Đổi mới, nâng cao vai trò công tác dân vận trong tình hình mới

(LĐTĐ) Với Đảng bộ thành phố Hà Nội, trước thực tiễn cuộc sống trong tình hình mới, công tác dân vận đã và đang có nhiều đổi mới nhằm góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị, tạo sự đồng thuận xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Thành phố.
Khi Công đoàn thực hiện dân vận khéo Phát huy vai trò công tác dân vận để tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với các nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị

“Khéo” tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong nhân dân

Về thôn An Vọng (xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ) hôm nay, nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước một diện mạo mới của những con đường liên thôn, liên xã đã được trải bê tông phẳng phiu, rộng rãi. Những ngôi nhà khang trang như nối dài thêm niềm vui.

Để có được những kết quả này, thời gian qua, các cấp chính quyền, người dân tại địa phương đã nỗ lực làm tốt công tác dân vận, thực hiện tốt chương trình nông thôn mới trên địa bàn. Trong đó, người góp công lớn nhất phải kể đến là ông Trần Quang Huy - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận thôn An Vọng.

Những năm qua, với vai trò là người đứng đầu cấp ủy, ông Trần Quang Huy luôn tâm niệm rằng, muốn phong trào của địa phương phát triển đi lên, điều quan trọng nhất là cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị phải phối hợp nhịp nhàng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trên cơ sở phát huy tối đa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Và điều đó chỉ có thể đạt được khi công tác dân vận của Đảng được phát huy hiệu quả, trong đó mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên và đoàn viên phải thực sự là một hạt nhân “Dân vận khéo”.

Từ nhận thức đúng đắn đó, cùng với cấp ủy ông Huy đã chỉ đạo triển khai sâu rộng kế hoạch thực hiện phong trào “Dân vận khéo” trong toàn thôn. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 25 – NQ/TW về đổi mới công tác dân vận trong tình hình mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ông đã làm tốt vai trò nêu gương trong xây dựng phong cách “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và phải có trách nhiệm với dân”.

Đổi mới, nâng cao vai trò công tác dân vận trong tình hình mới

Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nắm tình hình và tặng quà động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi vụ cháy Công ty Rạng Đông.

Theo quan niệm của ông Huy, “Dân vận khéo” trước hết là làm dân vận ngay trong gia đình của đảng viên, hội viên và đoàn viên, không để người thân của mình có biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật; gia đình đảng viên, hội viên và đoàn viên phải đạt “gia đình văn hóa”. Đồng thời “Dân vận khéo” không chỉ dừng lại ở lời nói, ở bài vở tuyên truyền mà phải kết hợp với những hành động, việc làm cụ thể để làm gương cho quần chúng noi theo.

Ông Huy cho biết, trong thời gian công tác tại địa phương, điều mà ông tâm đắc nhất là đã vận động được hơn 100 hộ dân hiến trên 3.000 m2 đất “vàng” để xây dựng sân vận động. “Tôi về thôn An Vọng làm bí thư năm 2010. Năm 2011, tôi vận động người dân hiến đất để làm sân vận động. Nhưng công việc cực kỳ khó khăn vì khu đất này nằm ở vị trí đắc địa giữa làng, trị giá lớn lên tới cả chục tỉ đồng. Để đền bù cho dân số tiền đó là một việc làm vô cùng khó khăn. Thế rồi tôi kiên trì đi đến từng nhà tuyên truyền, giải thích với bà con để họ đồng ý mức đền bù chỉ có 15 triệu đồng/hộ dân”, ông Huy kể.

Hỏi về việc ông vận động thế nào để người dân chấp nhận đền bù có 15 triệu/hộ dân trong khi giá trị kinh tế khu đất lên tới cả chục tỉ đồng, ông Huy chia sẻ: “Tôi đã nói với bà con cần hi sinh vì những lợi ích lâu dài của thế hệ trẻ. Có sân vận động, con em chúng ta có nơi vui chơi, tập luyện thể thao vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các tệ nạn xã hội. Vậy là bà con đồng tình và ngày khánh thành sân vận động, mọi người còn đóng góp gây quỹ được 114 triệu đồng”.

Ông Huy cũng cho biết, từ ngày có sân vận động, thanh thiếu nhi trên địa bàn rất chăm rèn luyện thể dục, thể thao và giảm hẳn các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc... Bên cạnh đó, trước tình hình văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư xuống cấp, ông Huy đã cùng lãnh đạo chính quyền và chi bộ vận động để xây dựng thư viện cho thôn với trị giá 270 triệu đồng.

Nói về bí quyết thực hiện thành công các công việc của địa phương, ông Huy chia sẻ: “Tôi luôn khắc cốt ghi tâm lời dạy của Bác Hồ “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Thế nên, trong công việc phải kiên trì, khéo léo và mọi ý tưởng đưa ra phải hợp lòng dân. Đặc biệt, bản thân mình luôn gương mẫu, miệng nói tay làm, chí công vô tư, việc gì có lợi cho người dân thì phải làm và quyết tâm làm bằng được, có như vậy thì dân mới tin”.

Trên thực tế, không chỉ ông Trần Quang Huy, mà thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có hàng nghìn những tấm gương sáng trong công tác dân vận. Cụ thể, tại Khu dân cư số 3 (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa), ông Phạm Văn Hà luôn được các cấp chính quyền, người dân đánh giá cao trong việc thực hiện tốt công tác dân vận của Đảng. Suốt nhiều năm qua, ông Hà luôn phát huy vai trò của người đứng đầu Chi bộ. Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 kéo dài, ông Hà đã phát huy tốt vai trò nêu gương, “dân vận khéo”, cùng cả nước chung tay chống dịch.

