Thay thế “3 tại chỗ” bởi “2 tại chỗ, 1 vùng xanh”:

Doanh nghiệp và người lao động sẽ cùng “dễ thở”

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Tuy nhiên, sau quá trình triển khai thực hiện, phương án “3 tại chỗ” đã và đang bộc lộ những bất cập. Trước tình trạng trên, phương án “2 tại chỗ, 1 vùng xanh” sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng, công nhân cũng có điều kiện sinh hoạt thoải mái hơn để tái tạo sức lao động.
Công đoàn sát cánh với doanh nghiệp, người lao động Chung tay xây dựng và bảo vệ “vùng xanh doanh nghiệp”

Doanh nghiệp áp lực khi thực hiện “3 tại chỗ”

Sau khoảng hơn 20 ngày triển khai thực hiện phương án “3 tại chỗ”, nhiều doanh nghiệp bắt đầu gặp khó khăn, bất cập vì chi phí triển khai quá lớn. Công ty TNHH Molex Việt Nam thuộc Khu Công nghiệp Thăng Long, hiện có gần 1.000 cán bộ, công nhân lao động. Thời điểm hiện tại, Công ty đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” với khoảng 700 công nhân lao động làm việc, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện phương án trên, công ty gặp rất nhiều áp lực. Áp lực đầu tiên là mọi chi phí đều tăng. Cùng với việc chi trả 200% lương cho công nhân lao động, Công ty phải lo 3 bữa ăn (trước là 1 bữa); thuê lều bạt và có gói trợ cấp để khuyến khích người lao động làm việc.

Doanh nghiệp và người lao động sẽ cùng “dễ thở”
Công nhân lao động Công ty TNHH Cơ khí Huy Hùng thực hiện "3 tại chỗ".

“Phương án “3 tại chỗ” không chỉ gây áp lực với doanh nghiệp mà còn với người lao động. Dù đã cố gắng trang bị tốt nhất nhưng điều kiện sinh hoạt tại nhà máy không thể bằng so với ở nhà nên công nhân lao động cũng khá mệt mỏi, hiệu quả làm việc không được như mong đợi”, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Molex Việt Nam Trần Tuấn Anh cho hay.

Khó khăn khi thực hiện phương án “3 tại chỗ” không chỉ có ở Công ty TNHH Molex Việt Nam mà còn gặp ở hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Là một đơn vị thực hiện tốt “3 tại chỗ” ngay từ khi có Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Đỗ Văn Đức - Phó Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Huy Hùng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) cho biết khá lo lắng và áp lực khi thực hiện biện pháp này.

“Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty, những mặt hàng linh kiện vẫn phải sản xuất để phục vụ cho những ngày nắng nóng như máy phát điện, các dự án chung cư, thi công phần phụ trợ cho máy phát điện, một số thiết bị vật tư y tế. Chính vì vậy, chúng tôi vẫn phải sản xuất chứ không dừng được. Phương án “3 tại chỗ” là đảm bảo nhất trong tình hình dịch bệnh như thế này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu, nếu làm không tốt thì sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại, toàn bộ công nhân, kỹ thuật viên cũng sẽ bị lây nhiễm Covid-19. Chính vì thế, chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ trước khi tiến hành “3 tại chỗ”.

Ông Đức cũng cho rằng, về lâu dài để thực hiện “3 tại chỗ” sẽ có nhiều bất cập bởi các chi phí ăn, ở, test Covid-19 khá lớn. Cùng với đó là việc đi lại, xuất nhập hàng cũng gặp khó khăn do giãn cách xã hội, các nguy cơ lây nhiễm luôn rình rập.

Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giầy và Túi xách (160 Hoàng Hoa Thám, Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: Trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp bị động, hầu như tất cả đều phải chờ đợi ý kiến chỉ đạo từ địa phương. Phương án “3 tại chỗ” có lợi ích khi tình hình dịch bệnh rất căng thẳng và đã có những doanh nghiệp làm rất tốt, nhưng theo bà Thanh Xuân, nên có lộ trình linh hoạt, ví dụ như giải pháp “2 tại chỗ” kết hợp với test nhanh và phát triển y tế tại chỗ.

