Doanh nghiệp vận tải TP.HCM chật vật vì giá xăng dầu tăng "phi mã"

(LĐTĐ) Giá xăng dầu tăng liên tục từ tháng 12/2021 đến nay, khiến nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách bị ảnh hưởng nặng, nhiều doanh nghiệp trong số đó đã phải tăng giá cước để bù lại chi phí dôi ra do giá xăng dầu tăng cao.
Phụ huynh TP.HCM áp lực vì con quay lại học trực tuyến sau vài ngày đến trường F0 trong trường học tại TP.HCM dao động khoảng 200-300 ca/ngày Thân nhân ở TP.HCM, đau xót đón thi thể 4 nạn nhân vụ chìm ca nô ở Quảng Nam

Chật vật vì giá xăng dầu

Vừa hoạt động ổn định trở lại sau dịp Tết Nguyên đán 2022 chưa được bao lâu, nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách phải "than trời" khi giá xăng tăng phi mã. Trong kỳ điều hành giá ngày 1/3 của liên Bộ Công Thương - Tài chính, mỗi lít xăng E5 RON 92 giá 26.070 đồng, xăng RON 95 là 26.830 đồng, dầu diesel là 21.310 đồng một lít. Đây đã là lần tăng thứ 6 liên tiếp của giá xăng trong nước từ giữa tháng 12/2021 đến nay.

Giá xăng tăng quá nhanh, khiến các doanh nghiệp vận tải hành khách trở tay không kịp, doanh thu theo đó cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, họ cũng không thể tăng giá cước một các "chóng vánh" như giá xăng, vì tăng giá cước đồng nghĩa với việc có thể mất khách hàng. Trong khi đó, giá xăng dù tăng cao đến đâu, thì khách hàng vẫn luôn trung thành, vì đây "máu huyết" của phương tiện vận tải.

Doanh nghiệp vận tải TP.HCM chật vật vì giá xăng dầu tăng
Các tài xế xe khách chật vật vì giá xăng tăng cao, trong khi lượng khách lại giảm.

"Khách hay hàng đến nay chưa ổn định lắm, nhưng giá xăng dầu lại cao ngất ngưỡng. Chúng tôi hoạt động lại ở giữa tháng 11/2021 và tận đến hơn 20 Tết Âm lịch xe mới bắt đầu có khách để chở. Những ngày tháng về trước, đã có lúc tôi định từ bỏ nghề, bán xe để trả nợ", ông Trương Bích, chủ xe Sáu Tình, tuyến xe Đà Nẵng - TP.HCM nói.

Ông Bích hiện là trụ cột chính của gia đình gồm 4 thành viên, thu nhập hàng tháng của ông trong thời điểm dịch bệnh có lúc không tới 6 triệu. Chi phí sinh hoạt, học phí cho con cái... đè nặng khiến ông phải chạy vạy, làm thêm nghề tay trái để có đồng ra đồng vào.

Lý giải về ý định bán xe để trả nợ, ông Bích cho biết, cách đây vài năm, ông đã phải đi vay ngân hàng góp với tiền tiết kiệm và vay mượn của người thân để mua xe khách, mới mong muốn sau này sẽ có cuộc sống no ấm hơn. Nhưng trong năm 2021, khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, ông buộc phải cho xe "phơi nắng" suốt nhiều tháng trời, chi phí sinh hoạt cộng với lãi suất ngân hàng khiến ông phải nghĩ đến phương án cuối cùng là bán xe để trả nợ.

"Bây giờ hết dịch nên cũng đỡ hơn một chút, trung bình mỗi ngày cao nhất có 25 khách với giá vé 450.000 đồng/người. Hàng hóa sụt giảm nhiều so với ngày 20 Tết âm lịch. Tính hết chi phí xăng dầu, lương nhân viên, thì lời còn vài trăm nghìn. Giá cả tăng cao, dịch bệnh chưa hết thì có đồng vào đồng ra là mừng rồi", ông Bích nói.

Doanh nghiệp vận tải TP.HCM chật vật vì giá xăng dầu tăng
Ngành vận tải hành khách sau 1 năm chống chọi với dịch bệnh, đến nay vẫn chưa hoàn toàn hồi phục.

Cùng chung cảnh ngộ, Bà Hồ Thị Thu Phượng (chủ nhà xe Phương Sa, tuyến Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu đi bến xe Miền Đông) cho biết, vào năm 2020, bà có 4 chiếc xe hoạt động ở bến Miền Đông. Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh, bà Phượng đã bán bớt 2 chiếc để trả lãi ngân hàng đã vay mua xe trước đó.

Bà Phượng cho rằng, tình hình làm ăn nhà xe của mình chỉ mới ở mức tạm ổn thời điểm cận và sau Tết. Hiện nay, bà vẫn đang gặp khó vì giá xăng dầu lại tăng cao chóng mặt.

