Đổi mới hoạt động để nâng cao hiệu quả

Hội thảo “Đổi mới hoạt động công đoàn thời hội nhập” do Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức vừa qua chính là một diễn đàn để đại diện các Công đoàn cơ sở đóng góp ý kiến, đề xuất nhiều giải pháp nhằm đổi mới hoạt động công đoàn quận thời hội nhập.
Nâng cao hiệu quả hoạt động từ sự phối hợp chặt chẽ Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp Công đoàn huyện Thường Tín Tích cực đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động

Những thách thức từ toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm Lê Thị Kim Điệp nhận định, trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới có nhiều thuận lợi, khó khăn và thách thức đặt ra, tác động đến hoạt động của tổ chức công đoàn.

Thứ nhất, đó là, những vấn đề đặt ra từ toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế ở mức rất cao với 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết. Các hiệp định không chỉ đề cập đến khía cạnh thương mại mà còn đề cập tới khía cạnh lao động và môi trường.

“Để thực hiện tốt các tiêu chuẩn lao động theo cam kết trong các FTA, công đoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Công đoàn là một bên trong quan hệ lao động, đại diện cho người lao động tham gia cùng với người lao động sử dụng lao động và Nhà nước để xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, ổn định trên cơ sở xác lập và thực thi các tiêu chuẩn lao động, từ đó đảm bảo các cam kết về lao động trong các FTA của Việt Nam không bị vi phạm. Muốn vậy, công đoàn phải thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình trong đại diện bảo vệ người lao động” – Bà Điệp cho hay.

Đổi mới hoạt động để nâng cao hiệu quả
Toàn cảnh Hội thảo “Đổi mới hoạt động công đoàn thời hội nhập”.

Thứ hai, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra rất nhiều loại việc làm mới dựa trên công nghệ nền tảng: Lái xe Grap, shipper, bán hàng trên mạng… biến người lao động từ chính thức (làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp…) trở thành lao động phi chính thức (không ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp mà hợp tác kết nối làm việc với doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm về phương tiện làm việc, an toàn lao động, tự mua Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế nếu muốn…).

Đây là những vấn đề nảy sinh chưa có tiền lệ và chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh, là thách thức rất lớn đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam. Bà Điệp cũng cho rằng, những vấn đề đặt ra từ những thay đổi trong Bộ Luật Lao động năm 2019 liên quan trực tiếp đến người lao động như: Mở rộng quyền của người lao động trong việc thành lập, gia nhập và hoạt động tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; quy định hình thức giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản…

Đặc biệt, là lần đầu tiên vấn đề tổ chức đại diện cho người lao động khác ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam được quy định và áp dụng tại Việt Nam cũng gây những thách thức không hề nhỏ. Từ những vấn đề nêu trên, đòi hỏi tổ chức Công đoàn quận Nam Từ Liêm cần đổi mới phương thức hoạt động công đoàn phù hợp để khẳng định vị trí, vai trò nòng cốt của tổ chức Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; tham gia quản lý kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước và tổ chức giáo dục, vận động người lao động. Hội thảo này chính là một diễn đàn để đại diện các Công đoàn cơ sở đóng góp ý kiến, đề xuất nhiều giải pháp nhằm đổi mới hoạt động công đoàn quận Nam Từ Liêm thời hội nhập.

Nhiều giải pháp đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp với nhiều ý kiến phát biểu liên quan đến giải pháp nâng cao chất lượng công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động; tăng cường công tác xây dựng tổ chức công đoàn, thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo người lao động gia nhập tổ chức công đoàn; công đoàn tham gia giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tăng cường các giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp…

Đại diện Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, thu hút đoàn viên,người lao động tham gia các hoạt động công đoàn. Đại diện Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội cho rằng, các hoạt động công đoàn cần dựa trên sự mong muốn và ý kiến của các bộ phận.

Trước khi xây dựng một hoạt động nào đó, nhà quản lý cần xác định các rào cản làm ảnh hưởng sự tham gia của công đoàn viên. Ví dụ như vấn đề này có mất nhiều thời gian không, tham gia ảnh hưởng gì đến đời sống riêng của họ, tham gia ảnh hưởng gì đến công việc chuyên môn của họ…? Bên cạnh đó, Ban Chấp hành Công đoàn cần xác định được thế mạnh của các thành viên, các bộ phận để tìm ra các hoạt động mà mọi người đều có cơ hội tham gia.

