Định vị thương hiệu nông sản Cần Giờ

(LĐTĐ) Huyện đảo Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển và nâng tầm thương hiệu nông sản trong xu thế phát triển thân thiện với môi trường.
TP.HCM: Cần Giờ sắp được trồng thêm 30.000 cây xanh TP.HCM: Đề xuất khai thác cát tại vùng biển Cần Giờ để làm dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ TP.HCM: Kỷ niệm 110 năm hình thành Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ

Đa dạng sản phẩm

Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển của thế giới, là “lá phổi” xanh của TP.HCM và các tỉnh lân cận. Có vị trí nằm ở phía Đông Nam, cách trung tâm TP.HCM khoảng 50km, Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố mà vừa có sông, có biển, có rừng và có đảo. Với diện tích rừng ngập mặn rộng 35 ngàn hecta, Cần Giờ không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường, điều hoà không khí, mà còn bảo vệ sự đa dạng sinh học với hàng trăm loài động thực vật, gắn liền với biểu tượng phồn vinh và sôi động của Thành phố.

Với những ưu điểm thiên nhiên ban tặng như trên, Cần Giờ sở hữu nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng và nổi bật mà gần như rất ít khu vực nào tại TP.HCM có được. Tuy nhiên, những sản phẩm này đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển, xây dựng thương hiệu cũng như tiếp cận người tiêu dùng TP.HCM và cả nước.

Định vị thương hiệu nông sản Cần Giờ
Công nhân chế biến yến thô tại Cần Giờ.

Để giải quyết những vấn đề trên, Cần Giờ đã triển khai chương trình phát triển sản phẩm OCOP (One Country, One Product) - mỗi xã một sản phẩm, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động từ năm 2018. Chương trình nhằm mục đích nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, sản phẩm công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Theo ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, hiện nay huyện đảo này có 18 sản phẩm OCOP đã được công nhận, trong đó có 12 sản phẩm OCOP 4 sao như: Tổ yến, xoài cát Cần Giờ, khô cá dứa một nắng, tôm khô, tôm sú tự nhiên, tôm thẻ chân trắng thương phẩm, mật dừa nước... Du khách đến với huyện Cần Giờ, bên cạnh việc tham quan, trải nghiệm du lịch thì cũng sẽ được tiếp cận với nhiều sản phẩm OCOP.

Ông Triển cho biết thêm, trong thời gian tới, Cần Giờ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh, từ đó hướng đến thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. Để làm được điều đó, chính quyền huyện đảo Cần Giờ đã hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương được bày bán sản phẩm tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhằm dần dần lấy được lòng tin của người tiêu dùng.

“Chúng tôi cũng đang hướng đến việc phát triển sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử. Việc này nhằm giúp các sản phẩm của Cần Giờ có thể dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng hơn. Thực tế, hiện nay có nhiều doanh nghiệp tại Cần Giờ đã áp dụng bán hàng trên sàn thương mại điện tử và thu về nhiều tín hiệu rất khả quan”, ông Triển cho biết.

Không những định hướng về sản phẩm và thị trường, hiện nay chính quyền huyện đảo cũng đang hướng tới những dấu chỉ của nền kinh tế xu hướng, trong đó có thị trường về tín chỉ carbon. Ông Triển cho rằng, việc sử dụng tín chỉ carbon để giao dịch thương mại là nội dung hoàn toàn mới và là tín hiệu tốt cho huyện Cần Giờ. Hiện nay, huyện Cần Giờ đang theo dõi chặt chẽ và hướng dẫn các quy định, nhằm thực hiện đúng trong việc sử dụng tín chỉ carbon để giao dịch thương mại.

Phát triển kinh tế xanh thân thiện môi trường

Chia sẻ về việc phát triển sản phẩm tại Cần Giờ, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, ngoài những yếu tố về giá cả, chất lượng, hiện nay người tiêu dùng trẻ cũng quan tâm đến việc sản phẩm có tốt cho môi trường không. Đây có thể là những yếu tố không nằm trong những tiêu chuẩn quen thuộc của sản phẩm trước đây.

Do đó, nếu không, làm nổi bật yếu tố xanh thì doanh nghiệp sẽ không cân bằng được giá thành của sản phẩm tiêu chuẩn xanh khi giá sản phẩm tăng do nguyên liệu được sử dụng gần thiên nhiên, nguyên liệu tái chế, yếu tố bảo vệ môi trường.

“Chúng tôi đã xây dựng một lực lượng khoảng 100 doanh nông trẻ, nổi bật ở tất cả các địa phương từ Bắc tới Nam. Những doanh nông này đã sử dụng tài nguyên bản địa, cùng với ứng dụng các công nghệ để đưa ra nhiều sản phẩm mới”, bà Hạnh cho biết.

