Doanh nghiệp Việt cần chủ động với phòng vệ thương mại

(LĐTĐ) Thời gian qua, trong khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) đặc biệt là FTA với EU (EVFTA) có hiệu lực, thì việc nhiều nước, nhiều thị trường xuất khẩu đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như: Chống gian lận thuế, gian lận nguồn gốc xuất xứ…Tuy nhiên, một khảo sát mới đây cho thấy, có 19,81% doanh nghiệp tìm hiểu sơ sơ và gần 2% đã tìm hiểu tương đối kỹ, nắm rõ về phòng vệ thương mại. Trước thực tế này các chuyên gia cho rằng, phải chăng doanh nghiệp Việt đang lơ là trước các biện pháp phòng vệ thương mại?
Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt với các hệ thống phân phối nước ngoài
Tham gia EVFTA doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị sẵn sàng về nguồn gốc xuất xứ
Doanh nghiệp Việt sẽ có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU

Doanh nghiệp Việt lơ là trước phòng vệ thương mại?

Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), từ năm 1995 đến hết năm 2019, các thành viên WTO đã khởi xướng 5.944 vụ việc điều tra chống bán phá giá, 577 vụ việc điều tra chống trợ cấp và 377 vụ việc điều tra tự vệ. Trong số đó, có 3.958 vụ việc được áp dụng biện pháp chống bán phá giá, 320 vụ việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp và 185 vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ.

3235 pvtm
Nhiều doanh nghiệp Việt đã đối diện với các phòng vệ thương mại từ thị trường xuất khẩu

Ấn Độ được biết đến là thành viên tích cực sử dụng biện pháp chống bán phá giá và tự vệ nhất (706 biện pháp chống bán phá giá và 22 biện pháp tự vệ), Hoa Kỳ là thành viên tích cực sử dụng biện pháp chống trợ cấp nhất (160 biện pháp), trong khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau châu Âu - EU). Ngoài ra, các thành viên nhiều kinh nghiệm trong điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại gồm có EU, Canada, Úc, Brazil. Xét theo nhóm sản phẩm, nhóm ngành kim loại (sắt, thép, nhôm...) bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất với 1.289 biện pháp chống bán phá giá, 159 biện pháp chống trợ cấp và 49 biện pháp tự vệ.

Đối với Việt Nam, theo đánh giá của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), tính đến nay Bộ Công Thương đã tiếp nhận và xử lý 176 vụ việc nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Bao gồm 100 vụ việc chống bán phá giá, 18 vụ việc chống trợ cấp, 23 vụ việc chống lẩn tránh thuế, 35 vụ việc tự vệ. Chỉ riêng 6 tháng/năm 2020, Bộ đang xử lý 13 vụ việc, đồng thời tiếp nhận xử lý 6 vụ việc tiền khởi xướng. Ngoài ra, tiếp tục xử lý nhiều vụ việc rà soát biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực thi hành với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Trong khi nguy cơ ngày càng gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại từ nhiều thị trường xuất khẩu, thì theo đại diện Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), kết quả một khảo sát gần đây cho thấy, có khoảng 15% doanh nghiệp không biết gì về phòng vệ thương mại; chỉ có gần 2% đã tìm hiểu tương đối kỹ, nắm rõ; còn đa phần các doanh nghiệp có biết, nghe qua nhưng chưa nắm rõ vấn đề này và chỉ 19,81% doanh nghiệp đã từng tìm hiểu sơ sơ.

Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy, nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại rất cao, nhất là đối với nhóm mặt hàng kim loại đang được các nước áp dụng rất nhiều biện pháp phòng vệ thương mại. Gần đây, Cục phòng vệ thương mại đã xây dựng danh mục các mặt hàng của Việt Nam có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Các mặt hàng này được cập nhật hàng tháng. Trong số các mặt hàng đã cảnh báo, mặt hàng đệm mút xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã chính thức bị điều tra phòng vệ thương mại do kim ngạch xuất khẩu năm 2019 tăng đến 513% so với năm 2018, và số lượng xuất khẩu trong năm 2020 tiếp tục tăng 522% ngay trong tháng 1.

Cần chủ động ứng phó với các phòng vệ thương mại

Đề cập đến vấn đề phòng vệ thương mại, theo ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục phòng vệ thương mại cho biết, thời gian qua, trong các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài với hàng xuất khẩu Việt Nam, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua nhiều hoạt động như: cảnh báo sớm nguy cơ bị kiện; cung cấp thông tin cập nhật, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm được diễn biến vụ việc, có định hướng đầu tư, kinh doanh phù hợp trong bối cảnh các biện pháp mang tính chất bảo hộ đang diễn biến phức tạp; tham gia hợp tác, trả lời bản câu hỏi điều tra về chống trợ cấp, tình hình thị trường, đặc biệt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xử lý vụ việc…

Nhờ đó, Việt Nam đã thu được một số kết quả tích cực. Ví dụ, đã kháng kiện thành công đối với 65/151 vụ việc đã kết thúc điều tra, chiếm tỷ lệ khoảng 43%; đảm bảo nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như cá basa, tôm… tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU… với thuế suất bằng 0% hoặc ở mức rất thấp; Khiếu kiện 5 vụ ra Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó 3 vụ đã kết thúc với kết quả tích cực. Hiện nay, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp xử lý 2 vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO liên quan đến thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với cá tra và Chương trình Giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ.

Cũng theo ông Trung, Cục phòng vệ thương mại sẽ luôn duy trì các kênh liên lạc với cơ quan điều tra phòng vệ thương mại của nhiều nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội và doanh nghiệp để kịp thời cập nhật vụ việc phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, Phòng xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài của Cục cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ quan điểm phản bác các lập luận thiếu căn cứ, vi phạm quy định WTO của nguyên đơn khởi kiện hay cơ quan điều tra nước ngoài và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xử lý vụ việc.

Bên cạnh sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan chức năng trong việc giúp các doanh nghiệp chủ động trước các biện pháp phòng vệ thương mại, giải quyết các tranh chấp tại nước ngoài…thì theo các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp Việt cần chủ động ứng phó với các biện pháp phòng chống thương mại của nước ngoài bằng cách không tham gia, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, bất hợp pháp. Đây cũng là biện pháp an toàn hiệu quả nhất mà doanh nghiệp có thể tham gia để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Hoặc, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng một chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một thị trường vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện, hay áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp xuất khẩu từ Việt Nam gia tăng đột biến./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động