Đóng góp nhiều ý kiến trách nhiệm, trí tuệ cho văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Tại Trung tâm thảo luận số 1, đại diện đoàn đại biểu Công đoàn thành phố Hà Nội, bà Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội góp ý với Đại hội về công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Từ góc độ Công đoàn ngành địa phương, qua nghiên cứu báo cáo chính trị, bà Thanh cho rằng để thực hiện được mục tiêu đã nêu trong báo cáo, đó là phấn đấu đến hết nhiệm kỳ (2023 - 2028), cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cần có những giải pháp quan tâm đến người lao động khu vực phi chính thức.
Ông Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và các đại biểu tại trung tâm thảo luận số 1 |
Bởi trong bối cảnh tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, lao động khu vực chính thức có xu hướng chuyển dịch sang phi chính thức, do vậy rất cần quan tâm tới người lao động khu vực phi chính thức - đây sẽ đối tượng cần tập hợp rất lớn trong nhiệm kỳ này. Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, trong báo cáo chính trị đề ra 3 khâu đột phá, nhưng chưa có những giải pháp cụ thể về quan tâm, chăm lo cho đối tượng lao động khu vực phi chính thức. “Chỉ khi được Công đoàn quan tâm, chăm lo, khi đó người lao động mới tham gia tổ chức Công đoàn. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động hiểu về tổ chức Công đoàn; đơn giản hóa các thủ tục kết nạp đoàn viên…
Cùng đó, cần công khai địa chỉ cơ quan, số điện thoại của tổ chức Công đoàn trên các phương tiện thông tin, mạng xã hội để người lao động có thể liên hệ khi cần. Với những Ban Chấp hành CĐCS mới thành lập, Công đoàn cấp trên cơ sở cần tích cực hướng dẫn để Ban Chấp hành CĐCS mới thành lập hoạt động hiệu quả, bám sát nhu cầu đoàn viên các khối, nhất là đoàn viên khu vực lao động phi chính thức - bởi thấy được những lợi ích thiết thực khi tham gia vào tổ chức Công đoàn, họ sẽ tự lan tỏa trong ngành nghề của mình, để có thêm nhiều người lao động khác cùng gia nhập tổ chức”, bà Thanh nêu ý kiến.
Bà Tạ Thị Mỹ Thanh cũng cho rằng: Công đoàn Việt Nam nên dành nguồn lực, có cơ chế tài chính đặc thù cho cán bộ Công đoàn khu vực phi chính thức, để họ có điều kiện, dành tâm huyết cho hoạt động công đoàn.
Bà Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội phát biểu ý kiến. |
Tại trung tâm thảo luận số 3, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tới dự, chỉ đạo. Hầu hết ý các đại biểu tại trung tâm thảo luận số 3 đều thể hiện sự đồng tình, nhất trí cao với Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội cũng như Dự thảo Báo cáo sửa đổi bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Bên cạnh đó, phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm trước đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết sâu sắc vào các văn kiện đại hội, trong đó chủ yếu là đóng góp cho phần chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chăm lo bảo vệ người lao động, thu hút, tập hợp đoàn viên vào tổ chức Công đoàn.
Trao đổi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn trong nhiệm kỳ tới, bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho rằng, các giải pháp chăm lo cho người lao động cần phải căn cơ, không chỉ là chăm lo chung chung, chăm lo về phúc lợi mà cần tập trung vào việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động để họ có thể giữ được việc làm, ổn định thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống. Bởi lẽ, bối cảnh hiện nay mặc dù có nhiều khó khăn nhưng những người lao động qua đào tạo vẫn giữ được việc làm.
Bà Bùi Thị Ngọc Trang - Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Long An cho rằng: Việc phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở hiện nay gặp nhiều khó khăn không chỉ do chủ sử dụng lao động chưa hiểu và ủng hộ mà còn do nhận thức của người lao động về vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn có những hạn chế. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thì một trong những giải pháp tập hợp thu hút đoàn viên vào tổ chức Công đoàn là tổ chức Công đoàn phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, trong đó hướng hoạt động về cơ sở, chăm lo, bảo vệ tốt đoàn viên người lao động bằng những hoạt động thiết thực.