"Bình quân mỗi tháng tôi trả lãi ngân hàng cho 2 chiếc xe còn lại, khoảng gần 50 triệu đồng. Những khoản thanh toán này phải đủ và đúng hạn, nếu không sẽ bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng. Và tôi là điển hình của những người nộp lãi trễ, phạt là chuyện bình thường", bà Phượng nói.

Doanh nghiệp xin tăng cước

Chia sẻ với phóng viên, ông Tạ Long Hỷ, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Taxi) cho biết, với tình hình giá xăng dầu tăng phi mã như hiện tại, các doanh nghiệp taxi chỉ có hai phương án là tăng giá cước hoặc chấp nhận lỗ. Tuy nhiên, dù chọn bất kỳ phương án nào cũng sẽ có thiệt hại ít nhiều cho các doanh nghiệp.

"Các doanh nghiệp taxi bây giờ chịu cũng hết nổi rồi, có lẽ sẽ tăng giá cước. Tuy nhiên việc tăng giá như thế nào và khi nào vẫn chưa biết. Nếu tăng giá cao để bù lại mức tăng của xăng dầu thì sợ mất khách, không tăng thì chịu lỗ còn tăng ít thì không ăn thua. Doanh nghiệp hiện vừa hoạt động vừa trông chờ xem giá xăng diễn biến thế nào để có quyết định tăng cước hay không", ông Hỷ nói.

Doanh nghiệp vận tải TP.HCM chật vật vì giá xăng dầu tăng
Hiện nhiều doanh nghiệp vận tải đã xin tăng giá cước 20% tại Bến xe Miền Đông.

Ông Hỷ cho biết thêm, xăng dầu đối với các phương tiện vận tải là "máu huyết" vì thế nếu muốn hoạt động thì cần phải có xăng dầu. Hiện nay, trong cơ cấu giá thành thì nhiên liệu chiếm từ 25-30%, do đó, nếu xăng dầu vẫn tiếp tục tăng thì sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

"Xăng dầu tăng thì giá cước tăng, mà khi đó nhiều loại hàng hóa khác cũng tăng theo. Hệ lụy là người dân chịu hết", ông Hỷ nói.

Liên quan đến việc này, ông Đỗ Phú Đạt, Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông thông tin, hiện tại đơn vị đã nhận được kê khai điều chỉnh giá vé tăng 20% của 11 doanh nghiệp vận tải đang hoạt động tại bến. Theo quy định liên quan đến kê khai giá vé vận tải hành khách, các đơn vị sẽ gửi đề xuất lên cơ quan quản lý là Sở Giao thông Vận tải ở các tỉnh/thành phố.

Hiện, có 140/153 đơn vị vận tải đã hoạt động trở lại tại bến kể từ sau khi thành phố Hồ Chí Minh khôi phục kinh tế trong trạng thái "bình thường mới". Tuy nhiên, lượng khách bình quân đạt khoảng 7.000 khách/ngày, con số này chỉ đạt 42% so với tháng 2/2021, còn so với thời gian trước dịch chỉ đạt khoảng 32%.

Đây là các nguyên nhân khiến đơn vị vận tải phải điều chỉnh tăng giá vé lên 20%. Nếu tính từ đầu năm 2022 cho tới kỳ điều chỉnh ngày 1/3, giá xăng dầu tăng khoảng 6%. Trong khi đó, do tác động của dịch Covid-19 nên nhu cầu đi lại của người dân chưa thể phục hồi như trước. Lượng khách chỉ còn khoảng 40% – 50% so với cùng kỳ các năm.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

(LĐTĐ) Sáng nay (19/9), giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục duy trì mức 79,2 triệu đồng/lượng, mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Giá vàng SJC bán ra 82 triệu đồng/lượng.
Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

(LĐTĐ) Giá xăng dầu được dự báo đảo chiều tăng trở lại vào kỳ điều hành chiều nay (19/9) sau 4 kỳ điều hành liên tiếp được điều chỉnh giảm.
Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Dù đã có quy định pháp lý về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), cũng như bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường TMĐT… Tuy nhiên, thời gian qua, vấn đề hàng giả, hàng nhái, lợi dụng TMĐT để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng vẫn diễn ra khá phổ biến.
Tỷ giá USD hôm nay (19/9): Đồng USD trên thị trường tự do vụt tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/9): Đồng USD trên thị trường tự do vụt tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 19/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.151 - tăng 10 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,93 - giảm 0,18 điểm.
Giá vàng hôm nay (19/9): Giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống

Giá vàng hôm nay (19/9): Giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống

(LĐTĐ) Sáng 19/9, giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục đi xuống trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất 0,5%.
FBC ASEAN 2024: Sân chơi quốc tế cho doanh nghiệp chế tạo tại Việt Nam và ASEAN

FBC ASEAN 2024: Sân chơi quốc tế cho doanh nghiệp chế tạo tại Việt Nam và ASEAN

(LĐTĐ) Ngày 18/9, Triển lãm FBC ASEAN 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội. Đây là sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu vực ASEAN kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với thị trường quốc tế.
Xem thêm
Phiên bản di động