Độc đáo Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường các hoạt động kết nối giao thương, liên kết vùng, đẩy mạnh khai thác nguồn hàng trái cây, nông sản đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ… phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, chiều ngày 9/11, tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023.
Hà Nội: Nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng Gần 50 doanh nghiệp tham gia Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023 Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2023 tại huyện Thanh Trì

Với quy mô 6.000m2, Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023 được thiết kế độc đáo, ấn tượng, bao gồm 7 khu vực trưng bày, quảng bá sản phẩm được dàn dựng dựa trên những đặc trưng của Hà Nội và 6 vùng miền trên cả nước gồm: Khu vực đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc Bộ; khu vực trung du và miền núi phía Bắc; khu vực đồng bằng duyên hải Miền Trung; khu vực Tây Nguyên; khu vực Đông Nam Bộ; khu vực đồng bằng sông Cửu Long và gần 100 gian hàng của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Độc đáo Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023

Bên cạnh đó, Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023 cũng là dịp để các địa phương giới thiệu sản phẩm trái cây, nông sản có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý rõ ràng, đảm bảo chất lượng cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô, qua đó hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh của người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế.

Sự kiện cũng là dịp để các đơn vị phân phối Hà Nội có cơ hội được gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc các tỉnh, thành phố để hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản trái cây, nông sản vùng miền đến các tỉnh, thành phố trên cả nước, đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trái cây nông sản phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán 2024.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, bà Trần Thị Phương Lan - Quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nhu cầu tiêu dùng nông sản thực phẩm an toàn của người dân là rất lớn, trong đó nhu cầu sử dụng trái cây cho tiêu dùng hàng ngày tăng mạnh, nhất là các sản phẩm trái cây an toàn trong nước.

Độc đáo Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023
Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023 được thiết kế độc đáo, ấn tượng, bao gồm 7 khu vực trưng bày

Qua khảo sát, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng trái cây trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội vào khoảng 52.000 tấn/tháng. Hệ thống phân phối mặt hàng trái cây đa dạng và thuận tiện cho người dân lựa chọn mua sắm thông qua 28 trung tâm thương mại, 117 siêu thị kinh doanh tổng hợp, 453 chợ (trong đó khoảng 4.000 hộ có kinh doanh trái cây), 1.389 cửa hàng kinh doanh trái cây trên các tuyến phố, khu dân cư, 93 cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP…

Trong những năm qua, với mong muốn giúp người dân được tiêu dùng các sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác quản lý, từng bước đưa hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm thông qua các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát… thành phố Hà Nội đã tích cực phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu và kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản, đặc sản an toàn, có chỉ dẫn địa lý của các tỉnh, thành phố vào hệ thống phân phối của Hà Nội.

Độc đáo Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023
Các khu trưng bày tại Lễ hội được thiết kế độc đáo, ấn tượng

Kết quả, 10 tháng đầu năm 2023, Thành phố đã tổ chức, tham gia và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia khoảng trên 100 sự kiện, hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại tại Hà Nội và các tỉnh như: Hội chợ nông sản thực phẩm; Tuần hàng trái cây nông sản; các chương trình kết nối cung - cầu sản phẩm tỉnh Gia Lai, Tây Ninh, Hà Giang, Nghệ An, Kon Tum, Bắc Kạn, Quảng trị, Lâm Đồng….

Thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp về kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội; triển khai có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm lĩnh vực Công Thương theo phân công, phân cấp quản lý; tăng cường các hoạt động kết nối, giao thương, liên kết vùng,… từ đó, giúp người tiêu dùng Thủ đô có nhiều lựa chọn đa dạng trong tiêu dùng với các sản phẩm an toàn, chất lượng, giá cả hợp lý.

Độc đáo Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023
Người dân hào hứng mua sắm tại Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023

Cũng trong khuôn Lễ hội, Ban Tổ chức cũng sẽ quảng bá rộng rãi các hoạt động của sự kiện trên phương tiện thông tin đại chúng để đẩy mạnh hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, hỗ trợ khai thác, tiêu thụ, phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm trái cây, nông sản an toàn trên địa bàn Thành phố và giúp người tiêu dùng Thủ đô biết, ưu tiên lựa chọn tiêu dùng sản phẩm trái cây, nông sản đặc sản an toàn của Việt Nam.

Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023 diễn ra Công viên Thống Nhất, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng từ ngày 9 - 12/11/2023.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý) và trao ủng hộ 500 suất quà là nhu yếu phẩm ủng hộ các gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Anh Thân Đỗ Thành, 27 tuổi, trú tại khu phố Ngọc Liên, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã trở thành khách hàng may mắn tiếp theo của chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” khi trúng 9 triệu đồng nhờ giải khát với Trà Dr Thanh.
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

(LĐTĐ) Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết thiết đến các vùng bị chia cắt do bão, lũ. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại; dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
Xem thêm
Phiên bản di động