Đổi thay nhờ trồng rau an toàn
Thành công từ các mô hình rau an toàn | |
Trăm cách đối phó với thực phẩm bẩn | |
Hà Nội mở rộng thêm 700 ha trồng rau an toàn |
Cải thiện cuộc sống nhờ trồng rau an toàn
Ghé thăm thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi thấy những cánh đồng rau bát ngát không thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Để có được những cánh đồng sạch này, người dân thôn Vĩnh Thượng đã sử dụng các chế phẩm sinh học tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm.
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa). ảnh: Lương Hằng |
Vừa đi làm đồng về, khi biết chúng tôi là phóng viên, bà Nguyễn Thị Thúy (thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công) vui vẻ nói: Nhà bà đang làm đất trồng vụ dưa lê mới. Dù thời tiết mấy ngày nay nắng gắt nhưng bà vẫn cố gắng trồng cho kịp vụ. Bà Thúy hồ hởi nói, nhắc tới rau an toàn thì phải nhắc tới thôn Vĩnh Thượng. Nếu như trước kia, người dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng rau sạch, thường sử dụng các loại phân hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật thì hiện tại chúng tôi chỉ dùng phân lân và phân hữu cơ trong quá trình chăm sóc cây trồng.
Theo bà Thúy, từ khi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu, thu nhập của gia đình bà khá hơn hẳn. Gia đình bà Thúy trồng 2 loại quả chính là dưa lai (hay còn được gọi là dưa chuột), loại còn lại là dưa lê. Dưa lê là loại cây dễ trồng và chăm sóc, khi cây còn nhỏ, chỉ cần bón một lượng nhỏ phân lân, sau khi cây trưởng thành thì bón thêm phân hữu cơ, trong quá trình chăm sóc thì để ý sâu bệnh hại, tưới nước thường xuyên là sẽ cho thu hoạch. Cứ như vậy, nếu các gia đình thực hiện đúng theo đúng quy trình thì sẽ đảm bảo được chất lượng của cây rau trước khi bán ra thị trường. Với 8 sào dưa lê, gia đình tôi đưa về nguồn thu gấp đôi so với trồng lúa. Cùng đó, dưa lê trồng tại thôn Vĩnh Thượng khá hợp đất nên quả thường to, vị ngọt sắc, do đó, thương hiệu dưa lê Vĩnh Thượng đã được nhiều người biết đến.
Cách cánh đồng của bà Thúy không xa, cánh đồng rau rộng 3600 m2 của gia đình anh Vũ Văn Biên hiện đã cho thu hoạch đa dạng các loại rau, củ, quả. Bằng sự cần cù, chịu khó, chỉ trong vòng hơn 1 năm, anh Biên đã biến mảnh đất khô cằn thành cánh đồng rau tươi tốt. Hiện tại, gia đình anh Biên đang trồng các loại rau được thị trường ưa chuộng như: Rau cải canh; cải ngồng; mùng tơi; cà chua và bí đao… Đặc biệt, để phát triển cánh đồng rau theo hướng lâu dài, anh Biên đã học hỏi, tìm tòi cách làm hay trong việc nuôi cấy rau an toàn.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Biên cho biết: “Ban đầu khi bắt đầu làm nông nghiệp mình gặp khá nhiều khó khăn. Vốn đầu tư ban đầu bỏ ra hơn 200 triệu, trong khi đó, do chưa biết được hết kĩ thuật chăm sóc rau nên làm đâu hỏng đấy. Ví như năm trước, toàn bộ dưa lê mình trồng đều bị hỏng, rau màu cũng không được thu vì bị sâu bệnh. Việc trồng rau thất bại khiến mình khá chán nản, tuy nhiên được sự động viên của gia đình và bạn bè, mình đã cố gắng học hỏi kĩ thuật chăm sóc rau. Tới thời điểm hiện tại, mình đã cơ bản thành công trong mô hình trồng rau an toàn.”
Theo anh Biên, để đảm bảo chất lượng rau thực sự an toàn khi đến tay người tiêu dùng, anh đã tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng rau an toàn từ nhiều nơi. “Với tất cả các loại rau, khi cây mới ra 2 lá mầm, mình sẽ phun thuốc diệt bọ nhảy sau đó cắt thuốc hoàn toàn. Bằng phương pháp này, loại bệnh nguy hiểm nhất của rau sẽ được khống chế ngay từ khi cây còn nhỏ, tiếp đó chỉ cần chăm sóc, tưới tắm thường xuyên để rau sinh trưởng và phát triển tốt”.
