Đẩy nhanh việc thực hiện các dự án trọng điểm, khơi dậy tiềm năng thị xã Sơn Tây

Đồng sức, đồng lòng, đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng

Với định hướng phát triển trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội lớn phía Tây Thủ đô Hà Nội, thị xã Sơn Tây đã và đang triển khai hàng loạt các dự án quy mô lớn. Đáng chú ý, khối lượng giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện các dự án là rất lớn, đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo sát sao, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và sự đồng lòng ủng hộ của người dân địa phương.
Giải phóng mặt bằng: Kinh nghiệm nhìn từ huyện Mê Linh TRỰC TUYẾN: Quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng thị xã Sơn Tây ngày càng giàu đẹp Phố đi bộ Sơn Tây điểm đến hấp dẫn

Nhiều dự án lớn khơi dậy tiềm năng của Thị xã

Thị xã Sơn Tây hiện đang triển khai công tác GPMB 18 dự án, liên quan đến 2.085 hộ gia đình cá nhân, tổ chức. Diện tích đất phải thực hiện GPMB là 66ha, trong đó có 2 dự án quy mô lớn là: Dự án Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 413; Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414 Nhà nước thực hiện thu hồi đất với diện tích GPMB lớn (33,8ha), liên quan đến 1.335 hộ gia đình, tổ chức.

Xác định việc triển khai các dự án có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thị xã Sơn Tây đã tập trung chỉ đạo các đơn vị, cơ sở xây dựng kế hoạch, quyết liệt, sát sao trong công tác GPMB.

Đồng thời tăng cường thông tin, tuyên truyền kịp thời các dự án để tạo sự đồng thuận trong nhân dân; triển khai đúng, đầy đủ các quy trình theo quy định và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân có đất thu hồi.

Đồng sức, đồng lòng, đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng
Tuyến đường Tùng Thiện - Thanh Vị hoàn thành góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Là một trong những dự án giao thông trọng điểm của Thị xã hiện đang triển khai công tác GPMB, Dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 413 đoạn từ Km0+00 đến Km5+900, thị xã Sơn Tây được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2592/QĐ-UBND ngày 14/6/2021.

Theo đó, dự án có chiều dài 6,076 km điểm đầu Km0+00 giao với đường tỉnh 414 (tại ngã ba Vị Thủy), điểm cuối tại ranh giới giữa xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây với xã Thụy An, huyện Ba Vì. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 - 2024 với tổng mức đầu tư trên 474 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 149 tỷ đồng.

Đối với Dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414 (đoạn từ ngã ba Vị Thủy đi Xuân Khanh), thị xã Sơn Tây được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2593/QĐ- UBND ngày 14/6/2021 có chiều dài khoảng 4,67km, điểm đầu lý trình Km3+00 của đường tỉnh 414 tại vị trí ngã ba Vị Thủy (giao với đường tỉnh 413), điểm cuối tại lý trình Km7+670 của đường tỉnh 414 (giao với đường Tản Lĩnh - Yên Bài).

Dự án bao gồm các hạng mục: Giải phóng mặt bằng; xây dựng nền, mặt đường; hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, cống ngang đường; vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng, hào cáp kỹ thuật; tổ chức giao thông và một số công trình phụ trợ khác.

Đây là 2 dự án giao thông quan trọng thuộc Dự án nhóm B do UBND Thị xã làm chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại của nhân dân; kết nối mạng lưới giao thông trong khu vực, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và du lịch, dịch vụ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

Ngoài ra, việc đầu tư cải tạo xây dựng, nâng cấp mở rộng tuyến đường từng bước góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông theo quy hoạch chung thị xã Sơn Tây. Hiện nay, Trung tâm phát triển quỹ đất Thị xã phối hợp với UBND xã Xuân Sơn, phường Xuân Khanh đã cơ bản tổ chức kiểm đếm đất và tài sản gắn liền trên đất đối với 1.300 hộ gia đình, cá nhân và 3 tổ chức thuộc phạm vi GPMB hai dự án; rà soát diện tích đất công, công ích, diện tích đất đã thực hiện xong công tác GPMB để giao mặt bằng cho đơn vị thi công, đảm bảo giải ngân được kế hoạch vốn Thành phố cấp.

Bà Phan Thị Minh Hạnh - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Sơn Tây thông tin, công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ về vai trò, tầm quan trọng của dự án và những lợi ích mà các xã, phường có dự án đi qua được thụ hưởng là yếu tố quyết định sự thành công.

Theo Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Sơn Tây, phần lớn người dân có đất thu hồi ủng hộ chủ trương, chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện công tác GPMB các dự án, tuy nhiên còn có một số hộ gia đình do chưa đồng thuận với đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản gắn liền với đất, chính sách tái định cư, loại đất thu hồi nên công tác GPMB một số dự án gặp nhiều khó khăn.

