Đổi mới và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại

(LĐTĐ) Trong ngày làm việc thứ 3 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra sáng 27/1, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trình bày tham luận khẳng định sự thịnh vượng, phồn vinh của một quốc gia là sức mạnh của nền tài chính quốc gia.
Thảo luận về các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng Cán bộ, đoàn viên công đoàn Thủ đô mong chờ và đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội XIII của Đảng Đảm bảo nền tài chính an toàn

Nền tài chính quốc gia có những bước phát triển quan trọng

Tham luận tại Đại hội với chủ đề "Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước", đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhiệm kỳ vừa qua, nền tài chính quốc gia tiếp tục có những bước phát triển quan trọng, có đóng góp quan trọng vào các thành quả của đất nước.

Cụ thể, ngành Tài chính đã đi tiên phong trong quá trình hoàn thiện thể chế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu lại đồng bộ ngân sách nhà nước, nợ công, thúc đẩy quá trình đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế, hội nhập, cải thiện các cân đối lớn, tăng cường ổn định vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự xã hội, chủ quyền dân tộc.

Đổi mới và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính tham luận tại Đại hội sáng 27/1.

Mặc dù thực hiện điều chỉnh giảm nghĩa vụ thu, cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các khoản phí, lệ phí không phù hợp và đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19 trong năm 2020, nhưng quy mô thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 vẫn gấp 1,6 lần giai đoạn 2011-2015, đạt trên 25% GDP, vượt mục tiêu đề ra tại Văn kiện trình Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng (20-21% GDP), vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị (20-21% GDP) và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội (không thấp hơn 23,5% GDP).

Trong khi đó, chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, quy mô chi bình quân 05 năm 2016-2020 khoảng 27,5% GDP (giai đoạn 2011-2015 là 29,5% GDP); cơ cấu lại, ưu tiên nguồn lực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các đột phá chiến lược của nền kinh tế về hạ tầng, về nguồn nhân lực.

Tốc độ tăng nợ công giảm từ trung bình 18,1%/năm (gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2015) xuống còn 6,8%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Cơ cấu nợ chuyển biến tích cực, quy mô nợ công giảm từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55,8% GDP vào cuối năm 2020; nợ Chính phủ giảm từ mức 52,7% năm 2016 xuống 49,6% GDP; tỷ trọng nợ trong nước tăng từ 38,9% năm 2011 lên khoảng 63% năm 2020, kéo dài kỳ hạn phát hành, lãi suất vay giảm sâu, bảo đảm an toàn, an ninh tài chính quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: Kết quả tích cực từ quá trình cơ cấu lại ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2019 đã tạo dư địa quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 trong năm 2020, cho phép chúng ta chủ động, kịp thời thực hiện hệ thống các giải pháp miễn, giảm, giãn, gia hạn khoảng 128 nghìn tỷ đồng thu ngân sách nhà nước đồng thời bảo đảm nguồn đáp ứng nhu cầu chi phòng chống đại dịch Covid-19, chi cứu trợ cứu nạn, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động bị giảm sâu thu nhập, khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất...

Bên cạnh đó, thể chế về quản lý thị trường chứng khoán, bảo hiểm đã được hoàn thiện đồng bộ; Đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam triển khai tích cực; lần đầu đưa vào hoạt động thị trường chứng khoán phái sinh, đẩy mạnh cơ cấu lại, hiện đại hóa, phát triển các thị trường tài chính, dịch vụ tài chính phù hợp với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các cam kết hội nhập.

Quy mô huy động vốn qua thị trường chứng khoản Việt Nam ước đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng hơn 29% so với giai đoạn 2011- 2015, đóng góp ngày càng lớn vào tổng đầu tư xã hội. Thị trường bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng cao, đóng vai trò bà đỡ quan trọng, đảm bảo an sinh xã hội và có đóng góp đầu tư cho nền kinh tế.

Triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6, khóa XII, ngành Tài chính cũng đi tiên phong trong việc sắp xếp lại bộ máy, tinh gọn đội ngũ công chức, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy. Tính đến nay, Bộ Tài chính đã cắt giảm 4.328 đầu mối các đơn vị, giảm 6.460 chỉ tiêu biên chế (tương đương 8,7% so với năm 2015); dự kiến đến năm 2021, giảm được 10% so với năm 2015, theo đúng Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị.

Đồng thời triển khai chủ trương xây dựng chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số, ngành tài chính đã đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, 8 năm liên tiếp (kể từ năm 2013 đến năm 2020) dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ.

