Dự án mở rộng đường Âu Cơ rút ngắn tiến độ 6 tháng
Tạo cơ chế huy động nguồn lực phát triển hạ tầng đường bộ Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) HĐND Thành phố nắm bắt đúng, trúng vấn đề quan trọng, cấp thiết để giám sát, chất vấn |
Chất vấn nhóm vấn đề về giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, ngày 7/12, Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng đề nghị làm rõ tiến độ dự án đường đê Âu Cơ từ đoạn đường Thanh Niên đến cầu Nhật Tân. Bởi dự án này đã kéo dài từ lâu, gây bức xúc dư luận và cử tri.
![]() |
Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng đặt câu hỏi chất vấn |
Trả lời vấn đề này, Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông Hà Nội Nguyễn Chí Cường cho biết, dự án cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên kết hợp với việc thay thế một phần đê đất sang bê tông được chia thành 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư là 815 tỉ đồng.
Giai đoạn 1 được nghiên cứu từ năm 2015 đến tháng 10/2017 bắt đầu khởi công; đến tháng 10/2018 thì hoàn thành, đáp ứng tiến độ dự án.
Trên cơ sở hiệu quả của giai đoạn 1, Thành phố cũng báo cáo HĐND Thành phố xin triển khai giai đoạn 2, đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân dài 3,7 km.
![]() |
Dự án mở rộng đường Âu Cơ |
Đối với giai đoạn 2 có một số đặc điểm, trong quá trình triển khai thực hiện, Thành phố đã phê duyệt dự án vào năm 2019; tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, khởi công năm 2020.
“Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có ý kiến phải nghiên cứu lại giải pháp cho đoạn 2,5 km từ ngõ 124 Âu Cơ đến đường Lạc Long Quân. Sau quá trình lấy ý kiến, tổ chức hội thảo khoa học và báo cáo cấp có thẩm quyền (1,5 năm), dự án mới tái khởi động và triển khai được”, ông Cường thông tin.
Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông Hà Nội, đến thời điểm này, toàn bộ đoạn 3,7km với hệ thống đường chắn, đê... của cả 2 bên (hơn 7km) cơ bản hoàn thành. Hiện đang bắt đầu triển khai việc đào đê, thay thế phần đê đất để mở rộng mặt đường.
![]() |
Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông Hà Nội Nguyễn Chí Cường trả lời chất vấn |
Ông Cường cho hay, theo kế hoạch dự án đến năm 2024 mới kết thúc thời gian thực hiện. Tuy nhiên, do yêu cầu rút ngắn tiến độ 6 tháng nên đơn vị cam kết hoàn thành dự án trong tháng 6/2024.
“Từ nay đến Tết Nguyên đán 2024, chúng tôi cam kết sẽ hoàn thành 1 km. Đoạn từ phố Xuân Diệu đến vườn hoa Quảng An (1,1 km) đến 30/4/2024 sẽ hoàn thành. Còn lại 1,6 km sẽ hoàn thành vào tháng 6/2024. Ngày 30/6/2024 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến”, ông Nguyễn Chí Cường cam kết.
Cũng tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu cho rằng, hiện nay, các công trình giao thông đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, ảnh hưởng tới đời sống dân sinh. Nhiều công trình đầu tư không dứt điểm, có dự án lại chưa được ưu tiên đầu tư để khép kín các đường vành đai, thông suốt các đường xuyên tâm, cải thiện giao thông công cộng.
![]() |
Quang cảnh phiên chất vấn |
Từ thực tế đó, các đại biểu đã chất vấn về trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải đối với các dự án đang chậm thi công. Đồng thời đề nghị đơn vị này nêu rõ giải pháp để đôn đốc, đảm bảo tiến độ dự án.
Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, trong giai đoạn trước đây, việc triển khai đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công tại một số tuyến đường có tình trạng dàn trải, thiếu đồng bộ và chậm tiến độ triển khai.
Như tuyến Vành đai 2,5 có chiều dài 19,4 km, được chia thành 13 đoạn; Quốc lộ 21B với tổng chiều dài 41km chia làm 13 đoạn; Quốc lộ 1A chia làm 11 đoạn, trong đó cá biệt có những đoạn đang đầu tư một nửa...
Theo ông Nguyễn Phi Thường, kế hoạch trung hạn 2021-2025 bố trí cho 224 dự án (tăng 5% so với năm 2016) với tổng kinh phí là 127.000 tỷ đồng.
![]() |
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường trả lời chất vấn |
Về thứ tự ưu tiên, Giám đốc Sở Giao thông vận tải nêu rõ, sẽ tập trung vào các dự án cấp bách, trọng điểm, các đường vành đai hướng tâm, đường sắt đô thị, các hầm chui, cầu vượt, các cầu bắc qua sông Hồng...
Về việc chậm tiến độ triển khai dự án, ông Nguyễn Phi Thường cho biết, có nhiều nguyên nhân như tác động của dịch Covid-19, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, tái định cư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, nguyên liệu khan hiếm, giá tăng cao...
Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải, hiện Thành phố đã chủ trương tăng cường phân cấp cho các địa phương trong công tác đầu tư, có thể kể đến như tuyến Vành đai 3; đề xuất tách dự án giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 20/04/2025 11:44

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu
Sự kiện 19/04/2025 15:13

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Sự kiện 19/04/2025 12:54

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Sự kiện 18/04/2025 16:37

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Thời sự 18/04/2025 14:19

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sự kiện 18/04/2025 11:22

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã
Sự kiện 17/04/2025 20:07

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Sự kiện 17/04/2025 18:13

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026
Sự kiện 17/04/2025 17:50

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu
Sự kiện 17/04/2025 15:03