Dự án cao tốc Bắc - Nam: Nên tạo cơ chế để doanh nghiệp trong nước tham gia

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội về Dự án Đường cao tốc Bắc - Nam (ĐCTBN) mới đây, ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho rằng cái khó của 8 dự án BOT hiện nay là nhà đầu tư tư nhân trong nước không đủ năng lực tham gia theo quy định, còn các nhà đầu tư của Nhật, Mỹ, Anh, Pháp không mặn mà, chỉ có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm. Thông tin này làm dậy sóng dư luận, song “soi” về nội tình doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, phát biểu đó của đại diện ngành GTVT cần xem xét kỹ lưỡng hơn.
du an cao toc bac nam nen tao co che de doanh nghiep trong nuoc tham gia Rà soát triển khai Dự án cao tốc Bắc - Nam

Nhìn lại những dự án do doanh nghiệp Việt làm chủ đầu tư

Với tư cách là chủ thể của nền kinh tế, những năm qua đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả số lượng và chất lượng. Không ít doanh nghiệp Việt Nam đã tự chủ về công nghệ, huy động tài chính làm được những dự án lớn.

Điển hình như Tập đoàn Vingroup hiện về xây dựng đã làm chủ công nghệ xây dựng được những tòa tháp cao 50- 81 tầng mà không cần liên danh, liên kết với các đối tác nước ngoài. Về giao thông đã và đang làm các tuyến đường trên cao của TP Hà Nội với chất lượng tốt mà không đội vốn và thời gian thi công. Điển hình như tuyến đường Vành đai 2 trên cao, đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở có tổng vốn khoảng 9.400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2020.

du an cao toc bac nam nen tao co che de doanh nghiep trong nuoc tham gia
Phức tạp và cần vốn lớn như sân bay, doanh nghiệp trong nước còn làm được (ảnh Sân bay Vân Đồn do Sungroup làm chủ đầu tư đã đưa vào vận hành)

Đến nay cơ bản chính quyền giao mặt bằng đến đâu thi công xong đến đó. Rồi cũng chính tập đoàn này đã bắt đầu đầu tư vào sản xuất ô tô, điện thoại thông minh và các lĩnh vực công nghệ cao, rau an toàn…

Còn Tập đoàn Sungroup thì đầu tư vào sân bay Vân Đồng trong một thời gian ngắn đã đưa vào hoạt động. Tập đoàn kinh tế Nhà nước như Viettel đã làm chủ về công nghệ viễn thông đang chuẩn bị cho ra đời mạng di động 5G đầu tiên ở khu vực; các doanh nghiệp như Vinamilk, True Milk thương hiệu sữa đã vươn tầm khu vực và toàn cầu.

Còn một số đơn vị về sản xuất cũng làm tổng thầu các công nghệ xây dựng. Ví khó như lĩnh vực khai thác dầu khí, cách đây 3 năm dự án Giàn khoan Tam Đảo 05 có giá trị trên 200 triệu USD do Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro làm chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) làm tổng thầu đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Chỉ sau 32 tháng thi công với nhiều nỗ lực, Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 đã vừa được chính thức khánh thành và bàn giao tại Vũng Tàu. Việc bàn giao đúng tiến độ giàn khoan Tam Đảo 05 giúp sớm đưa giàn vào hoạt động từ tháng 10, trước mùa biển động năm 2016. Tổng Công ty Lilama cũng làm tổng thầu một số dự án về mía đường, xi măng… Ngay hầm đường bộ Đèo Cả một “lĩnh vực” khá khó của ngành Giao thông cũng do các doanh nghiệp trong nước thi công…

Dẫn chứng những ví dụ trên để thấy, các doanh nghiệp trong nước đã dần lớn mạnh cả về phương diện tài chính, công nghệ và biết vươn lên làm chủ công nghệ để thực hiện các dự án lớn và khó chứ không chịu thân phận “gia công”, “làm thuê”.

Vậy tại sao cao tốc Bắc- Nam lại khó thế?

