, do tác động của dịch Covid-19, hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh bất động sản, xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ công ích... đều gặp khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống và thu nhập của công nhân lao động.
Đây là những xúc tác dẫn đến những bức xúc tác động đến tư tưởng tâm trạng của công nhân, viên chức, lao động và ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm, thu nhập và đời sống của công nhân, viên chức, lao động. Trước thực trạng trên, các cấp công đoàn trong ngành đã đồng hành cùng lãnh đạo doanh nghiệp, đơn vị, kịp thời bổ sung, điều chỉnh chính sách chăm lo, hỗ trợ phù hợp, từ đó góp phần tích cực cùng chính quyền, doanh nghiệp bảo đảm an sinh cho người dân, nhất là đoàn viên, người lao động trong thời gian giãn cách xã hội.
Theo đó, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức 03 “chuyến xe 0 đồng” chở 1.461 suất quà đến với CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Mỗi suất quà trị giá 200.000 đồng là các mặt hàng thiết yếu gồm: Gạo, dầu ăn, hạt nêm, mì chính, nước mắm, bánh ngọt, đường, sữa…
Cùng với đó, thực hiện hướng dẫn của LĐLĐ Thành phố, Công đoàn ngành đã ra quyết định hỗ trợ cho 136 đoàn viên, người lao động thực hiện lao động “3 tại chỗ” với số tiền 136.000.000 đồng. Thống kê sơ bộ, trong năm 2021, các cấp Công đoàn ngành đã hỗ trợ lao động có hoàn cảnh khó khăn cho CNVCLĐ dưới nhiều hình với tổng kinh phí 1.178,450.000 đồng.
Ban Chấp hành các CĐCS trong ngành cũng đã quan tâm đề xuất, phối hợp với người sử dụng lao động cam kết để người lao động có “Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn” so với năm trước, với tiêu chí “mỗi CĐCS - một lợi ích đoàn viên”, coi đây là việc ghi nhận đóng góp quan trọng của người lao động đối với cơ quan, doanh nghiệp động viên người lao động gắn bó bền vững với cơ quan, đơn vị như: tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại đột xuất giữa Thủ trưởng cơ quan doanh nghiệp và người lao động; tạo điều kiện, cấp kinh phí trong khen thưởng, trợ cấp khó khăn, trong các chế độ khám sức khỏe định kỳ, tổ chức tham quan, nghỉ mát, bồi dưỡng độc hại.
Có thể thấy, trong năm 2021, dù còn nhiều khó khăn, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã luôn khẳng định và thực hiện tốt vai trò của mình, phong trào CNVCLĐ, hoạt động Công đoàn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng ngày càng nâng cao chất lượng.
Có thể kể đến, công tác phát triển đoàn viên, thành lập mới CĐCS được tập trung triển khai thực hiện; Chương trình “Tết sum vầy” và các hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán đã giúp nhiều người lao động thực sự được hưởng thụ những ngày Tết cổ truyền dân tộc đầm ấm, vui vẻ; các hoạt động kỉ niệm ngày lễ lớn trong năm, hoạt động trong “Tháng Công nhân” có nhiều nội dung, hình thức theo sát thực tiễn tại cơ sở, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình phòng, chống dịch bệnh.
Các phong trào thi đua được tổ chức sâu rộng. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện đã có nhiều chuyển biến, đảm bảo sự đồng bộ, linh hoạt, kịp thời, góp phần tích cực vào việc tham gia quản lý, thúc đẩy CNVCLĐ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định; đời sống, việc làm, thu nhập của đa số CNVCLĐ được ổn định giúp họ yên tâm công tác.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13