Đối thoại, thương lượng về tiền lương sẽ được Công đoàn tập trung cao nhất trong nhiệm kỳ mới

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2023 - 2028, tổ chức Công đoàn Việt Nam xác định 3 khâu đột phá. Trong đó, đối thoại, thương lượng tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc là nội dung Công đoàn tập trung cao nhất.
Kỳ vọng Công đoàn Việt Nam hướng nhiều hơn về cơ sở, có thêm chính sách về y tế, tiền lương Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác

Thời gian qua, chế độ lương, thưởng là vấn đề mà người lao động đặc biệt quan tâm. Đây cũng là nội dung mà tổ chức Công đoàn “bền bỉ” theo đuổi để đảm bảo hơn nữa quyền lợi và nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động.

Cũng chính vì vậy, nhiệm kỳ 2018 - 2023, thành tích thương lượng tiền lương nổi bật trong công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động mà các cấp Công đoàn triển khai. Công đoàn Việt Nam là một trong ba bên tham gia đàm phán điều chỉnh lương tối thiểu vùng của Hội đồng tiền lương quốc gia mỗi kỳ.

Trong 5 năm qua, Công đoàn đề xuất nâng mức lương tối thiểu vùng tăng 25,34% và Hội đồng tiền lương quốc gia đã chấp thuận ở mức tăng là 23,3%. Con số này là minh chứng nỗ lực Công đoàn nâng cao đời sống của đoàn viên, người lao động thông qua thương lượng tiền lương.

Đối thoại, thương lượng về tiền lương sẽ được Công đoàn tập trung cao nhất trong nhiệm kỳ mới
Công nhân lao động mong muốn chế độ lương, thưởng đảm bảo ổn định đời sống.

Hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể được tăng cường, có nhiều đổi mới. Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã ký mới 15.832 bản Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, nâng tổng số Thỏa ước lao động tập thể đã ký kết lên 42.550 bản; có 22 bản Thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp với 224 doanh nghiệp, đơn vị tham gia, 119.336 người lao động được thụ hưởng.

Nhờ Thỏa ước lao động tập thể tốt, quan hệ lao động ở doanh nghiệp hài hoà hơn và đình công giảm hẳn, lương thưởng, việc làm của người lao động được đảm bảo. Tổ chức Công đoàn đã nỗ lực kìm giảm 55% các cuộc ngừng việc tập thể, từ 1.619 cuộc giai đoạn 2013 - 2018 xuống 724 cuộc, giữ quan hệ lao động hài hòa.

Trong bối cảnh tình hình trong và ngoài nước có nhiều biến động, tác động tới mọi mặt đời sống lao động, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam lựa chọn 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ, gồm: Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; Xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn tại doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Cũng trong thời gian Đại hội, hơn 1.000 đại biểu chia thành 10 diễn đàn, thảo luận, chia sẻ về nội dung thúc đẩy đối thoại, thương lượng Thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc; đảm bảo an ninh trong công nhân; xây dựng mô hình tự quản trong công nhân lao động ở các khu công nghiệp…

“Người lao động khi đi làm thì phải có lương đảm bảo cuộc sống”, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh như vậy khi làm rõ hơn về các khâu đột phá.

Đối thoại, thương lượng về tiền lương sẽ được Công đoàn tập trung cao nhất trong nhiệm kỳ mới
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, đối thoại, thương lượng về tiền lương sẽ được tổ chức Công đoàn tập trung cao nhất.

Trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí: Trong nhiệm kỳ mới, Công đoàn sẽ phát huy kết quả của nhiệm kỳ trước như thế nào, đề xuất mức tăng lương tối thiểu bao nhiêu phần trăm, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chia sẻ, cách đây 4 tháng, tại phiên thứ nhất của Hội đồng tiền lương quốc gia, Tổng LĐLĐ Việt Nam - đại diện người lao động đã đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng là 5%.

Thời gian tới, mức tăng lương tối thiểu vùng phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất bao nhiêu, sẽ được Công đoàn xem xét, thống nhất, bàn bạc sau. Lý giải về việc này, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, tại mỗi thời điểm, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, “sức khỏe” của doanh nghiệp, mong muốn của người lao động, phía Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tính toán mức tăng lương tối thiểu khác nhau.