Nhờ vậy, trong giai đoạn 2016-2020, đã giảm số giờ nộp thuế và bảo hiểm xã hội từ 872 giờ năm 2015 xuống còn 384 giờ năm 2020 (giảm 488 giờ); giảm thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu từ 21 ngày năm 2015 xuống còn 115-130 giờ năm 2020; chỉ số nộp thuế 5 năm tăng 64 bậc, riêng năm 2019 tăng 22 bậc, ngang bằng nhóm ASEAN 4; trong bảng xếp hạng chi phí tuân thủ 8 nhóm thủ tục hành chính từ thấp đến cao, thuế được xếp ở vị trí thứ nhất, hải quan được xếp ở vị trí thứ 3.

Thực hiện hiệu quả vai trò định hướng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Về quan điểm, định hướng, mục tiêu Chiến lược 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ 05 năm 2021-2025, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhất trí cao với các Báo cáo của Trung ương trình Đại hội.

Trên cơ sở kết quả đạt được, dự báo bối cảnh thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả vai trò định hướng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, nhiệm vụ của ngành tài chính trong giai đoạn tới, đó là: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế tài chính, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công; đẩy mạnh đổi mới khu vực sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19, Hội nghị Trung ương 6 khóa XII; hoàn thiện việc sắp xếp khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, đổi mới quản trị theo đúng Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XII; tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước, giảm biên chế đi cùng với cải cách, hiện đại hoá công tác quản lý; cải thiện mạnh mẽ hiệu lực, hiệu quả bộ máy hành chính, sự nghiệp; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính-ngân sách; củng cố dư địa tài khóa, nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia.

Các đại biểu thảo luận tại hội trường về các văn kiện Đại hội.
Các đại biểu thảo luận tại hội trường về các văn kiện Đại hội.

Thứ nhất, tập trung vào hoàn thiện, triển khai đồng bộ hệ thống chính sách giá cả, tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, cải cách hành chính, ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,… khơi thông và phân bổ các nguồn lực tài chính theo tín hiệu thị trường, ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo giá trị gia tăng cao, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; chuyển dịch đầu tư từ chiều rộng sang chiều sâu, cạnh tranh, phát triển mạnh mẽ trong môi trường hội nhập, thực hiện đầy đủ các cam kết FTA trước đây, đồng thời chủ động triển khai các FTA thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA…).

Về thể chế quản lý ngân sách nhà nước, tập trung nghiên cứu, sửa đổi Luật ngân sách nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo hướng Chính phủ quản lý các cân đối lớn, giữ vai trò định hướng phát triển chung cho cả nước. Xây dựng cơ chế quản lý tài chính ngân sách phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của 05 đô thị trung tâm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Thứ hai, phát triển hệ thống thu hiện đại, gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước phù hợp với trình độ phát triển, hội nhập và thông lệ quốc tế, bao quát nguồn thu, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội, bảo đảm tính trung lập, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, hiện đại, thuận tiện, điều tiết thu nhập hợp lý; đồng thời tăng tính bền vững, bảo đảm nguồn thu đáp ứng các nhu cầu quản lý, điều hành, phát triển nền kinh tế trong tình hình mới.

Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước trên cơ sở phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường, đẩy mạnh đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, thực hiện “xã hội hóa” trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; triển khai quản lý ngân sách trung hạn, theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; gắn kết chặt chẽ chi đầu tư với chi thường xuyên; mở rộng việc áp dụng các nguyên tắc thị trường trong quản lý, cung ứng dịch vụ hành chính, sự nghiệp công, quản lý, khai thác, sử dụng tài sản công; cải thiện mạnh mẽ hiệu quả, hiệu lực chi tiêu công.

Quản lý chặt chẽ bội chi ngân sách và nợ công, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng cường ổn định vĩ mô vững chắc; cải thiện dư địa chính sách tài khóa, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Thứ tư, quyết liệt thực hiện các mục tiêu Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương về về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Khẩn trương hoàn thiện thể chế; hoàn thành lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công, chuyển mạnh cơ chế cấp phát theo dự toán sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng dịch vụ công trên cơ sở tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, định mức kinh tế, kỹ thuật; đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập; có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính; và 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Thứ năm, khẩn trương hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, quản lý và sử dụng vốn nhà nước. Đến năm 2025, hoàn thành việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước, tinh gọn số lượng, tập trung nguồn lực đầu tư nhà nước vào các doanh nghiệp nhà nước có vị trí quan trọng, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; cơ cấu lại, phát triển các doanh nghiệp này theo cơ chế thị trường, công nghệ hiện đại, quản trị tiên tiến, minh bạch, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế; xử lý cơ bản xong những yếu kém, thua lỗ, thất thoát của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nay. Tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được quản lý tập trung và chỉ sử dụng cho cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước then chốt quốc gia.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính-ngân sách, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, công khai, minh bạch; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng Chính phủ điện tử, chính phủ số ở những lĩnh vực tài chính quốc gia, tài chính công trọng yếu (ngân sách nhà nước, thuế, hải quan, chứng khoán, quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp…).

