Đổi thay nhờ du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, bản Cát Cát, xã San Sả Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai được biết đến là một trong những khu du lịch sầm uất, được nhiều du khách tìm tới. Việc nở rộcác loại hình dịch vụ du lịch tại đây đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương, giúp họ ổn định cuộc sống.
Bình yên ở bản Cát Cát
Sapa sự ban tặng kì diệu của thiên nhiên

Cát Cát- điểm đến hấp dẫn du khách

Sau một giấc ngủ trên chuyến tàu SP3, chúng tôi đã có mặt tại ga Lào Cai vào lúc 5h sáng. Ngay sau khi xuống tàu, chúng tôi đón xe bus đi trung tâm thị xã Sa Pa ngay tại bến xe trước mặt ga Lào Cai, giá vé xe bus tới trung tâm thị xã Sa Pa là 30 nghìn đồng/ người. Vừa đi vừa trò chuyện với bác tài xế, chúng tôi được biết đến nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng như đỉnh Phanxipang; Thác bạc, Cầu Mây… Thế nhưng, nếu muốn vừa ngắm cảnh thiên nhiên yên mình, vừa tìm hiểu đời sống văn hóa của người dân thì phải tới bản Cát Cát.

4313 ynh byn cat cat 2
Người dân Cát Cát ổn định kinh tế từ phát triển du lịch (Ảnh: Lương Hằng)

Theo lời kể của bác tài xế, Bản Cát Cát hình thành từ thế kỷ 19 giữa thung lũng 4 bề núi dựng. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện và chọn bản làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức đồng thời cho xây dựng tại đây một nhà máy thủy điện. Ở đây có một thác nước đẹp mà theo tiếng Pháp có nghĩa là CatScat. Chính vì vậy, bản cũng lấy tên là Cát Cát (đọc chệch đi của CatScat).

Nhờ có không gian thiên nhiên thoáng đãng, yên mình, bản Cát Cát đã trở thành điểm tham quan, nghỉ dưỡng yêu thích của đông đảo khách du lịch khi tới thị xã Sa Pa. Quả đúng vậy, có tới Cát Cát, chúng ta mới cảm nhận được hết vẻ đẹp thiên nhiên bình yên tại nơi đây. Giữa màu xanh của núi đồi và màu trắng của những đám mây như xà xuống chân ngọn núi, những ngôi nhà gỗ nhỏ bé thoắt ẩn thoắt hiện thu vào tầm mắt của chúng tôi.

Nếu chú ý kĩ, ta sẽ thấy điều khác biệt của dân tộc H’ Mông so với các dân tộc khác, khác biệt đầu tiên phải kể tới nếp ở. Người H’Mông tại bản Cát Cát nói riêng và người H’Mông tại các địa phương khác nói chung thường chọn những nơi sườn đồi cao để dựng nhà. Do cuộc sống gắn liền với ruộng nương nên địa điểm dựng nhà của người dân nơi đây là những nơi thuận tiện làm việc. Những căn nhà cũng được dựng khá đơn giản, nhà nào có điều kiện thì sẽ dựng bằng những loại gỗ tốt như gỗ pơ mu, nhà nào không có điều kiện thì dùng gỗ mỡ. Thông thường, mỗi căn nhà sẽ có 3 gian, trong đó có 1 gian chính và 2 gian phụ, gian chính sẽ là nơi tiếp khách, 2 gian phụ là nơi nghỉ của gia đình.

Tại bản Cát Cát có rất nhiều các địa điểm để du khách có thể tham quan, chụp ảnh. Điểm dừng chân đầu tiên chính là Vườn hoa Cát Cát. Hoa tại đây thay đổi theo mùa, nếu tới trong mùa hè, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sắc tím của hoa bèo tây, sắc hồng của hoa bướm… Du khách cũng sẽ được chụp ảnh với chiếc cầu gỗ và cây cô đơn ngay giữa thung lũng hoa. Cách đó không xa, tại khu vực đường dẫn vào bản, du khách cũng có thể nghỉ ngơi trong những ngôi nhà mini được thiết kế giống như những tổ chim nhỏ.

Tận dụng thế mạnh từ phát triển du lịch

Gần chục năm trở về đây, thay vì “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để có cuộc sống đủ ăn, giờ đây người dân bản Cát Cát đã có cuộc sống ổn định hơn từ việc phát triển du lịch. Vừa chở khách tham quan từ nhà thờ Sa Pa về trung tâm bản Cát Cát, anh Ma A Chay (bản Cát Cát) vui vẻ tâm sự, kể từ khi bản Cát Cát phát triển du lịch, khách tới tham quan ngày càng nhiều. Từ vài năm trước, A Chay và nhiều thanh niên trong bản đã bỏ nghề làm rẫy để chạy xe ôm đưa, đón khách. Để có được thu nhập ổn định, mỗi ngày A Chay đều dậy thật sớm, chạy lên khu trung tâm thị xã Sa Pa để đón khách và về nhà khi trời đã tối.

Nói về thu nhập từ việc chạy xe ôm, A Chay cho hay, việc chạy xe ôm mang lại thu nhập ổn định hơn nhiều so với việc trồng lúa. Mỗi ngày, A Chay chạy xe thu về khoảng từ 200.000 đồng – 300.000 đồng/ ngày, những ngày khách đông thì được 500.000 đồng. Nếu trừ chi phí xăng xe, A Chay cũng lãi về hơn nửa, trung bình 1 tháng A Chay có khoảng tầm 6 triệu đồng từ nghề chạy xe ôm để lo chi phí sinh hoạt cho gia đình.

