Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng liệt sĩ Phạm Hồng Thái tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc)
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn Quận Gia Lâm được thành lập sẽ có 16 phường Khẩn trương đưa nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội vào cuộc sống |
Thành kính dâng vòng hoa với dòng chữ “Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội kính viếng!”, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và Đoàn đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ liệt sĩ Phạm Hồng Thái, bày tỏ lòng biết ơn sự hy sinh của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, nguyện phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng, ý chí tự lực tự cường, xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, đóng góp xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng dâng hoa tưởng nhớ liệt sĩ Phạm Hồng Thái. (Ảnh: Ngọc Hà) |
Liệt sĩ Phạm Hồng Thái (sinh năm 1895, quê quán tỉnh Nghệ An), là một chiến sĩ yêu nước của Việt Nam đã hy sinh tại Quảng Châu vào ngày 19/6/1924. Khi đó, đồng chí Phạm Hồng Thái cùng tổ chức Tâm Tâm xã (tiền thân của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội), trong đó có đồng chí Lê Hồng Phong và Lê Hồng Sơn - đã tổ chức ám sát Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin khét tiếng khi đang công tác tại Quảng Châu.
Vụ ám sát bất thành, Toàn quyền Merlin chỉ bị thương. Bị địch truy nã gắt gao, liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã gieo mình xuống dòng Châu Giang tự vẫn. Sự kiện này đã để lại tiếng vang rất lớn tại Trung Quốc cũng như trên thế giới với tên gọi “Tiếng bom Sa Diện”.
Sau khi chính quyền thực dân ở khu Sa Diện vớt được xác đồng chí Phạm Hồng Thái, chính quyền thành phố Quảng Châu lúc đó đã đứng ra đề nghị xin chôn cất. Năm 1925, Chính phủ Trung Hoa dân quốc chuyển nơi táng đầu tiên của đồng chí ở chân núi Bạch Vân về khu nghĩa trang Hoàng Hoa Cương ngày nay.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội mặc niệm tưởng nhớ liệt sĩ Phạm Hồng Thái. (Ảnh: Ngọc Hà) |
Phần mộ của liệt sĩ Phạm Hồng Thái nằm sâu trong khu Công viên Hoàng Hoa Cương. Trước khuôn viên ngôi mộ có một tấm bia lớn ghi bằng chữ Hán lược thuật lại hành động anh hùng của đồng chí. Mộ phần của đồng chí Phạm Hồng Thái có đặt dòng chữ “Mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái” bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31