Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô: Xây dựng Hà Nội có tổng thể không gian phát triển

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, đến nay, Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã hoàn thành. Đồng thời đã tổ chức lấy ý kiến chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, khoa học, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư các quận, huyện, thị xã trên toàn Thành phố…
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Phải chú trọng phát triển không gian ngầm Thảo luận nhiều nội dung quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô

Tại hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII chiều 23/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã trình bày tóm tắt Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Công cụ pháp lý để quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị 2009, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 383/TTg-CN ngày 26/3/2021 giao nhiệm vụ cho UBND Thành phố thực hiện rà soát, đánh giá, lập nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội; UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai; thành lập Ban chỉ đạo Thành phố tổ chức lập quy hoạch; giao Viện Quy hoạch xây dựng là đơn vị tổ chức lập Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô.

Đồng thời, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng và các Sở, ngành liên quan lập Báo cáo rà soát, đánh giá Quy hoạch chung Thủ đô và định hướng nghiên cứu điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô, gắn với định hướng phát triển đô thị; đã báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố thông qua chủ trương; đồng thời đã được Thành ủy tổng hợp trong Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 06/01/2012 của Bộ Chính trị.

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô: Xây dựng Hà Nội có tổng thể không gian phát triển
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn trình bày báo cáo tại hội nghị.

Trên cơ sở đó, nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 16/6/2023; đồng bộ với nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 7/3/2022; đồng bộ tích hợp các định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạ ch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành, ngành, lĩnh vực có liên quan.

Mục tiêu của Đồ án nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội có tổng thể không gian phát triển năng động, hòa nhập, khai thác các giá trị tiềm năng của vùng địa lý cảnh quan tự nhiên, tiềm năng về tri thức - công nghệ và lịch sử văn hoá truyền thống. Hiệu quả trong sử dụng đất đai và có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch nhằm cụ thể các định phát triển Thủ đô Hà Nội theo mô hình đô thị thông minh, thành phố sáng tạo, phát triển xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kế thừa mô hình cấu trúc phát triển, các định hướng chiến lược của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống lịch sử, cân đối hài hòa giữa phát triển đô thị và nông thôn; rà soát điều chỉnh các giải pháp quy hoạch để phù hợp với điều kiện thực tế, bối cảnh phát triển mới và điều chỉnh các tồn tại bất cập của quy hoạch chung trong quá trình triển khai giai đoạn vừa qua.

Đồ án là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng để quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, làm cơ sở để quản lý quy hoạch, xây dựng chính sách phát triển Thủ đô Hà Nội và triển khai tiếp công tác đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu thống nhất về quy hoạch xây dựng, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển của thành phố, vùng và quốc gia.

Thống nhất định hướng có 5 trục không gian chính

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, đến nay, thực hiện quy trình, Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã hoàn thành, đã tổ chức lấy ý kiến chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, khoa học, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư các quận, huyện, thị xã trên toàn Thành phố; ý kiến góp ý, hướng dẫn của Tổ công tác của Bộ Xây dựng; đã báo cáo, trình Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, chỉ đạo, góp ý; đủ điều kiện trình Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố.

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô: Xây dựng Hà Nội có tổng thể không gian phát triển
Thường trực Thành ủy chủ trì hội nghị.

Về mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô Hà Nội, theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011: Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm: 1 đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các đô thị sinh thái, thị trấn và vùng nông thôn; kết nối bằng hệ thống đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng Thủ đô và quốc gia.

Định hướng điều chỉnh, cơ bản kế thừa mô hình phát triển đô thị đã được xác định tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được phê duyệt: Chùm đô thị, đa cực, đa trung tâm, gồm: Đô thị trung tâm gồm Khu vực đô thị phía Nam sông Hồng; Khu vực đô thị Long Biên, Gia Lâm và Thành phố phía Bắc thuộc Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn. Thành phố phía Tây, gồm Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Xuân Mai; các Đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên.

Về hệ thống đô thị, phân cách bằng hành lang xanh, liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai, hướng tâm. Về hệ thống nông thôn, phát triển theo chương trình Nông thôn mới và định hướng quy hoạch chung, gắn bó hài hòa giữa đô thị và nông thôn, giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa truyền thống; hình thành các cụm công nghiệp văn hóa gắn với phát triển làng nghề truyền thống, phát triển kinh tế, phục vụ du lịch, phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao, nông nghiệp đô thị gắn với chuỗi dịch vụ phục vụ đô thị,…

Đồ án cũng đã thống nhất với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, định hướng có 5 trục không gian chính: Trục không gian Sông Hồng phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, phát triển đô thị, công viên sinh thái hai bên sông, trị thủy, khai thác giá trị cảnh quan, cảng sông, du lịch hai bên sông.

Trục Hồ Tây - Ba Vì, kết hợp đồng bộ không gian Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 6; xây dựng trục kết nối văn hóa Thăng Long - Xứ Đoài, kết nối trung tâm Thủ đô với thành phố phía Tây và kết nối các tỉnh lân cận. Tại nghiên cứu lần này được vi chỉnh hướng tuyến giao thông Trục Hồ Tây - Ba Vì phù hợp với điều kiện thực tế, không gian cảnh quan và tính khả thi triển khai đầu tư xây dựng.