Quang cảnh tại trung tâm thảo luận số 3 |
Theo bà Ngọc Trang, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người lao động thể hiện ở thương lượng ký kết Thỏa ước lao động tập thế. Trước đây, quyền lợi của người lao động trong Thỏa ước lao động tập thể thường là những quyền lợi nho nhỏ, thì giờ đây Công đoàn cơ sở phải thương lượng được những quyền lợi lớn hơn như phải được tăng lương hơn mức lương tối thiểu vùng, lao động nữ mang thai khi hết hợp đồng lao động không bị chấm dứt hợp đồng lao động. Bà Bảo Trân cũng đề xuất Tổng LĐLĐ trong nhiệm kỳ tới có chủ trương chính sách nào đó để đẩy mạnh hoạt động của các quỹ tài chính Công đoàn như Quỹ tài chính vi mô CEF để giúp người lao động có nguồn vốn tin cậy tạo việc làm, tránh bẫy tín dụng đen.
Phát biểu thảo luận tại Trung tâm, ông Nguyễn Hữu Quang- Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa) bày tỏ tâm đắc với 3 khâu đột phá đề ra trong dự thảo Báo cáo. Ông Quang cho rằng, cán bộ Công đoàn cơ sở phải thể hiện được vai trò cầu nối giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, phải linh hoạt hài hòa lợi ích giữa hai bên bởi lợi ích của người lao động và doanh nghiệp có mối quan hệ tương hỗ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cơ sở hết sức quan trọng. Nếu thủ lĩnh Công đoàn cơ sở nắm vững kiến thức pháp luật, kỹ năng hoạt động công đoàn thì sẽ có khả năng đàm phán thương lượng những quyền lợi tốt hơn cho người lao động và từ đó cũng sẽ có sức thu hút, tập hợp người lao động vào tổ chức Công đoàn. Ông Quang cũng đề xuất, trong nhiệm kỳ tới Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục quan tâm xây dựng các thiết chế công đoàn, nhất là nhà ở cho công nhân lao động.
Tại Trung tâm thảo luận số 5, các đại biểu cũng đã sôi nổi thảo luận đóng nhiều ý kiến vào các văn kiện quan trọng của Đại hội. Đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khoá XII dự và chỉ đạo buổi thảo luận.
Các đại biểu thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 5 |
Góp ý dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội, Đại biểu Đỗ Đức Thiện - Trưởng ban Chính sách pháp luật LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng cho rằng trong phần đánh giá chung Ban soạn thảo nên bổ sung thêm một số kết quả hoạt động tiêu biểu trong nhiệm kỳ để khái quát và toàn diện hơn. Tiêu biểu như như các cấp Công đoàn đã làm tốt công tác tham gia xây dựng chính sách pháp luật; tổ chức đối thoại với lãnh đạo từ chính phủ đến các cấp chính quyền; tổ chức các hoạt động chăm lo như tổ chức chương trình Tết sum vầy, đưa công nhân về quê đón Tết; chương trình phúc lợi đoàn viên…
Góp ý kiến về công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, ông Nguyễn Minh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SWCC SHOWA Việt Nam (đoàn đại biểu thành phố Hà Nội) cho rằng hiện các công ty có 100% vốn nước ngoài, hoạt động công đoàn gặp không ít khó khăn. Tổ chức Công đoàn phải chịu sự quản lý của chủ sử dụng lao động do đó các hoạt động cũng phải lựa và có sự đồng thuận với ông chủ. Đơn cử khi cán bộ công đoàn đàm phán thương lượng với người sử dụng lao động hàng năm tăng lương cho người lao động, nhưng ông chủ không mong muốn, họ cho rằng lương của họ đã cao hơn lương tối thiểu vùng, mắc dù doanh nghiệp có lợi nhuận cao.
Theo ông Sơn 3 năm trở lại đây nhu cầu về lao động đang ngày một thay đổi, có doanh nghiệp sử dụng tới 80% tự động hoá. Một dây chuyền có thể tăng 2,5% công suất mà không cần nhiều người. Các ông chủ chỉ sử dụng các lao động ngắn hạn hoặc thời vụ và đây là thiệt thòi của người lao động. Ông Sơn kiến nghị tổ chức Công đoàn cần quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách dành cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở.
Ông Nguyễn Minh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SWCC SHOWA Việt Nam phát biểu tham luận. |
Ông Đỗ Văn Xanh – Trưởng ban Tuyên giáo LĐLĐ tỉnh Hải Dương kiến nghị, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục kiến nghị Đảng, nhà nước để giữ nguyên tuổi nghỉ lưu đối với lao động nam là 60 tuổi và lao động nữ là 55 tuổi. “Khi biết tôi ra Hà Nội dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, rất nhiều cán bộ công đoàn và đoàn viên, người lao động gửi gắn tôi kiến nghị nguyện vọng trên đến Đại hội. Đặc biệt giáo viên mầm non và giáo viên dạy thể dục các cấp cho biết họ không thể dạy học đến 60 tuổi và trên 60 tuổi”, ông Xanh nêu.