Thực hiện hiệu quả nguyên tắc chi trong khả năng nguồn lực, vay trong khả năng trả nợ, gắn trách nhiệm quản lý huy động, sử dụng, với quản lý bội chi, trả nợ và trách nhiệm giải trình; hoàn thiệu cơ sở dữ liệu về thu, chi, nợ công, tài sản công, tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, điều hành tài chính công ở cả phạm vi vĩ mô và vi mô; nâng cao tính công khai, minh bạch; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Nâng cao năng lực, chất lượng và mở rộng hoạt động của công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tài chính theo nguyên tắc rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường hiệu lực của hệ thống giám sát nội bộ, vai trò của công tác giám sát từ xa; phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương để xử lý có hiệu quả các kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thu hồi tối đa cho Nhà nước tiền, tài sản bị vi phạm, chiếm đoạt.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tới là khá nặng nề, nhưng với ý chí và quyết tâm cao, ngành Tài chính nguyện sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, nhiệt huyết, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các mục tiêu tài chính - ngân sách nhà nước, củng cố tiềm lực, giữ vững an ninh, an toàn tài chính quốc gia, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

(LĐTĐ) Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến 2030, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Bổ sung dự án Đền Hai Bà Trưng và điều chỉnh bốn dự án khác. Vị trí, diện tích chuyển đổi xác định theo bản đồ đã được xác nhận.
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Doanh nghiệp viễn thông, Internet phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, liên tục cung cấp dịch vụ vi phạm trong 24 giờ.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

(LĐTĐ) Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 sẽ tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, trừ khi cần điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ xây dựng bảng giá mới áp dụng từ ngày 1/1/2026. Điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.

Tin khác

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.
Sôi nổi Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”

Sôi nổi Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”

(LĐTĐ) Ngày 13 - 14/11, tại hội trường Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”.
Nâng tầm các phong trào thi đua

Nâng tầm các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn thị xã Sơn Tây đã chú trọng đẩy mạnh, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), từ đó tạo động lực thúc đẩy người lao động thi đua học tập, hăng say sáng tạo trong lao động, sản xuất, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ của địa phương và đơn vị.
Mang Tết đủ đầy đến người lao động

Mang Tết đủ đầy đến người lao động

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tập trung tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Trong đó, ưu tiên những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo và người lao động ở lại đơn vị, doanh nghiệp để công tác, sản xuất, kinh doanh trong dịp Tết.
Đa dạng hoạt động chăm lo

Đa dạng hoạt động chăm lo

(LĐTĐ) Năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, thực hiện tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), tăng lòng tin của CNVCLĐ với tổ chức Công đoàn và hệ thống chính trị.
Thanh Trì: Kiểm tra chấp hành điều lệ Công đoàn tại 87 Công đoàn cơ sở

Thanh Trì: Kiểm tra chấp hành điều lệ Công đoàn tại 87 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024, từ tháng 5 - 8/2024, Ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã tiến hành 2 đợt kiểm tra chấp hành Điều lệ và tài chính Công đoàn năm 2023 và quý I/2024 tại 87 Công đoàn cơ sở.
Nhiều dấu ấn trong phong trào "Sáng kiến, sáng tạo" quận Cầu Giấy năm 2024

Nhiều dấu ấn trong phong trào "Sáng kiến, sáng tạo" quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 13/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy tổ chức Hội nghị biểu dương "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2024.
Đoàn đại biểu Công đoàn quận Hoàng Mai báo công dâng Bác tại Khu K9

Đoàn đại biểu Công đoàn quận Hoàng Mai báo công dâng Bác tại Khu K9

(LĐTĐ) Ngày 13/11, tại Khu K9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội), Đoàn đại biểu Công đoàn quận Hoàng Mai do Quận ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bùi Thị Ngọc Thủy làm Trưởng đoàn đã trang trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác; khen thưởng công tác Công đoàn Khối Giáo dục năm học 2023-2024.
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội

Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn Giám sát Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố, trưởng đoàn, đã thực hiện giám sát chuyên đề Nữ công đối với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội.
Hoạt động công đoàn khối Giáo dục quận Long Biên: Thiết thực, hiệu quả vì đoàn viên

Hoạt động công đoàn khối Giáo dục quận Long Biên: Thiết thực, hiệu quả vì đoàn viên

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, Công đoàn các trường học trên địa bàn quận Long Biên đã phối hợp với chính quyền tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch, từng bước đổi mới, chủ động chỉ đạo tổ chức hiệu quả các hoạt động, phù hợp với điều kiện mỗi cơ sở giáo dục. làm tốt chức năng chăm lo đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV).
Xem thêm
Phiên bản di động