Nội dung này tiếp tục được đại diện người lao động đánh giá kỹ hơn bức tranh về kinh tế, đặc biệt “sức khỏe” của doanh nghiệp để có đề xuất phù hợp trong những phiên đàm phán của Hội đồng tiền lương quốc gia tới đây.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, đối thoại, thương lượng về tiền lương sẽ được tổ chức Công đoàn tập trung cao nhất.

Để làm được nhiệm vụ trên, Công đoàn Việt Nam sẽ tập trung các giải pháp như đào tạo, nâng cao kỹ năng, kiến thức cho cán bộ Công đoàn cơ sở về tiền lương, kỹ năng thương lượng. Bên cạnh đó, trong việc tham gia xây dựng chính sách, quan tâm nghiên cứu sửa đổi cơ chế tiền lương tối thiểu hiện nay, cụ thể là việc xác định vùng áp dụng lương tối thiểu.

Sau quá trình thương lượng, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng phối hợp với Liên đoàn Thương mại - Công nghiệp Việt Nam giám sát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng trong các doanh nghiệp.

Sau thành công của Đại hội, ông Nguyễn Minh Sơn, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam (LĐLĐ thành phố Hà Nội) bày tỏ kỳ vọng, các khâu đột phá Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam lựa chọn sẽ là cơ sở để người sử dụng lao động và Công đoàn cùng chăm lo cho người lao động có cuộc sống tốt hơn, công ty phát triển bền vững, quan hệ lao động hài hoà.

“Từ thực tế tại doanh nghiệp tôi thấy hiện nay đời sống, thu nhập của người lao động vẫn còn nhiều khó khăn khiến họ không có tâm tư gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Vì vậy chế độ về lương, thưởng vẫn là yếu tố cốt lõi. Nhiệm kỳ mới, tôi rất vui mừng khi chế độ tiền lương, thời giờ làm việc của công nhân lao động được quan tâm”, ông Sơn nói.

Ông Sơn cũng chia sẻ thêm, ngay sau Đại hội, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty cũng sẽ chấp hành hướng dẫn của Công đoàn cấp trên để nhanh chóng tiến hành xây dựng thang bảng lương; thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động với những điều khoản mang lại lợi ích cho người lao động.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa

Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên Đào Thị Kim Lành - Công đoàn Trường Mầm non Tân Phương, huyện Ứng Hòa.
LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình tổ chức Hội nghị ra mắt Công đoàn cơ sở (CĐCS); ký kết chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động năm 2024 - 2025; tặng quà cho con đoàn viên học giỏi và trợ cấp cho giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn năm 2024.
Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNVCLĐ

Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNVCLĐ

(LĐTĐ) Trong các ngày từ ngày 14 đến 17/11, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội phối hợp với Công đoàn Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm chuyên sâu cho hơn 400 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Đây là hoạt động định kỳ của Công đoàn Công ty và thực hiện theo đúng Luật An toàn vệ sinh lao động, thông qua việc xét nghiệm chuyên sâu giúp phát hiện sớm các bệnh cho đoàn viên, người lao động.
Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động bị tử vong do bão số 3

Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động bị tử vong do bão số 3

(LĐTĐ) Công đoàn sẽ trao Sổ tiết kiệm “Công đoàn cùng con tiếp bước” cho trẻ em mồ côi dưới 16 tuổi là con đoàn viên, người lao động có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ tử vong do bão số 3 (bão Yagi).
Giám sát nâng cao chất lượng hoạt động nữ công tại Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

Giám sát nâng cao chất lượng hoạt động nữ công tại Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 15/11, đoàn giám sát Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát chuyên đề Nữ công đối với Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH K+K Fashion.
Mang Tết đủ đầy đến người lao động

Mang Tết đủ đầy đến người lao động

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tập trung tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Trong đó, ưu tiên những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo và người lao động ở lại đơn vị, doanh nghiệp để công tác, sản xuất, kinh doanh trong dịp Tết.
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội

Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn Giám sát Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố, trưởng đoàn, đã thực hiện giám sát chuyên đề Nữ công đối với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động