Động lực mới để tổ chức Công đoàn Thủ đô ngày càng phát triển
Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn luôn có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với việc Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới sẽ là động lực để tổ chức Công đoàn Thủ đô ngày càng phát triển. (Ảnh: Một cuộc họp của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội) |
Thời kỳ mới, tình hình mới, để tổ chức Công đoàn, giai cấp công nhân phát triển xứng tầm, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu đất nước thịnh cường trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới (Nghị quyết 02).
Để cụ thể hóa Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, đúng ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7), Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU thực hiện Nghị quyết này. Có thể khẳng định, việc Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 35 không chỉ thể hiện sự quyết tâm của Đảng bộ Thành phố trong việc đưa Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị vào cuộc sống mà còn thể hiện sự quan tâm của Thành ủy đến hoạt động của tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động Thủ đô.
Là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước, cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là địa bàn có đông số lượng đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động (gọi là giai cấp công nhân) đang làm việc tại các khu công nghiệp, nhà máy, cơ quan, doanh nghiệp (đủ mọi thành phần kinh tế) nhiều nhất. Chính vì vậy, với tư cách là “tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động”, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã không ngừng nỗ lực để thực hiện tốt chức năng là bạn đồng hành của doanh nghiệp, người lao động; luôn làm tốt chức năng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Nguyễn Phi Thường chủ trì cuộc họp với Thường trực Liên đoàn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động bị ảnh hưởng bởi dịch. (Ảnh: Mai Quý) |
Đồng thời, thông qua việc đề xuất, tham mưu với Đảng, Nhà nước, Thành ủy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và sự phối kết hợp với chính quyền Thành phố… cũng như qua việc phát động các phong trào thi đua, giai cấp công nhân Thủ đô đã không ngừng lớn mạnh; ôn kỹ năng, luyện tay nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao năng suất lao động góp phần vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô. Nói ngắn gọn, để Thủ đô phát triển như ngày hôm nay, tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Thủ đô góp phần quan trọng.
Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện trên bình diện an sinh, xã hội, những thụ hưởng của công nhân lao động là chưa xứng đáng với những gì mà giai cấp công nhân đã đóng góp. Là giai cấp làm ra trực tiếp của cải vật chất cho xã hội, nhưng đa phần công nhân lao động hiện nay tại các khu công nghiệp, chế xuất vẫn phải đi thuê nhà. Cạnh đó, việc đào tạo nâng cao tay nghề và các vấn đề khác cũng chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy.
Trên bình diện ngược lại, đa số công nhân lao động hiện nay đi làm vẫn với tâm lý vì đồng lương; đã thế sức ép cuộc sống dẫn đến việc không chú tâm đến việc học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, tay nghề dẫn đến năng suất lao động chưa cao. Năng suất lao động thấp cũng chính là “điểm nghẽn” của giai cấp công nhân Việt Nam và công nhân lao động Thủ đô hiện nay.
Công đoàn Thủ đô đã, đang và sẽ làm hết sức mình để xứng đáng là “tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động” (Ảnh: M.Q) |
Đặc biệt, với việc Việt Nam tham gia nhiều các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới và Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có quy định về việc người lao động có thể chọn “nghiệp đoàn” độc lập cho riêng mình, do đó Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 35 của Ban Thường vụ Thành ủy sẽ giúp tổ chức Công đoàn Thủ đô khắc phục được các “điểm nghẽn” nêu trên, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, thành tựu của mình trong suốt thời gian qua, hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiêm vụ của mình. Xứng đáng với niềm tin của Đảng, của Đảng bộ Thành phố; xứng đáng với niềm tin của người lao động; đồng hành cùng doanh nghiệp, đoàn viên, công nhân, lao động không ngừng đổi mới phương thức hoạt động để góp phần xây dựng Thủ đô giàu đẹp, đất nước phồn vinh, đời sống người lao động ngày càng ấm no, hạnh phúc. Xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00