Thời điểm hiện tại, cánh đồng rau an toàn đã đưa lại thu nhập cao cho gia đình anh Biên. Sáng nào cũng vậy, anh và vợ đều thức dậy sớm để thu hoạch rau đưa ra chợ bán đổ. Với diện tích rau lớn, một ngày vợ chồng anh Biên bán đổ rau được khoảng 500 nghìn đồng/ ngày. Bên cạnh việc trồng rau, anh Biên cùng vợ cũng nuôi thêm các con vật khác như gà, lợn…để cải thiện bữa ăn. Làm nông nghiệp tuy vất vả, thế nhưng anh Biên lại thấy thoải mái và vui vẻ hơn so với công việc lái xe nay đây mai đó.
Không chỉ có bà Thúy, anh Biên mà còn rất nhiều hộ dân tại thôn Vĩnh Thượng đã đi lên nhờ trồng rau an toàn. Những cánh đồng rau xanh bát ngát là minh chứng rõ ràng nhất về những hiệu quả mà việc sản xuất rau an toàn đưa lại cho bà con nông dân thôn Vĩnh Thượng.
Nhân rộng mô hình trồng rau chất lượng cao
Triển khai thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020”, huyện Ứng Hòa đã tích cực khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, sản xuất theo hướng công nghệ cao.
Năm 2016, được sự hỗ trợ của huyện Ứng Hòa, Hợp tác xã Nông nghiệp Vĩnh Thượng (nay là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng) đã triển khai thí điểm trồng 5ha rau an toàn. Nhờ sử dụng phân bón sinh học nên rau an toàn sinh trưởng, phát triển tốt, giảm sâu bệnh, cho giá trị kinh tế cao hơn trồng rau thông thường 40 triệu đồng/ha. Nhận thấy hiệu quả, hợp tác xã đã mở rộng diện tích sản xuất lên 27ha và được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội chứng nhận là vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.
Cùng với phát triển vùng chuyên canh rau an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng còn mạnh dạn xây dựng mô hình trồng rau trong nhà kính 5.000m2, với tổng kinh phí trên 1,6 tỷ đồng (trong đó huyện hỗ trợ 70%, xã viên đóng góp 30%). Mô hình được thiết kế hiện đại, đồng bộ với giàn tưới nước, phun sương tự động, sử dụng hoàn toàn phân bón sinh học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Trong khu vườn dưa vàng xanh mướt, vừa tranh thủ thụ phấn cho dưa lưới, bà Vũ Thị Lý vừa chia sẻ: “Từ khi huyện đầu tư cho mô hình nhà kính, chúng tôi chủ động hơn trong việc trồng và chăm sóc cây. Tới thời điểm hiện tại, nhóm hợp tác sản xuất đã phân khu trồng thử nghiệm giống dưa chuột Israel, dưa lưới F1 Kim hoàng hậu và trồng các loại rau cải, cà chua.”
Cũng theo bà Lý, việc trồng rau nhà kính có nhiều ưu điểm vượt trội như tránh được tác động của thời tiết, hạn chế dịch bệnh, chủ động được chế độ dinh dưỡng cho cây. Từ những ưu điểm này, cây rau sẽ đạt năng suất, chất lượng cao gấp nhiều lần so với trồng rau theo phương thức truyền thống. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ cao còn giúp nông dân tiết kiệm được thời gian, công sức trong quá trình trồng và chăm sóc cây.
Dù sản phẩm đã có chứng nhận đạt tiêu chuẩn rau an toàn, thế nhưng việc tiêu thụ vẫn còn nhiều khó khăn. “Những năm trước chỉ có gia đình trồng dưa lưới và dưa chuột nên các thương lái về thu mua rất đông, làm tới đâu bán hết tới đó, thế nhưng, hiện nay, các gia đình thôn Vĩnh Thượng bắt đầu trồng dưa chuột ồ ạt nên dưa chuột cũng bị ép giá, không còn được giá như thời gian đầu”. – Bà Lý cho biết.
Nói về việc triển khai phát triển rau an toàn của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng cho hay: “Hướng tới phát triển vùng rau an toàn, thời gian qua, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện mở các lớp tập huấn cho người dân về cách trồng rau an toàn. Theo đó, người dân đã triển khai thực hiện tốt việc rau an toàn, nói không với các loại thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân được sử dụng trong quá trình trồng chủ yếu là phân hữu cơ.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng vẫn gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho bà con nông dân. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ gia đình tại thôn vẫn làm nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung. Nhiều sản phẩm rau, củ, quả được trồng trong môi trường sạch hoàn toàn nhưng vẫn phải cạnh tranh giá với các loại rau, củ, quả trôi nổi trên thị trường”.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, thời gian tới Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển cây rau màu theo hướng an toàn, đặc biệt tập trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa chuột và hành củ. Trong đó, hợp tác xã sẽ tập trung nâng cao chất lượng rau, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, từ đó tìm cách lan tỏa thương hiệu rau an toàn thôn Vĩnh Thượng tới thị trường rộng hơn.
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42