4310 ynh byn cat cat 1
Vẻ đẹp hút hồn của bản Cát Cát. (Ảnh: Lương Hằng)

Không chỉ có A Chay mà cuộc sống của người dân Cát Cát cũng đang dần khấm khá hơn nhờ bám vào du lịch. Chia sẻ với chúng tôi, chị Phùng Thị Dung, dân tộc H’Mông tại bản Cát Cát cho biết, chị lấy chồng về làm dâu tại bản Cát Cát tới nay đã được hơn 4 năm. Từ khi về bản, chị đã thấy mọi người trong bản làm du lịch. Để có công ăn việc làm ổn định, chồng chị Dung cũng bỏ việc nhà để theo học tiếng anh giao tiếp trong vòng 3 năm. Hiện tại, chồng chị đang làm hướng dẫn viên cho khách nước ngoài tới tham quan Sa Pa.

Để gánh bớt kinh tế cho chồng và có thời gian chăm sóc gia đình, chị Dung bàn với chồng và gia đình thuê 1 ki ốt tại trung tâm bản Cát Cát để bán hàng lưu niệm. Các mặt hàng chị Dung bán là quần áo dân tộc, túi, ví, đồ thêu tay…Do được học thêu từ lúc mới 9 tuổi nên chị Dung rất thành thạo các mặt hàng thêu thùa thổ cẩm, dưới đôi bàn tay khéo léo của chị Dung những sản phẩm quà lưu niệm được tạo nên rất tinh xảo, khéo léo, mang hơi thở riêng của đồng bào dân tộc Tây Bắc.

Bên cạnh bán đồ lưu niệm, chị Dung và các chị em trong nhà cũng tranh thủ làm quần áo thủ công để phục vụ gia đình. “Để tạo ra một chiếc váy hoàn chỉnh phải cần rất nhiều thời gian, có khi phải mất tới 2 tháng hoặc nhiều hơn. Nếu tính riêng 1 chiếc yếm, mình phải làm mất 1 tuần.Người dân tộc ở đây không cố định phải dùng 1 loại màu trong khi thêu thùa. Tùy theo sở thích mà mình chọn màu chỉ để thêu. Cũng chính vì mất nhiều công sức để tạo ra chiếc váy hoàn thiện nên nhà mình chỉ làm để phục vụ cho chính mình, chỉ bán những đồ thêu tay nhỏ làm đồ lưu niệm”- chị Dung chia sẻ.

Kể từ khi mở cửa bán hàng tại trung tâm bản Cát Cát, cuộc sống của gia đình chị Dung cũng ổn định hơn trước. Theo chị Dung, ngày bình thường chị bán được khoảng 600.000 đồng -1.000.000 đồng, ngày cuối tuần hoặc ngày lễ bán được khoảng vài triệu. Cùng đó, lương của chồng đi làm mỗi tháng được khoảng 7 triệu đồng nên nhiều năm nay gia đình chị đã không phải lo lắng nhiều về kinh tế.

Không chỉ cần cù, chăm chỉ, người dân tộc H’ Mông ở đây cũng khá nhạy bén với thời cuộc. Nhận thấy nhu cầu mặc đẹp chụp ảnh của khách du lịch khi tới bản, vợ chồng chị Trần Thị Hà Thu (Bản Cát Cát) đã vay mượn anh em bạn bè để đầu tư hàng trăm bộ quần áo trang phục của người H’Mông để cho khách thuê chụp ảnh. Hiện tại, vợ chồng anh chị Thu đã có một cửa hàng cho thuê trang phục ngay gần trạm bán vé số 2 khu du lịch Cát Cát.

Nhớ lại thời điểm quyết định mạo hiểm đầu tư làm du lịch, chị Thu bồi hồi, ngày đó hai vợ chồng chẳng có gì trong tay, thế nhưng cũng quyết làm liều. Trước đây khách tìm tới bản Cát Cát không đông như hiện tại, có ngày chẳng cho thuê được bộ quần áo nào, thế nhưng, hai vợ chồng vẫn động viên nhau kiên trì bám trụ. Bây giờ Cát Cát càng được nhiều người biết tới, chi phí để thuê một bộ trang phục không quá cao nên du khách tới đây hầu hết đều thuê quần áo dân tộc để chụp ảnh, từ đó thu nhập của gia đình cũng tăng lên.

Dù bận rộn nhưng có nguồn thu ổn định nên lúc nào vợ chồng chị Thu cũng vui vẻ, cố gắng hết sức để làm hài lòng khách hàng.Hiện tại, ngoài cho thuê trang phục, vợ chồng chị Thu còn bán thêm nước, hàng tạp hóa, hoa quả bản địa để tăng thêm nguồn thu cho gia đình.

Không thể phủ nhận du lịch đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân, thế nhưng, thị xã Sa Pa cần quan tâm, chú trọng hơn đến việc đầu tư cơ sở vật chất; có thêm các chương trình khuyến mại giá vé và quan tâm đến việc gìn giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền cho bản Cát Cát, từ đó thu hút du khách tới tham quan tìm hiểu kết hợp nghỉ dưỡng.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
Xem thêm
Phiên bản di động