Sáng 22/11, 2017 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV, với trên 83% đại biểu nhất trí, Quốc hội thông qua Nghị quyết xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Theo đó, trong giai đoạn 2017 - 2020, dự án cao tốc Bắc - Nam được đầu tư 654 km, chia làm 11 dự án thành phần, với các đoạn từ Cao Bồ, Nam Định đến Bãi Vọt, Hà Tĩnh; từ Cam Lộ, Quảng Trị đến La Sơn, Thừa Thiên Huế; từ Nha Trang, Khánh Hòa đến Dầu Giây, Đồng Nai, Cầu Mỹ Thuận 2, Tiền Giang và Vĩnh Long.

Tổng mức đầu tư dự án trên 118.000 tỷ đồng, trong đó 55.000 tỷ đồng vốn nhà nước đầu tư và hơn 63.000 tỷ đồng huy động ngoài ngân sách; sơ bộ nhu cầu sử dụng đất trên 3.700 ha, trong đó hơn 1.000 ha đất trồng lúa.

Quốc hội yêu cầu thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô 6 làn xe trên tất cả các dự án thành phần, riêng dự án Cam Lộ - La Sơn theo quy mô 4 làn xe theo quy hoạch đã được phê duyệt. Trường hợp giải phóng mặt bằng rộng hơn, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Về tiến độ, Quốc hội giao Chính phủ chuẩn bị đầu tư để thực hiện dự án từ năm 2017 và cơ bản hoàn thành năm 2021. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật và bảo đảm công khai, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; đối với các dự án thành phần đầu tư theo hình thức BOT cần khắc phục những hạn chế, bất cập.

Nhìn vào dự án có thể nhận thấy vốn ngân sách chỉ chiếm một nửa, còn lại sẽ kêu gọi đối tác theo hình thức BOT (xây dựng, hợp tác, chuyển giao). Với doanh nghiệp, khi xét thấy dự án đầu tư có lời mời tham gia, còn không “đứng ngoài” đó là quyền của họ. Bổn phận của các cơ quan chức năng cụ thể là chủ đầu tư (Bộ GTVT) chỉ công bố dự án và phê duyệt hồ sơ các nhà thầu, mở thầu công khai các nhà đầu tư có năng lực tham gia dựa trên các tiêu chí về kỹ thuật, vốn…

Tuy nhiên, cái dở của Bộ chủ quản trong khi trên website của bộ hay các phương tiện thông tin vẫn không tìm ra các thông số, các yêu cầu về kỹ thuật hay khả năng tài chính để tham gia làm đường cao tốc ra sao?

Hay có bao nhiêu doanh nghiệp trong nước tham gia làm dự án, mà tại phiên thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại diện Bộ GTVT lại thông báo “cái khó của 8 dự án BOT hiện nay là nhà đầu tư tư nhân trong nước không đủ năng lực tham gia theo quy định, còn các nhà đầu tư của Nhật, Mỹ, Anh, Pháp không mặn mà, chỉ có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm”.

Với đường cao tốc dự án Bắc - Nam về mặt kỹ thuật không quá khó so với những dự án mà các doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai xây dựng như sân bay Vân Đồn, giàn khoan dầu khí mà cái chính về vốn.

Bởi vậy, khi phát biểu 8 đoạn đầu tư theo hình thức BOT, doanh nghiệp trong nước không đáp ứng tiêu chí nào phải nói rõ. Còn các doanh nghiệp thuộc các nước phát triển Mỹ, Nhật, Tây Âu vì sao không mặn mà cũng phải giải trình thấu đáo.

Vì vậy, vấn đề mà dư luận quan tâm Bộ GTVT phải công khai rõ ràng các “quy định” về tham gia xây dựng dự án đường cao tốc là gì để rộng đường dư luận. Đồng thời, nên tham mưu với Đảng, Chính phủ có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp trong nước tham gia, tự làm đường cao tốc cho đất nước mình.

H.Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.

Tin khác

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

(LĐTĐ) Sau khi suy yếu từ bão số 4, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ khoảng 15 - 20 km/giờ.
Tỷ lệ tiết kiệm điện toàn quốc lớn hơn 2% trong giai đoạn 2020 - 2023

Tỷ lệ tiết kiệm điện toàn quốc lớn hơn 2% trong giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Ngày 19/9, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.
Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa gửi công văn 5297/BXD-QLN yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Xem thêm
Phiên bản di động