Theo đó, ngay từ khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, đều đặn 2 lượt mỗi ngày ông Hà kéo loa phát thanh di động rong ruổi khắp các đường phố để tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19. Nội dung bài tuyên truyền được biên tập ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung vào các văn bản, Chỉ thị của Chính phủ, Bộ Y tế, của Thành phố, quận, phường về phòng chống dịch Covid-19, giúp người dân dễ dàng nắm bắt và thực hiện tự phòng, chống dịch cho chính bản thân, bảo vệ cộng đồng.

Không chỉ có vậy, ông luôn vận động cán bộ, đảng viên tại cơ sở gương mẫu khai báo, động viên con em trở về từ vùng dịch đi cách ly theo quy định. Vận động người dân tại khu dân cư trong việc hoãn tổ chức tiệc cưới con, đám giỗ và các sinh hoạt của gia đình, góp phần hạn chế tối đa việc tụ tập đông người trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao. Việc làm gương mẫu của ông đã tác động và lan tỏa đến toàn bộ khu dân cư. Cán bộ cơ sở, người dân đều cùng ông chung tay tuyên truyền, ý thức hơn trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Nói về vai trò của công tác dân vận trong tình hình mới, ông Hà cho rằng: “Công tác dân vận chính là kênh thông tin quan trọng trong việc truyền bá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào trong cuộc sống để mọi người dân có nhận thức đúng, có niềm tin, đồng thuận hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động ở địa phương”.

Công tác dân vận cần coi trọng cả “điểm” và “diện”

Thời gian qua, cùng với công tác dân vận cả nước, công tác dân vận của thành phố Hà Nội luôn phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, thành phố hòa bình; luôn là lực lượng tham mưu chủ yếu cho Đảng bộ Thành phố về công tác dân vận, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị và tạo sự đồng thuận xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Thành phố trong các thời kỳ cách mạng.

Đổi mới, nâng cao vai trò công tác dân vận trong tình hình mới

Hội thi “Dân vận khéo” góp phần lan tỏa các mô hình “Dân vận khéo” trên địa bàn Thành phố

Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác dân vận của Đảng bộ Thành phố từng bước được đổi mới, tổ chức, bộ máy và cán bộ làm công tác dân vận trong hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở được quan tâm xây dựng, kiện toàn, chất lượng tham mưu cho cấp ủy tiếp tục được chú trọng, giúp nâng cao vị thế của hệ thống dân vận.

Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được mở rộng và chỉ đạo quyết liệt. Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm hay, đặc biệt trong việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong các loại hình mới. Công tác dân vận của các lực lượng vũ trang Thủ đô, công tác dân vận chính quyền đạt được nhiều kết quả quan trọng; kỷ cương, kỷ luật hành chính, nhận thức của cán bộ, công chức về trách nhiệm phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân được nâng lên.

Công tác tôn giáo, dân tộc được chú trọng và thực hiện hiệu quả; đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số của Thành phố được cải thiện rõ rệt. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được củng cố, kiện toàn, hoạt động ngày càng nền nếp và đi vào chiều sâu.

Công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được duy trì tốt, từ đó kịp thời nắm bắt, giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân, đồng thời mở rộng dân chủ, tạo sự thống nhất, đồng thuận, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và toàn Thành phố.

Đặc biệt, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị và các lực lượng làm công tác dân vận quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Thông qua thực hiện phong trào đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phong cách dân vận của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức theo phương châm: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác dân vận. Nhiều địa phương, đơn vị đã có những cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực.

Từ năm 2009 đến nay, với 78.494 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký, 17.114 mô hình được công nhận, biêu dương và khen thưởng; công tác tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” được đẩy mạnh, qua đó góp phần giải quyết nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp ở cơ sở.

Việc thực hiện phong trào đã gắn với thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và đạt hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, hệ thống dân vận Thành phố đã nỗ lực chung tay cùng cả hệ thống chính trị tham gia các hoạt động phòng, chống dịch ngay từ cơ sở, góp phần tạo nên thành công chung Thủ đô và trở thành một điểm sáng trong việc không chế, ngăn chặn đại dịch Covid-19.

Với vị thế là Thủ đô, trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, trong tình hình mới, để phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ công tác dân vận, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể. Theo đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, thời gian tới, Ban Dân vận Thành ủy sẽ tiếp tục tham mưu cho Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác dân vận, trong đó coi trọng cả “điểm” và “diện”.

Về “diện”, Ban Dân vận Thành ủy sẽ tham mưu và chỉ đạo toàn diện các phong trào thi đua của khối vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội để có tính lan tỏa tới đông đảo người dân, giúp nhân dân hiểu và nắm rõ những chủ trương của Đảng để từ đó chủ động và tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước.

Về “điểm”, hệ thống dân vận sẽ chú ý tới những lĩnh vực liên quan trực tiếp tới quyền lợi của nhân dân; chú ý tới những nơi có biểu hiện có thể dẫn đến vấn đề bất ổn, từ đó có những kế hoạch cụ thể để kịp thời khắc phục. Có như thế thì công tác dân vận mới có thể đi vào cuộc sống và cán bộ, nhân dân mới thấy được vai trò của công tác dân vận trong điều kiện hiện nay.

Mai Quý - Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Xem thêm
Phiên bản di động