Trục không gian Hồ Tây - Cổ Loa là trục kết nối di sản đô thị lịch sử. Bố trí các công trình văn hóa, công trình biểu tượng dọc trục, kết hợp với các làng truyền thống, cảnh quan mặt nước và khu di tích Thành Cổ Loa trở thành không gian văn hóa lịch sử và văn hóa sáng tạo của tương lai.

Trục Nhật Tân - Nội Bài, là trục phát triển kinh tế, đô thị thông minh, hiện đại (kết hợp đồng bộ với không gian trục Bắc Thăng Long – Nội Bài), kết nối với các tỉnh phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc, hành lang kinh tế Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh, đường xuyên Á, gắn với Cảng hàng không cửa ngõ quốc tế Nội Bài và Thành phố phía Bắc.

Phát triển mới trục không gian phía Nam gắn với trục văn hóa Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính, kết nối di sản Thăng Long - Hoa Lư, gắn với vùng di tích Hương Sơn - Tam Chúc, sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô và đô thị vệ tinh Phú Xuyên, đồng bộ với trục quốc lộ 1A, 1B, đường Hồ Chí Minh, kết nối cao tốc Tây Bắc và các tỉnh phía Nam, tạo dư địa và động lực phát triển mới.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, qua nghiên cứu, rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg đã chỉ ra được 7 nhóm vấn đề còn tồn tại, hạn chế cơ bản.

Để khắc phục, đồ án điều chỉnh quy hoạch lần này đã tập trung rà soát các giải pháp quy hoạch để đảm bảo tính khả thi, đặc biệt là các đề xuất quy hoạch liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, chuyển đổi sử dụng đất. Phân kỳ thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn 5 năm với các chương trình dự án cụ thể, gắn với khả thi về huy động nguồn lực. Phối hợp đa ngành trong thực hiện quy hoạch, kết hợp với các giải pháp tích hợp đa ngành đã được đề xuất trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, để có sự thống nhất; có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp để thúc đẩy việc thực hiện quy hoạch được nhanh chóng, đúng kế hoạch và đáp ứng mục tiêu đặt ra; giải pháp quy hoạch phải thích ứng, linh hoạt để ứng phó với các vấn đề biến đổi nhanh của kinh tế xã hội và các vấn đề phát sinh khác.

Hiện nay, đồng thời với nghiên cứu lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thành phố đã xây dựng Chương trình phát triển đô thị, trong đó, đã đề xuất các nội dung về phân vùng thực hiện, tiến độ, lộ trình thực hiện, nguồn lực triển khai thực hiện, các khu vực trọng tâm, trọng điểm phát triển, các khu vực cần bảo tồn, phát huy giá trị, phương án hài hòa triển khai đầu tư, quản lý phát triển khu vực đô thị- nông thôn… đảm bảo tính khoa học và thực tiễn để đề xuất Thành ủy xem xét, thông qua sau khi đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Tiếp tục thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết ngày 30/6/2025

Tiếp tục thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết ngày 30/6/2025

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 859/TB-UBND về việc tiếp tục thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội

Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội

Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho thành phố Hà Nội. Nổi bật như Trung tâm Phục vụ hành chính công giữ vai trò điều phối chung, là công cụ hiệu quả để phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.
Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra

Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3064/UBND-KTN về việc bảo đảm an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.
Hà Nội thành lập tổ công tác tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính

Hà Nội thành lập tổ công tác tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Tổ công tác của thành phố Hà Nội thực hiện tái cấu trúc các thủ tục hành chính và nhóm thủ tục hành chính liên thông được cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng đơn giản, thuận tiện và đúng quy định của pháp luật. Tiến hành Kiểm thử dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố, tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Hà Nội: Hoàn thành thu dọn cây xanh gãy, đổ trước ngày 20/9

Hà Nội: Hoàn thành thu dọn cây xanh gãy, đổ trước ngày 20/9

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị các quận, các sở, ngành Thành phố phối hợp, thực hiện, bảo đảm hoàn thành thu dọn cây xanh gãy, đổ trên địa bàn các quận xong trước ngày 20/9.
Cục Thuế Hà Nội triển khai gia hạn, miễn, giảm thuế trong trường hợp thiên tai

Cục Thuế Hà Nội triển khai gia hạn, miễn, giảm thuế trong trường hợp thiên tai

Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi đến người nộp thuế phổ biến chính sách về gia hạn, miễn, giảm thuế đối với người nộp thuế gặp thiên nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn.
Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội có Thông báo số 46/TB-HĐND về thay đổi thời gian tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội xem xét điều chỉnh đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công

Hà Nội xem xét điều chỉnh đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã thông báo kết luận của Tập thể UBND Thành phố về việc xem xét nội dung trình phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của Thành phố tại Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân

(LĐTĐ) Tại buổi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại đê sông Hồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu phải chuẩn bị sẵn, tính toán hết tất cả phương án dự phòng về lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố trong trường hợp mực nước sông Hồng đạt mức báo động 3.
Xem thêm
Phiên bản di động