Đồng lòng cùng chính quyền Thành phố quyết tâm dập dịch

Dù thiệt hại về kinh tế nhưng khi được hỏi về chủ trương của Thành phố trong việc tạm dừng bán hàng tại chỗ tại các hàng ăn, quán cà phê trong nhà, hầu hết các chủ hộ kinh doanh đều đồng tình ủng hộ.
Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Hiệu quả từ mô hình tranh bích họa

Ủng hộ chủ trương của Thành phố dù phải chịu lỗ

Chiều 12/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 14/CĐ-UBND về quyết tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước. Theo đó, từ 00h00 ngày 13/7/2021, Hà Nội dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về)...

Đồng lòng cùng chính quyền Thành phố quyết tâm dập dịch
Chị Vũ Kiều Anh (chủ hàng ăn tại đường Láng, quận Cầu Giấy) sắp thức ăn bán cho khách mang về.

Theo khảo sát của phóng viên tại quận Hai Bà Trưng; Cầu Giấy; Đống Đa… các hàng ăn, quán cà phê trong nhà đã tạm dừng bán hàng tại chỗ, chỉ phục vụ mang về. Vốn là con phố đông đúc, tấp nập với nhiều quán ăn, quán cà phê, thế nhưng, sáng nay, phố Lạc Trung (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) trở nên vắng vẻ lạ thường. Quán phở Nhất Hưng (phố Lạc Trung) được biết đến là quán phở ngon, có lượng khách hàng ổn định cũng phải tạm dừng bán hàng tại chỗ theo Công điện của Thành phố.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Dũng (chủ hàng ăn Nhất Hưng) cho biết, ngay khi nhận được thông báo về việc tạm dừng bán hàng tại chỗ, từ chiều 12/7, ông và nhân viên đã dọn dẹp bàn ghế, chuẩn bị đồ hộp để bán hàng mang về.

Theo ông Dũng, việc bán hàng mang về khiến doanh thu của hàng ăn giảm rất nhiều. Nếu như trước đây, một này ông bán một ngày khoảng 400- 500 bát phở thì nay mỗi ngày chỉ bán được khoảng vài chục bát phở. Trong khi đó, mỗi tháng ông mất khoảng 40 triệu tiền thuê mặt bằng, chưa kể tiền thuê nhân viên mỗi tháng cũng trên dưới chục triệu.

“Dù lỗ nặng nhưng tôi vẫn phải tiếp tục mở để giữ lượng khách quen. Giờ đây, tôi chỉ mong dịch bệnh sớm qua đi để có thể trở lại kinh doanh bình thường”- ông Dũng cho hay.

Đồng lòng cùng chính quyền Thành phố quyết tâm dập dịch
Quán ăn Nhất Hưng tuân thủ chỉ đạo của Thành phố, chỉ bán hàng mang về.

Cùng chung ý kiến với ông Dũng, chị Vũ Kiều Anh (chủ hàng ăn tại đường Láng, quận Cầu Giấy) chia sẻ, việc bán mang về ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu. So với bán tại chỗ thì doanh thu khi bán mang đi sẽ giảm khoảng 50%. Dù thiệt hại về kinh tế nhưng khi được hỏi về chủ trương của Thành phố trong việc tạm dừng bán hàng tại chỗ tại các hàng ăn, quán cà phê trong nhà chị Kiều Anh vẫn đồng tình ủng hộ.

Theo chị Kiều Anh, chỉ khi khống chế được dịch thì việc kinh doanh buôn bán mới có thể trở lại bình thường, do đó hàng ăn của chị luôn chấp hành nghiêm túc các chỉ thị của Thành phố trong việc phòng, chống dịch.

Ông Dũng, chị Kiều Anh chỉ là 2 trong số rất nhiều các hộ kinh doanh trên địa bàn Thủ đô đang nỗ lực đồng hành cùng Thành phố chống dịch bằng việc làm tốt phần việc của mình. Chính những người làm dịch vụ ăn uống cũng hiểu việc tạm dừng hoạt động bán hàng tại chỗ là biện pháp tốt nhất để khống chế sự lây lan dịch bệnh ra ngoài cộng đồng. Việc người dân hiểu đầy đủ và tuân thủ các quy định của Thành phố lúc này sẽ tạo cơ hội để lực lượng chức năng khống chế dịch Covid-19 sớm nhất.

Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định phòng dịch

Ngay khi nhận được Công điện số 14/CĐ-UBND về quyết tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước, lực lượng chức năng các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô đã khẩn trương vào cuộc, sát sao trong việc phòng chống dịch trên địa bàn.

Thực hiện Công điện số 14/CĐ-CTUBND ngày 12/7/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa đã ban hành văn bản số 1296/UBND-YT về việc quyết tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch trên cả nước.

Theo đó, quận Đống Đa yêu cầu cấp ủy chính quyền các cấp từ Quận đến cấp cơ sở cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tập trung cao độ, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ sở trong việc kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo tại các văn bản của Trung ương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, đặc biệt tại các Chỉ thị, Công điện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Đồng lòng cùng chính quyền Thành phố quyết tâm dập dịch
Lực lượng chức năng phường Văn Chương tuần tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành phố và của quận Đống Đa.

Bên cạnh việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch với những trường hợp trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh và từ các vùng dịch khác, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa đề nghị Ủy ban nhân dân 21 phường trên địa bàn quận dừng tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch từ 00h ngày 13/7/2021.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, tại phường Văn Chương, các hàng quán ăn, cà phê trong nhà đã tuân thủ nghiêm quy định chỉ bán hàng mang về. Trong ngày 13/7, lực lượng chức năng phường Văn Chương đã ra quân nhắc nhở các hộ kinh doanh và người dân thực hiện nghiêm yêu cầu của Thành phố. Dưới sự nhắc nhở của lực lượng chức năng, các hộ kinh doanh đã cam kết tuân thủ không bán hàng tại chỗ, chỉ bán hàng mang về và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại nơi bán hàng. Cùng đó, các công viên, vườn hoa, địa điểm công cộng trên địa bàn phường cũng đã được lực lượng chức năng giăng dây đặt biển cảnh báo để người dân không tới vui chơi, thể dục thể thao ngoài trời.

Chia sẻ về việc thực hiện công điện số 14/CĐ- UBND ngày 12/7 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Văn Chương cho biết, ngay khi nhận được văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, Ủy ban nhân dân phường Văn Chương đã ra văn bản yêu cầu dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ chỉ cho phép bán hàng mang về; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu dừng hoạt động.

Cùng đó, phường cũng yêu cầu dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng. Để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thành phố và của quận Đống Đa, phường cũng giao lực lượng Công an phường phối hợp với Trạm Y tế và các bộ phận liên quan tổ chức đợt cao điểm kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19.

“Chúng tôi kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm như: Tụ tập quá 10 người ngoài trụ sở cơ quan, bệnh viện, trường học, tập thể dục nơi công cộng; hàng rong, trà đá vỉa hè, các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch…; tăng mức phạt cao nhất, yêu cầu đóng cửa và xem xét việc thu hồi giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm nhiều lần để thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch trên địa bàn”, bà Bình khẳng định.

Trong thời điểm dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, mỗi người dân hãy tự có ý thức phòng, chống dịch cho chính bản thân, gia đình và xã hội bằng cách thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Với sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân và chính quyền các cấp, mong rằng dịch bệnh trên địa bàn Thành phố sẽ sớm được đẩy lùi, giúp người dân ổn định sản xuất, kinh doanh.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.

Tin khác

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động