Độc đáo ngôi chùa được mệnh danh “đệ nhất danh lam” đất Phố Hiến
![]() | Du khách nô nức đi lễ đền Trần |
![]() | Đông đảo du khách về đền Bảo Hà xin lộc trong ngày đầu năm mới |
![]() | Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm thu hút hàng triệu du khách |
Chùa Chuông tọa lạc tại khu phố Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên ẩn chứa bao huyền tích lạ lùng mà cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Với lịch sử lâu đời cùng hệ thống các pho tượng cổ, độc đáo, chùa Chuông được mệnh danh là “đệ nhất danh lam” của mảnh đất Phố Hiến.
![]() |
Những ngày đầu năm chùa Chuông thu hút rất đông du khách tới tham quan, lễ chùa |
Nét đẹp của quần thể kiến trúc chùa Chuông chính là ở bố cục cân đối, nhịp nhàng. Từ ngoài vào là Tam quan với dáng vẻ uy nghi, hài hòa. Qua Tam quan là đến ao chùa, có cầu đá xanh cổ nổi tiếng quý hiếm bắc qua.
Cùng với đó, nét đặc sắc của ngôi chùa cổ kính này là hệ thống các pho tượng Phật độc đáo được chế tác rất tinh xảo. Nổi bật là Bát Bộ Kim Cương, Thập Bát La Hán chạy dọc theo hai dãy hành lang.
Các pho tượng được tạo tác rất công phu, điêu luyện, sống động và uyển chuyển, mỗi pho tượng có một tư thế, dáng vẻ riêng và có biểu cảm khác nhau. Cũng chính vì thế, tại nơi đây đã tạo ra cách bói dân gian khá độc đáo tại chùa Chuông qua cách tính năm chọn tượng, cách tính tuổi để tìm tượng ứng với niên vận của mình trong một năm nhất định.
![]() |
Một góc chùa Chuông với cây cầu đá xanh cổ nổi tiếng |
Hiện tại, chùa Chuông còn lưu giữ nhiều cổ vật, hiện vật rất có giá trị về mặt mỹ thuật cũng như lịch sử - văn hóa như: các bức đại tự, câu đối, chuông đồng, khánh đá,... tiêu biểu là các di vật như: cầu đá xanh, cây hương đá…
Chùa còn có bức phù điêu gỗ Thập Điện Diêm Vương cùng bộ Tứ Trấn, Bát Bộ Kim Cương mô tả cảnh Đường Tăng đi lấy kinh, cảnh địa ngục trần gian ở hai bên hành lang khuyên răn mỗi con người phải biết tu nhân, tích đức nhiều hơn.
![]() |
Hệ thống các pho tượng Phật được chế tác tinh xảo |
Trong cơn lốc đô thị hóa, bê tông hóa chùa chiền đang diễn ra, trải qua bao cuộc thăng trầm, chùa Chuông vẫn tọa lạc yên bình. Năm 1992, chùa được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Trải qua thời gian, ngôi chùa vẫn đang giữ được vẻ vẹn nguyên, trầm mặc, đến chùa Chuông vãn cảnh, du khách như được đắm mình trong một không gian yên bình và thanh tịnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47