“Mỗi doanh nghiệp cần phải được đào tạo để trở thành CDC của chính doanh nghiệp mình, ứng phó với tất cả các tình huống khẩn cấp xảy ra. CDC của doanh nghiệp sẽ phối hợp với CDC của địa phương, như vậy nguồn lực sẽ được chia sẻ và được giảm tải rất nhiều, và tính chủ động của doanh nghiệp được nâng lên. Nếu chúng ta “sống chung với dịch” thì việc đào tạo doanh nghiệp để có y tế tại chỗ là cần thiết”, bà Thanh Xuân đề xuất.

Doanh nghiệp và người lao động sẽ cùng “dễ thở”
Phương án "2 tại chỗ, 1 vùng xanh" sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt áp lực, công nhân lao động được cũng có điều kiện sinh hoạt thoải mái hơn để tái tạo sức lao động. (Ảnh minh họa: Lương Hằng)

Là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho hay, nếu đi theo hướng test nhanh thì doanh nghiệp không thể nào chịu đựng thêm được. Ví dụ doanh nghiệp có 1.000 người lao động “3 tại chỗ”, một tuần chi phí khoảng 600.000 đồng/người, tức là 600 triệu đồng cho nhà máy với 1.000 người ở lại thực hiện “3 tại chỗ”, đây là chi phí rất lớn.

Hiện nay, Tập đoàn Dệt may đã xây dựng được các đơn vị y tế, giống như một trạm kiểm soát. Bệnh viện của Tập đoàn Dệt may cũng đã được Bộ Y tế cho phép, từ cuối tháng 7 đã trở thành điểm tiêm vắc xin. Tập đoàn có đội ngũ đi vận động tiêm vắc xin, điều phối tiêm theo đúng hướng dẫn của ngành y tế. “Trong dài hạn, nếu xác định dịch bệnh không chấm dứt hoàn toàn, nên chăng sau đợt cấp bách này các hiệp hội nên thống nhất lại trong các hội viên của mình để trở thành một kênh có thể đặt hàng, mua vắc xin từ Bộ Y tế để tiêm”, ông Trường kiến nghị.

Ngày 18/8, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở đang phối hợp với Ban Quản lý Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đề xuất mô hình sản xuất “2 tại chỗ, 1 vùng xanh”, xin ý kiến Sở Y tế Hà Nội để trình UBND Thành phố. Mô hình này sẽ có “khu an toàn” là nơi ở của công nhân, có thể là nhà riêng, nhà trọ, khách sạn... nhưng trước hết phải nằm trong “vùng xanh” được doanh nghiệp khảo sát lựa chọn. Với cách thức này, doanh nghiệp sẽ đỡ tốn kém chi phí sinh hoạt, công nhân có thể sinh hoạt thoải mái hơn.

Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, mặc dù đã có lối mở qua cơ chế "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến". Tuy nhiên, áp dụng cơ chế này rất khó, đòi hỏi thời gian, chi phí, không phải doanh nghiệp nào cũng triển khai được. Thậm chí, có doanh nghiệp áp dụng “3 tại chỗ” lại trở thành ổ dịch khiến rất nhiều công nhân ở lại nhà máy trở thành F0, doanh nghiệp lại phải tốn kém chi phí để xử lý.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, việc chuyển đổi linh hoạt các phương án sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm sức mạnh để duy trì sản xuất lâu dài. Đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đều đồng tình ủng hộ với phương án “2 tại chỗ, 1 vùng xanh” và mong muốn phương án trên sớm được Sở Y tế đồng ý và UBND Thành phố chấp thuận. Ngay khi phương án được phê duyệt, các doanh nghiệp yêu cầu người lao động ký cam kết tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn trong sản xuất.

Bảo Thoa - Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Xem thêm
Phiên bản di động