Đổi thay ở làng "cái bang"
Đổi thay tại làng ăn xin |
Xã Ích Hậu trước đây là xã Hậu Lộc, huyện Can Lộc, khi nhắc đến vùng quê này người ta thường nói tới xã "cái bang", bởi xã có nhiều người đi ăn xin, có những thời điểm người người, nhà nhà tay gậy tay bị đi ăn xin khắp nơi.
Tại vùng quê yên bình, chúng tôi được bà Nguyễn Thị Minh 83 tuổi, ở thôn Ích Mỹ, kể lại: Nói về quá khứ đúng là vậy (nghĩa là làng ăn xin), nhưng mọi thứ đều xuất phát từ cái đói. Là địa phương nằm ở vùng trũng, hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không có, dân chủ yếu làm nông nên vụ mùa nào cũng thất bại.
Ngoài ra Hà Tĩnh chịu nhiều tác động của thiên tai, mùa nắng thì ruộng khô nứt nẻ, mùa mưa nước ngập trắng đồng. Trước những khó khăn ấy người dân phải tìm đến cách đi xin ăn, nhưng trải qua bao nhiêu năm ấy rồi, đến nay đời con cháu đã mạnh dạn lập nghiệp bằng đôi tay chính mình, đổi thay cuộc sống nhưng vẫn chịu tiếng là sống ở làng ăn xin.
Ông Đặng Thế Đông, 90 tuổi ở thôn Ích Mỹ, xã Ích Hậu, nhớ lại: Đói nhất khoảng năm 1982, năm đó mất mùa nên việc đi ăn xin đã cứu lấy cuộc sống nhiều nhà dân nhưng cho đến tận bây giờ, trong sâu thẳm ông vẫn còn một nỗi buồn mỗi lần nhắc đến làng ăn xin.
Bà Minh, 83 tuổi, nói: Giờ cuộc sống đã đổi thay nhưng con cháu phải mang tiếng sống ở làng ăn xin... |
"Trước đây địa phương có rất nhiều nhà dân đi ăn xin, thậm chí có nơi cả làng đều đi. Trước tình huống đó chính quyền địa phương đã vận động tuyên truyền, thậm chí mạnh tay hơn là kỷ luật Đảng đối với gia đình Đảng viên có người đi ăn xin. Nhưng vì cái đói nhiều gia đình bất chấp kỷ luật để đi xin miếng ăn sống qua ngày", ông Đông cho biết thêm.
Nhờ cải cách, hệ thống thủy lợi được xây dựng, chính sách vay vốn hỗ trợ phát triển kinh tế được Nhà nước quan tâm, đến khoảng năm 1990 về sau này, người dân trong làng xóm đã ổn định ở quê nhà làm ăn, phát triển kinh tế tại địa phương, rồi từ đó tình trạng ăn xin là không còn nữa. Đến nay thì diện mạo của xã nghèo đã thay đổi hoàn toàn, ông Đông cho biết thêm...
Trở lại xã "cái bang" vào ngày cuối năm, khắp đường làng ngõ xóm đều được bê tông hóa, hàng rào kiên cố, nhà cửa cao tầng san sát, đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhà nhà rộn ràng niềm vui ký ức nghèo đói, ăn xin chỉ còn là dĩ vãng.
Ông Trần Tĩnh, ở thôn Bắc Kinh, cho biết: Được chính quyền địa phương tuyên truyền vận động, nhắc nhở thường xuyên. Cùng với đó, nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, dần dần có của ăn của để nên ít năm sau đó người dân đã bỏ hết nghề đi ăn xin.
Ông Đặng Thế Đông kể lại nguồn gốc làng ăn xin là do đói |
"Gia đình tôi có 3 người con, 2 đứa làm ăn, sinh sống trong Vũng Tàu, còn 1 đứa đi làm việc theo hợp đồng ở Đài Loan, thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, từ khi có chính sách xây dựng nông thôn mới, vợ chồng tôi và người dân trong xã cải tạo vườn tược, chăn nuôi lợn gà mang lại thu nhập ổn định, không còn lo cái nghèo cái đói" ông Tĩnh tâm sự.
Còn bà Vương Thị Lý (67 tuổi, thôn Thống Nhất) không giấu nổi niềm vui khi sắp được đón Tết trong căn nhà 2 tầng khang trang từ tiền của các con đi xuất khẩu lao động gửi về. "Năm 2011, nhờ chính sách của các ngành chức năng hỗ trợ cho con đầu của tôi đi học tiếng để đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, nay có điều kiện, nó đưa thêm 2 đứa em cùng đi. Thế hệ các cháu sau này học hành rồi đi làm, đi lao động ở nước ngoài, các vùng kinh tế chứ ăn xin như chúng tôi không bao giờ có nữa, chuyện đó đã đi vào ký ức rồi.", bà Lý chia sẻ.
Ông Bùi Trọng Đỉnh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ích Hậu, cho biết: Sau một thời gian nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương, năm 2015 xã Ích Hậu đã về đích nông thôn mới và đang hướng tới phát triển bền vững.
Toàn xã có hơn 700 người đi lao động ở nước ngoài, chủ yếu các nước Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu. Thu nhập bình quân của lao động xuất khẩu gửi về người thân tại địa phương khoảng 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra được sự quan tâm Đảng và Nhà nước, hơn 40 doanh nghiệp, hợp tác xã, mô hình chăn nuôi mạnh dạn đầu tư xây dựng tại địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động quê nhà. Đây là hướng đi đột phá vươn lên thoát nghèo của người dân cũng như chính quyền địa phương xã Ích Hậu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19