Là một doanh nghiệp sản xuất mật dừa nước tại Cần Giờ, anh Phan Minh Tiến, CEO Vietnipa cho biết, công ty đã liên kết với hơn 10 hộ nông dân trên địa bàn trồng và thu hoạch hơn 10ha dừa nước. Từ mật dừa nước, Vietnipa đã nghiên cứu và phát triển thành công các sản phẩm đường ăn kiêng hữu cơ, có chỉ số đường huyết thấp để đáp ứng xu hướng sử dụng thực phẩm tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Hiện Vietnipa đã đạt được các chứng nhận hữu cơ từ Mỹ, EU, Nhật Bản…

Anh Tiến cho hay, Vietnipa đã và đang tạo thêm nhiều công việc ổn định cho bà con nông dân, mang lại sản phẩm có chất lượng cao cho người tiêu dùng và góp phần bảo vệ hệ sinh thái ven sông không chỉ của huyện Cần Giờ - “lá phổi xanh” của TP.HCM, mà còn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

“Theo thống kê của chúng tôi, 1ha dừa nước sẽ hấp thụ khoảng 137 tấn carbon, nhưng nếu khai thác tốt mật dừa nước này sẽ góp phần lượng hấp thụ sẽ tăng lên nhiều hơn nữa. Trong 1 tháng, một cuống dừa nước sẽ cho ra khoảng 30 lít mật, trong mật này có hàm lượng Carbohydrate, thành phần này được chuyển đổi từ CO2 mà thành, để tạo ra loại đường. Cho nên chúng tôi cho rằng, cây dừa nước như một cỗ máy hấp thụ CO2… góp phần cùng thành phố có những chỉ tiêu về xanh, bền vững, giảm phát thải…”, anh Tiến nói.

Bên cạnh dừa nước, tổ yến tại Cần Giờ cũng có tiềm năng để xây dựng trở thành thương hiệu lớn của TP.HCM cũng như Việt Nam. Cần Giờ hiện đang có trên 500 nhà yến với sản lượng bình quân 11-12 tấn/năm.

Bà Phan Ngọc Diệu, Giám đốc Quản lý nhà máy Công ty Yến Đảo Cần Giờ cho biết, tổ yến Cần Giờ được các chuyên gia đánh giá là có chất lượng tốt, xanh sạch và được thị trường quốc tế định giá cao hơn các sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác. Tổ yến Cần Giờ có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa 18 loại axit amin thiết yếu, không có chất bảo quản hay hóa chất độc hại.

Tuy nhiên, tổ yến Cần Giờ cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức trong việc phát triển và quảng bá thương hiệu. Một trong những vấn đề lớn nhất là sự xuất hiện của yến giả, yến kém chất lượng, gây nhầm lẫn và mất niềm tin cho người tiêu dùng. Ngoài ra, tổ yến Cần Giờ còn chưa có một thương hiệu riêng đủ mạnh, đủ tầm để chinh phục thị trường trong nước chứ chưa nói đến việc xuất khẩu chính ngạch.

Do đó, với tâm huyết mong muốn đem đến cho người tiêu dùng trong và ngoài nước những sản phẩm từ tổ yến chất lượng, xanh sạch từ khu rừng sinh quyển của TP.HCM, đơn vị đã hợp tác cùng Trường Đại học Công thương TP.HCM dưới sự bảo trợ của các ban ngành địa phương, nghiên cứu và phát triển sản phẩm yến sào mang thương hiệu Cần Giờ, trở thành đặc sản, niềm tự hào của TP.HCM.

“Cùng với sự phát triển của chương trình OCOP, tổ yến Cần Giờ đang dần vươn tầm quốc tế. Năm 2023, tổ yến Cần Giờ dự kiến sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đây là một tín hiệu tích cực, mở ra cơ hội cho sản phẩm tiếp cận với nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới”, bà Diệu cho hay.