Đóng góp ý kiến tại Trung tâm thảo luận số 8, ông Lê Thành Công - đại biểu LĐLĐ tỉnh Hưng Yên cho rằng, công tác chuyển đổi số Công đoàn là cần thiết, cần xác định là một trong những khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, hiện nay Tổng LĐLĐ Việt Nam mới xây dựng các giải pháp ở tầm vĩ mô, mới có các giải pháp ở cấp Tổng LĐLĐ Việt Nam, chưa thấy các giải pháp cụ thể cho CĐCS, nhất là con người, cơ sở vật chất. Nhấn mạnh công tác chuyển đổi số cần phải bắt đầu từ CĐCS, trong bối cảnh biên chế CĐCS hạn hẹp (3-5 người), Chủ tịch CĐCS kiêm nhiệm, tài chính đối với CĐCS còn hạn hẹp…, ông Công đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần quan tâm đầu tư nguồn lực cho CĐCS.
Ông Lê Thành Công - LĐLĐ tỉnh Hưng Yên phát biểu ý kiến |
Tạo trung tâm thảo luận số 10 của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, các đại biểu đã bày tỏ sự thống nhất cao với dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội. Bên cạnh đó, các đại biểu đã đề xuất một số kiến nghị để hoạt động Công đoàn hiệu quả hơn nữa, đặc biệt cần thêm chính sách, chế độ để đào tượng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Công đoàn nói chung và cán bộ công đoàn cơ sở nói riêng có bản lĩnh, sâu sát hơn nữa với công nhân lao động.
Ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ, vừa qua, doanh nghiệp đã cắt giảm hơn 9.000 lao động do không có đơn hàng. Trước khi cắt giảm lao động, công ty đã có nhiều lần trao đổi, gặp gỡ nhân viên. Để làm được điều đó có sự đóng góp rất lớn của tổ chức Công đoàn, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.
Ông Nghiệp khẳng định, để ổn định được doanh nghiệp, vai trò của tổ chức Công đoàn là rất quan trọng và yếu tố con người phải được chú trọng. Bày tỏ sự tâm đắc với khâu đột phá Đại hội đề ra có xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng nhiệm vụ, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước, ông Nghiệp cho rằng trước hết phải tạo cơ hội để cán bộ công đoàn có nhiều cơ hội được học tập, có bản lĩnh và đủ kiến thức để làm tốt việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động tiến đến ổn định doanh nghiệp.
Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao đông LĐLĐ thành phố Hà Nội phát biểu ý kiến |
Đồng tình với ý kiến này, ông Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch CĐCS Công ty Chang Shin Việt Nam (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai) khẳng định, tại doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ công đoàn là động lực quan trọng để tổ chức Công đoàn hoạt động có hiệu quả. Xác định được điều đó, Công ty Chang Shin có trên 37.000 lao động và có đến 800 cán bộ công đoàn ở từng bộ phận.
“Chúng tôi tính trung bình cứ 50 đoàn viên sẽ có 1 cán bộ công đoàn. Từ đó tạo mắt xích để hoạt động chăm lo đoàn viên được sâu sát, giảm thiểu hết sức tranh chấp tại doanh nghiệp”, ông Tú cho hay đồng thời cho rằng, vì cán bộ công đoàn chủ yếu là kiêm nhiệm do đó cần có cơ chế để khuyến khích họ gắn bó với công việc, với nhiệm vụ được giao.
Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ Lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng nhận định, các khâu đột phá của Đại hội là bước tiến lớn, rất trúng và đúng với thực tế hoạt động Công đoàn. Tuy nhiên ông Dưỡng cũng bày tỏ băn khoăn, giữa chủ trương và thực tế thực hiện cần phải có sự phù hợp, tránh việc rập khuôn không phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Trong đó, khâu đột phá về cán bộ công đoàn, xác định họ là nhân vật trung tâm, quyết định hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp thì nhiệm kỳ tới phải quan tâm đến đời sống của Chủ tịch cán bộ công đoàn. Đồng thời nên có chế độ trợ cấp, cách thức chi trả trợ cấp phù hợp, tạo động lực và thể hiện sự ghi nhận của tổ chức đối với cán bộ công đoàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42