Như thế, Ban Chấp hành Công đoàn sẽ xây dựng được nội dung các hoạt động của công đoàn phong phú hơn để không chỉ giáo viên mà các bộ phận khác trong nhà trường như bán trú, văn phòng, lao công, bảo vệ... cũng có cơ hội thể hiện bản thân. Chẳng hạn như, nếu thi giờ dạy sáng tạo thì chỉ có giáo viên tham gia; nhưng thi nấu ăn, cắm hoa, văn nghệ, thể thao thì bộ phận nào cũng có thể tham gia được…

Công đoàn Công ty cổ phần Fecon đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp, để tổ chức được các cuộc đối thoại thực chất hơn. Theo đó, phải phân loại, lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên các nội dung dự kiến đối thoại; gửi nội dung đối thoại cho người sử dụng lao động; đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên tham gia đối thoại; tìm hiểu thực tế yêu cầu, điều kiện cụ thể và lý lẽ phân tích đảm bảo tính thuyết phục khi đối thoại.

Trong quá trình đối thoại, ngoài các ý kiến tập hợp, doanh nghiệp phải để người lao động nói lên tiếng nói, mong muốn của mình, được thảo luận nhằm phát huy tính dân chủ và được doanh nghiệp giải đáp thỏa đáng. Kết thúc buổi đối thoại phải có kết luận từng nội dung cụ thể và thể hiện vào biên bản đối thoại, trong đó ghi rõ những nội dung đã thống nhất, thời gian, biện pháp thực hiện, những nội dung còn có ý kiến khác nhau chưa thống nhất và thời điểm tiếp tục bàn bạc, giải quyết. Sau đối thoại, Công đoàn cần tích cực giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nội dung đã cam kết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Đề xuất ý kiến, đối với cơ quan quản lý nhà nước, đại diện Công đoàn Công đoàn Công ty cổ phần Fecon cho rằng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện Nghị định 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tại các doanh nghiệp.

Trong trường hợp doanh nghiệp cố tình vi phạm thì cần phải xử lý nghiêm khắc để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, khi cần có thể đưa ra tòa để giải quyết. Đối với Liên đoàn Lao động quận và Công đoàn cấp trên, cần nhân rộng những cách làm hay của các doanh nghiệp trong thực hiện đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp để các Công đoàn cơ sở được học tập, để hoạt động này đi vào nề nếp.

“Qua Hội thảo, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận đã nhìn rõ hơn những cái khó, những vướng mắc để chúng tôi tăng cường hơn nữa sự trợ giúp, tháo gỡ, hướng dẫn tới từng Công đoàn cơ sở. Chúng tôi xin tiếp thu các kiến nghị của các đại biểu để chỉ đạo toàn diện các mặt công đoàn và có những chỉ đạo cụ thể hơn nữa bằng văn bản, bằng tài liệu hướng dẫn để tháo gỡ, thúc đẩy hoạt động công đoàn quận Nam Từ Liêm trong thời gian tới.

Đặc biệt là tháo gỡ khó khăn trong việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn gắn với học tập, làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nâng cao thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp…” - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm Lê Thị Kim Điệp cho hay./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin khác

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Năm 2025, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động được triển khai với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân được triển khai với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, với quyết tâm đổi mới, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục đặt ra những mục tiêu cụ thể cho công tác này.
Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã thu hút 1.320 vận động viên xuất sắc, đại diện cho 17 cụm trường trực thuộc và 30 quận, huyện, thị xã tham gia tranh tài ở 2 nội dung thi đấu: Kéo co, cầu lông.
Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Ngày 19/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Bắc Từ Liêm, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Nâng cao vai trò chỉ đạo của Công đoàn trong ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Nâng cao vai trò chỉ đạo của Công đoàn trong ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Từ góc nhìn của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã cho thấy vai trò nổi bật của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc chỉ đạo, hỗ trợ Công đoàn cơ sở (CĐCS) thương lượng và ký kết Thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) hiệu quả.
15 đội bóng sôi nổi tham gia Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

15 đội bóng sôi nổi tham gia Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025 do Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng và Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao quận phối hợp tổ chức đang diễn ra sôi nổi tại sân bóng Trường THCS Nguyễn Phong Sắc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Nhằm nâng cao hiểu biết cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú, sáng tạo, phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động