Minh Tuấn

Nên xem

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

(LĐTĐ) Kiên trì theo đuổi những giải pháp sáng tạo nhất trong lĩnh vực công nghệ số, chương trình Khách hàng thân thiết Vietjet SkyJoy được vinh danh với giải thưởng ASOCIO DX Award 2024, hạng mục Hệ sinh thái và giải pháp số (Emerging Digital Solutions & Ecosystem) trong khuôn khổ Hội nghị ASOCIO Digital Summit diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 6 - 8/11/2024.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Tập thể Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã xem xét Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Đa dạng hoạt động chăm lo

Đa dạng hoạt động chăm lo

(LĐTĐ) Năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, thực hiện tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), tăng lòng tin của CNVCLĐ với tổ chức Công đoàn và hệ thống chính trị.
Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo

Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Trước xu thế đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thì tâm huyết gắn với sáng tạo là những giá trị cốt lõi của người giáo viên, là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công yêu cầu xây dựng một nền giáo dục nhân văn, phát triển bền vững. Điều này được khẳng định qua ngày càng nhiều tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo được công nhận, vinh danh ở Hà Nội và đang lan tỏa tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Tin khác

Hàng Việt chinh phục người Việt bằng chất lượng, giá thành

Hàng Việt chinh phục người Việt bằng chất lượng, giá thành

(LĐTĐ) Qua 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, hàng Việt giờ đã dần chiếm lĩnh được người tiêu dùng Việt. Để người Việt dùng hàng Việt, tự hào sản phẩm Việt, các doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục nâng cao chất lượng và cải thiện về giá thành.
Tỷ giá USD hôm nay (14/11): Giá bán USD trên thị trường “chợ đen” đã bớt “nóng”

Tỷ giá USD hôm nay (14/11): Giá bán USD trên thị trường “chợ đen” đã bớt “nóng”

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (14/11): Rạng sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 21 đồng, hiện ở mức 24.288 đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (14/11): Giá dầu thế giới phục hồi

Giá xăng dầu hôm nay (14/11): Giá dầu thế giới phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay 14/11, giá dầu thế giới phục hồi, tăng cao hơn so với tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,0 USD/thùng, giảm 0,18%. Giá dầu Brent ở mốc 71,92 USD/thùng, tăng 0,01%.
Giá vàng hôm nay (14/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ sau nhiều ngày giảm sâu

Giá vàng hôm nay (14/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ sau nhiều ngày giảm sâu

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (14/11): Thị trường có dấu hiệu hồi phục nhẹ sau nhiều phiên lao dốc. Trong nước, vàng nhẫn bật tăng ở chiều mua vào.
Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố mức 24.267 VND/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (13/11): Vẫn duy trì mức thấp

Giá xăng dầu hôm nay (13/11): Vẫn duy trì mức thấp

(LĐTĐ) Hôm nay (13/11/2024), giá dầu thế giới dao động quanh mức thấp nhất trong hai tuần qua, khi tiếp tục đi ngang xuất phát từ dự báo giảm về nhu cầu dầu của OPEC cùng với tác động của USD tăng giá. Cụ thể, giá dầu WTI duy trì ở mức 67,99 USD/thùng, giảm nhẹ 0,07% (tương đương giảm 0,05 USD/thùng), trong khi dầu Brent đạt 71,75 USD/thùng, giảm 0,11% (tương đương giảm 0,08 USD/thùng)​
Giá vàng hôm nay (13/11): Giá vàng trong nước và thế giới vẫn miệt mài giảm

Giá vàng hôm nay (13/11): Giá vàng trong nước và thế giới vẫn miệt mài giảm

(LĐTĐ) Sáng nay (13/11), giá vàng thế giới đã xuyên thủng ngưỡng 2.600 USD/ounce về mức 2.597,9 USD/ounce. Trong nước, vàng nhẫn tròn trơn về quanh ngưỡng 83 triệu đồng/lượng, mức thấp nhất trong vòng một tháng qua.
Giá vàng trong nước “sập” mạnh theo giá vàng thế giới

Giá vàng trong nước “sập” mạnh theo giá vàng thế giới

(LĐTĐ) Sáng nay (12/11), sau khi bước vào phiên giao dịch chính thức, giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh ở cả vàng nhẫn và vàng miếng SJC.
Giá xăng dầu hôm nay (12/11): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay (12/11): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu

(LĐTĐ) Ngày 12/11/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu, với dầu WTI giảm 3,17% xuống còn 68,16 USD/thùng và dầu Brent giảm 2,61% còn 71,94 USD/thùng. Sự sụt giảm này được cho là bắt nguồn từ kế hoạch kích thích kinh tế mới của Trung Quốc không đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, khiến nhu cầu dầu từ quốc gia tiêu thụ lớn thứ hai thế giới có dấu hiệu suy yếu. Thêm vào đó, dự báo nguồn cung dầu toàn cầu sẽ tăng trong năm 2025 càng gây áp lực lớn lên giá dầu.
Tỷ giá USD hôm nay (12/11): Đồng USD thế giới quay đầu tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (12/11): Đồng USD thế giới quay đầu tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng 12/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố mức 24.263 VND/USD, giảm 15 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 105,5 điểm, tăng 0,5%.
Xem thêm
Phiên bản di động