Để tháo gỡ, các cấp, các ngành liên quan của Thị xã đã tăng cường đối thoại, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân; tiếp tục tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu rõ quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục thu hồi đất, chế độ chính sách của Nhà nước đối với công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB, công khai các văn bản pháp lý liên quan đến dự án, chế độ chính sách liên quan đến việc thu hồi đất của Nhà nước tại nhà văn hóa các thôn, tổ dân phố, trụ sở UBND các xã, phường nơi có đất thu hồi, tập trung đối thoại với các hộ dân chưa đồng thuận để giải thích, làm rõ, tăng sự đồng thuận trong nhân dân.

Đồng sức, đồng lòng, đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng
Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn từ ngã 5 Cổng ô đi Phù Sa, Viên Sơn đã hoàn thành công tác GPMB.

Đáng chú ý, nhờ sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thị xã, sự chung tay ủng hộ của người dân, trong 6 tháng đầu năm 2023, thị xã Sơn Tây đã tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB với tổng số tiền 36,84 tỷ đồng cho 330 hộ gia đình, cá nhân và 06 tổ chức;

Đồng thời, thị xã đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để thi công dự án gồm: 3,975 ha thuộc Dự án Xây dựng Cải tạo nâng cấp đường từ ngã 5 cổng Ô đi Phù Sa, Viên Sơn; Nâng cấp, cải tạo tuyến Tỉnh lộ 418 đoạn Km0-Km3, thị xã Sơn Tây; Đường từ phố Quang Trung đi đền Và; Cải tạo nâng cấp kênh tiêu T1; Nâng cấp, cải tạo tuyến Tỉnh lộ 413; Nâng cấp, cải tạo tuyến Tỉnh lộ 414; Nâng cấp, cải tạo tuyến kênh từ Vai Đá đi sông Hang; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật (HTKT) khu tái định cư (TĐC) phục vụ thu hồi đất một số dự án trên địa bàn Thị xã; Khu Đồng Ngòi - xã Đường Lâm, Khu đô thị HUD Sơn Tây. Hoàn thành công tác GPMB Dự án Tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích; Cải tạo, nâng cấp đường từ ngã 5 cổng Ô đi Phù Sa; Nâng cấp, cải tạo tuyến kênh từ Vai Đá đi sông Hang…

Kịp thời tuyên truyền, tạo sự đồng thuận

Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên công tác GPMB tại một số dự án, nhất là dự án trọng điểm tại Thị xã còn gặp khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB. Nguyên nhân có nhiều, song chủ yếu là do: Hệ thống hồ sơ quản lý đất đai tại các xã, phường không còn lưu giữ được nhiều; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp còn nhiều sai sót (thiếu các thông tin trong giấy chứng nhận, sai số diện tích, tờ bản đồ, số thửa đất…). Vì vậy, mất nhiều thời gian cho việc kiểm tra, rà soát hồ sơ để thực hiện các quy trình GPMB.

Bên cạnh đó, trong công tác triển khai các dự án vẫn còn một bộ phận người dân không phối hợp thực hiện việc đo đạc, kiểm đếm, không cung cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan đến nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các thành viên trong gia đình, chủ sử dụng đất không phối hợp do diện tích thu hồi và tiền bồi thường, hỗ trợ ít… Từ đó làm ảnh hưởng lớn tới tiến độ dự án, giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là ảnh hưởng tới đời sống dân sinh như môi trường, ngập úng, khói bụi, trật tự an toàn giao thông gây cản trở việc đi lại của người dân.

Xác định công tác dân vận là giải pháp “mềm”, “đi trước, mở đường” nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, đưa chính sách bồi thường “đến gần” với người dân, hạn chế phát sinh khiếu nại...

Đồng sức, đồng lòng, đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng
Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 413 đang được đẩy nhanh tiến độ GPMB, bàn giao cho đơn vị thi công thực hiện.

Thông tin về những định hướng trong công tác GPMB thời gian tới, UBND thị xã Sơn Tây thông tin, Thị xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đất đai, xây dựng. Đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ.

Đồng thời, Thị xã cũng tổ chức đối thoại với các hộ dân để nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, bất cập; thực hiện nghiêm việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thu hồi đất đối với các trường hợp cố tình chây ỳ, chống đối, không chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, các cấp ủy đảng, chính quyền từ Thị xã tới cơ sở nơi có các công trình, dự án đi qua, đã và đang tích cực tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, cùng với quyết tâm của hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ, sớm bàn giao mặt bằng thi công các dự án, góp phần hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn Sơn Tây ngày càng phát triển.

Đ.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định bóng đá trận Tottenham vs Nottingham Forest trong khuôn khổ vòng 33 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Trận đấu này nhiều khả năng sẽ có thế trận cởi mở, nhưng đội khách với khát khao và phong độ ổn định hơn có thể là những người nở nụ cười sau cùng.
Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Trận đấu giữa Parma vs Juventus diễn ra vào lúc 01h45 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Cuộc đối đầu diễn ra trong bối cảnh Juventus đang phải dàn trải lực lượng để chuẩn bị cho FIFA Club World Cup sắp tới, còn Parma lại ở thế chẳng còn gì để mất, cuộc so tài này hứa hẹn sẽ là một thử thách không hề dễ dàng cho đội khách.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21/4, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông.
Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Xem thêm
Phiên bản di động