Dự án đường Vành đai 4: Chạy nước rút cho ngày khởi công

(LĐTĐ) Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 đoạn qua Thủ đô Hà Nội có tổng diện tích đất phải thu hồi lên tới 798,01ha, với 16.633 hộ dân phải thu hồi đất và thời hạn bàn giao 100% mặt bằng là cuối năm 2023 đã cho thấy áp lực rất lớn mà các địa phương phải thực hiện. Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn từ Trung ương đến địa phương, kỳ vọng, dự án đường Vành đai 4 sẽ được triển khai đúng tiến độ…
Hà Nội: Phát huy tính tiên phong gương mẫu của người đứng đầu các cấp Hà Nội: 4 vị trí dự kiến khởi công Dự án đường Vành đai 4

Bám sát thực địa

Ghi nhận từ cơ sở cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, các địa phương, đơn vị đã và đang nỗ lực “vừa làm, vừa gỡ” nhằm giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án.

Dự án đường Vành đai 4: Chạy nước rút cho ngày khởi công
Người dân xã Đông La, huyện Hoài Đức nhận đền bù giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4.

Tại xã Đông La, dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, đoạn qua địa bàn có tổng diện tích đất thu hồi 32,33ha, trong đó có 25,09 ha đất nông nghiệp của 685 cá nhân, hộ gia đình; 0,53ha đất thổ cư của 91 hộ và 6,71ha đất công. Đến nay, xã đã hoàn thành 3 đợt chi trả bồi thường GPMB cho 392 hộ dân. Cầm trên tay số tiền hỗ trợ kinh phí đặc thù, bà Nguyễn Thị Vui, thôn Đồng Nhân, phấn khởi cho biết, gia đình bà được nhận trên 280 triệu đồng đối với diện tích thu hồi 626m2. Cùng chung niềm vui đó, ông Nguyễn Văn Dương, thôn Đồng Nhân, chia sẻ, gia đình ông có diện tích thu hồi 120m2, được nhận 50 triệu đồng. Ông mong muốn dự án sớm được khởi công xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, đi lại của nhân dân cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức Nguyễn Anh, Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn đi qua Hoài Đức có chiều dài 17,1km, diện tích đất thu hồi 239,63ha thuộc 12 xã. Trong đó có 172,92ha đất nông nghiệp của 5.929 hộ; 0,66ha đất thổ cư 115 hộ; 1,32ha đất doanh nghiệp thuê sản xuất, kinh doanh; còn lại đất miếu, đất kênh mương. Thời gian qua, công tác GPMB dự án đường Vành đai 4 được cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến các xã triển khai nghiêm túc, chủ động, đạt nhiều kết quả tích cực, nhân dân đồng tình thực hiện. Qua thống kê đến ngày 18/4, có 3 xã Minh Khai, Dương Liễu, La Phù đã cơ bản hoàn thành công tác GPMB dự án. Các xã còn lại đang tiếp tục khẩn trương triển khai nhằm đảm bảo công tác GPMB theo đúng tiến độ cam kết.

Khí thế, quyết tâm về đích đúng tiến độ trong công tác GPMB Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang “nóng” ở tất cả 7 quận, huyện của Hà Nội mà tuyến đường đi qua. Cũng hiếm có dự án nào không chỉ cấp ủy, chính quyền mong sớm hoàn thành nhiệm vụ, mà đông đảo người dân cũng hồ hởi chờ ngày được bàn giao mặt bằng cho Nhà nước.

Sẵn sàng cho ngày khởi công

Để bảo đảm tiến độ triển khai dự án, kể cả những chi tiết “nhỏ” như vấn đề mỏ vật liệu phục vụ thi công dự án luôn được chủ đầu tư, nhà thầu đặc biệt quan tâm. Vấn đề này từng xảy ra trong quá trình thi công các dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc - Nam (giai đoạn 1), khi nhà thầu thiếu nguồn đất đắp để thi công đường gom, đường đầu cầu... Có thể thấy, nếu vấn đề mỏ vật liệu thi công không được giải quyết, sẽ gây khó khăn cho việc hoàn thành toàn bộ dự án theo kế hoạch và Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4 cũng không phải ngoại lệ.

Trước tình hình này, Ban chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giao Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Hà Nội phối hợp với Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế giao thông vận tải - TEDI và các tỉnh có liên quan rà soát, xây dựng phương án về các mỏ vật liệu xây dựng để đưa vào hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ thi công dự án. Trong đó phải thể hiện đầy đủ địa chỉ cụ thể từng mỏ, từng vị trí, công suất, khả năng khai thác, cung cấp sản lượng theo tiến độ dự án, bảo đảm nguyên tắc ưu tiên tối đa sử dụng các mỏ gần nhất, dễ khai thác nhất và có giá thành rẻ nhất. Cùng với đó, Ban chỉ đạo đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc cho phép nhà đầu tư dự án thành phần 3 được áp dụng cơ chế đặc thù theo nội dung Điểm d, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội đối với dự án theo hình thức PPP-BOT.

