Đồng chí Nguyễn Duy Trinh - nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam
![]() | Nhà Ngoại giao xuất sắc |
![]() | Đóng góp quan trọng của nền ngoại giao Hồ Chí Minh vào chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975 |
Hội thảo diễn ra nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Duy Trinh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (15/7/1910 - 15/7/2020).
![]() |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội thảo |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, đây là dịp để nhìn lại cuộc đời cách mạng phong phú, sôi nổi và thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Duy Trinh cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc; đồng thời trao đổi rút ra các bài học kinh nghiệm về tư duy, phong cách lãnh đạo, quản lý của đồng chí Nguyễn Duy Trinh.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, với gần 60 năm hoạt động cách mạng và gần 30 năm được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, giao phó nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã đem hết tâm lực và trí tuệ của mình cùng Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta.
Trong suốt cuộc đời hoạt động vẻ vang của mình, đồng chí Nguyễn Duy Trinh luôn chứng tỏ phẩm chất của một người chiến sĩ cộng sản kiên cường, học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà ngoại giao xuất sắc, luôn thể hiện vai trò và bản lĩnh của một nhà lãnh đạo có tầm nhìn và tư duy sâu rộng, luôn sâu sát, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành.
Trên tinh thần khoa học, khách quan, tôn trọng sự thật lịch sử, với 42 tham luận kỷ yếu và 10 tham luận phát biểu tại Hội thảo, các đại biểu đều khẳng định đồng chí Nguyễn Duy Trinh là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Cách mạng Việt Nam, luôn thể hiện người chiến sĩ cộng sản kiên trung, được tôi luyện và thử thách qua gần 60 năm hoạt động cách mạng (trong đó gần 14 năm trong lao tù của đế quốc), trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào vẫn giữ vững chí khí của người cộng sản và làm việc quên mình vì lợi ích quốc gia, dân tộc, mục tiêu lý tưởng của Đảng và lợi ích của nhân dân.
Hội thảo cũng thống nhất đánh giá, với kinh nghiệm công tác qua rất nhiều lĩnh vực, đồng chí Nguyễn Duy Trinh có đóng góp nổi bật trong nhiều lĩnh vực, từ công tác Đảng, công tác kinh tế, kế hoạch, khoa học - công nghệ đến công tác đối ngoại.
![]() |
Quang cảnh Hội thảo |
Đặc biệt, trong lĩnh vực đối ngoại với 15 năm giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao (1965-1980), đồng chí Nguyễn Duy Trinh là kiến trúc sư trưởng của ngành ngoại giao, đã vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và các đường lối, chính sách đối ngoại của Trung ương Đảng, triển khai thành công chủ trương chiến lược mở mặt trận đấu tranh ngoại giao, với đỉnh cao là việc đàm phán, ký kết và thi hành Hiệp định Paris lịch sử về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam năm 1973.
Trong thời kỳ hòa bình lập lại, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã chỉ đạo ngành ngoại giao mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, đấu tranh phá bao vây cấm vận, đưa Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào tháng 9/1977.
Kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định đồng chí Nguyễn Duy Trinh là con người đức độ, tài năng, luôn nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công của Đảng, nói đi đôi với làm, phong cách tận tụy, không màng danh lợi, rất giản dị, khiêm tốn, mềm mỏng, đồng thời cũng rất kiên định về nguyên tắc và quyết liệt trong chỉ đạo hành động, luôn có tấm lòng yêu quê hương, đất nước và dành tình cảm sâu nặng cho quê nhà và dòng họ, xứng đáng là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.
Bên lề Hội thảo, Bảo tàng tỉnh Nghệ An và Bộ Ngoại giao đã tổ chức triển lãm hơn 100 bức ảnh về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Duy Trinh, trong đó có nhiều tấm ảnh quý trong quá trình hoạt động cách mạng tại quê hương Nghệ An và một số hoạt động đối ngoại tiêu biểu trong thời kỳ đồng chí làm Bộ trưởng Ngoại giao.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Khẳng định vai trò của Công đoàn trong chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên

LĐLĐ quận Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo không được để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Tin mới 23/04/2025 15:30

Không được lùi tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc
Tin mới 23/04/2025 15:27

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 23/04/2025 12:43

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc
Tin mới 23/04/2025 06:57

Thủ tướng yêu cầu lập danh sách Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
Tin mới 22/04/2025 21:49

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối
Tin mới 22/04/2025 18:29

Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ
Tin mới 22/04/2025 17:01

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ
Tin mới 22/04/2025 13:32

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin
Tin mới 22/04/2025 12:45

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4
Tin mới 21/04/2025 19:48