Theo kế hoạch, dự kiến Hà Nội sẽ khởi công tại 4 vị trí gồm: Vị trí giao cắt giữa tuyến đường Vành đai 4 với quốc lộ 2, tại Km1+444 (thuộc địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn). Vị trí giao cắt giữa tuyến đường Vành đai 4 với đường Phương Bảng, tại Km28+000 (thuộc địa phận xã Song Phương, huyện Hoài Đức). Vị trí giao cắt giữa trục phía Nam, tại Km45+700 (thuộc địa phận xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, cách đường Vành đai 3 khoảng 11km). Vị trí tuyến nối đê trục Thường Tín, tại Km56+750 (thuộc địa phận xã Ninh Sở, huyện Thường Tín). Riêng gói thầu số 11/TP2-XL sẽ không kịp khởi công trong tháng 6/2023 do vướng thỏa thuận thiết kế kỹ thuật với tuyến đường sắt Bắc - Nam, dự kiến sẽ khởi công chậm hơn các gói thầu khác khoảng 3 tháng. Hai tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên cũng đang rất nỗ lực để có thể khởi công đồng loạt các dự án trong tháng 6/2023.

Đến thời điểm này, sau hơn 10 tháng kể từ ngày Quốc hội thông qua chủ trương, tính đến ngày 27/4, Hà Nội đã phê duyệt phương án GPMB với diện tích 404,40/ 798,043ha, đạt 50,67%. Trong đó, huyện Sóc Sơn 43,62/ 48,23ha; huyện Mê Linh 80,40/145,66ha; huyện Đan Phượng 28,20/74,80ha; huyện Hoài Đức 99,20/239,63ha; quận Hà Đông 47,04/68,25ha; huyện Thanh Oai 47,68/ 86,94ha; huyện Thường Tín 58,26/135,54ha.

Các quận, huyện đã di chuyển 5.958/10.921 ngôi mộ, đạt 54,56%. Trong đó, huyện Sóc Sơn 894/898 ngôi; huyện Mê Linh 370/370 ngôi; huyện Đan Phượng 706/1.678 ngôi; huyện Hoài Đức 1.463/3.370 ngôi; quận Hà Đông 239/2.256 ngôi; huyện Thanh Oai 476/503 ngôi và huyện Thường Tín 1.810/1.846 ngôi. Về phê duyệt phương án thu hồi đất đã thu hồi được 404,40/798,043ha, đạt 50,67%. Trong đó, huyện Sóc Sơn 43,62/48,23ha; huyện Mê Linh 80,40/145,66ha; huyện Đan Phượng 28,20/74,80ha; huyện Hoài Đức 99,20/239,63ha; quận Hà Đông 47,04/68,25ha; huyện Thanh Oai 47,68/ 86,94ha; huyện Thường Tín 58,26/135,54ha. Đến nay, tổng số tiền đã phê duyệt đền bù trên địa bàn thành phố Hà Nội là 3.051,77 tỷ đồng.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.

Tin khác

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Ngày 13/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội đi kiểm tra tình hình thi công dự án và làm việc với các bên liên quan.
Hà Nội sắp đối thoại với doanh nghiệp Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Hà Nội sắp đối thoại với doanh nghiệp Khu công nghệ cao Hòa Lạc

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 4/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, thảo luận, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, các kiến nghị, đề xuất của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội vừa có báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Xuân an vui trên khu tái định cư

Xuân an vui trên khu tái định cư

(LĐTĐ) Sớm bàn giao mặt bằng, các hộ dân giao đất phục vụ tuyến đường Vành đai 4 đi qua huyện Thường Tín, Hà Nội, rất phấn khởi được đón Tết tại nơi ở mới. Người dân đang khẩn trương hoàn thiện những ngôi nhà mới tại các khu tái định cư.
Nhịp sống trên những công trình

Nhịp sống trên những công trình

(LĐTĐ) Hơi thở mùa Xuân đang len lỏi trên từng con phố và trên mỗi miền quê. Nơi đại công trường Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô cũng vậy. Tại đây, đội ngũ kỹ sư, công nhân các đơn vị đã và đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ của công trình trọng điểm quốc gia. Xuân đang đến gần trong khí thế thi đua lao động sôi nổi, tươi mới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, chúc Tết công nhân lao động làm đường Vành đai 4

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, chúc Tết công nhân lao động làm đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Ngày 30/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã đi thăm, chúc Tết và tặng quà động viên công nhân, người lao động đang làm việc trên công trường dự án đường Vành đai 4 tại Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên.
Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản theo cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4

Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản theo cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị trực thuộc đảm bảo nguồn cung đúng, đủ, kịp thời; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản với các mỏ được áp dụng cơ chế đặc thù cho xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Hiệu quả nhìn từ dự án Vành đai 4

Hiệu quả nhìn từ dự án Vành đai 4

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Đỗ Đình Phan cho biết, với Dự án Vành đai 4, Hà Nội đã đề xuất tách công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi chủ trương đầu tư được duyệt. Từ đó, GPMB không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật mang tính chất chuyên ngành của công trình.
Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

(LĐTĐ) Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án phát triển hạ tầng được đẩy mạnh triển khai. Thực tế cho thấy, với công tác này, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình phát triển và triển khai dự án, để phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.
Xem thêm
Phiên bản di động