Dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô đã thu hút được nhà đầu tư có tiềm năng
Theo Bộ trưởng, hai vấn đề lớn nhất hiện nay của Hà Nội và Thành phố Chí Minh là tắc nghẽn giao thông và ngập úng. Vì vậy, nếu không giải quyết tập trung, giải quyết nhanh ngay thì không chỉ làm cản trở cho phát triển mà còn sẽ phải trả giá rất nhiều về cả thời gian và công sức, tiền bạc.
Ví dụ, Thái Lan đã phải mất 20 đến 30 năm để giải quyết vấn đề ách tắc, đến nay mới chỉ khắc phục được một phần. Đối với Thủ đô Manila của Philippines, riêng thành phố này đóng góp 30% cho GDP quốc gia này nhưng tính riêng tắc nghẽn giao thông của thành phố Manila đã làm giảm đi tương ứng 8% của GDP đối với Philippines. Dẫn chứng để thấy rằng vấn đề hạ tầng giao thông của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hết sức quan trọng và cấp bách hiện nay.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 10/6. (ảnh: QH) |
Riêng việc triển khai hai dự án này, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, phải đảm bảo một số vấn đề sau: Thứ nhất, phải đảm bảo được ký kết nối vùng, liên kết vùng, giảm ùn tắc, cũng như ô nhiễm; Thứ hai, phải mở rộng được không gian phát triển cho 2 thành phố lớn và cho cả vùng; Thứ ba, phải nâng cao được sức cạnh tranh và phải biến nó thành một động lực cho phát triển giai đoạn tới.
Thứ tư, không phải chỉ hình thành một tuyến hành lang giao thông mà phải biến thành một hành lang kinh tế, dựa vào đó phải quy hoạch, phát triển theo quy hoạch và thu hồi lại các giá trị địa tô tăng lên, vừa phát triển theo quy hoạch nhưng thu hồi lại giá trị địa tô mà Nhà nước đã tạo ra, đảm bảo giá trị địa tô được chia ra làm 3, một phần của Nhà nước, một phần của nhà đầu tư mà một phần của người dân, đảm bảo hài hòa lợi ích.
Về quy mô dự án, đối với Vành đai 4- Vùng Thủ đô của Hà Nội, quy hoạch là 6 làn xe và Vành đai 3 của Thành phố Hồ Chí Minh là 8 làn xe. Như vậy căn cứ vào nhu cầu và khả năng cân đối vốn của giai đoạn 1 thì chỉ đầu tư 1/2 của quy hoạch này. Như vậy mặt cắt ngang của Vành đai 4 sẽ là 17m và Vành đai 3 là 19,75m và toàn bộ các yếu tố về trắc dọc, các yếu tố về kỹ thuật thì đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn và không thay đổi.
Lý giải vì sao chưa làm làn dừng khẩn cấp? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, nếu làm làn dừng khẩn cấp thì phải tăng thêm khoảng 6.500 tỷ đồng, ảnh hưởng đến vấn đề cân đối nguồn vốn. Trong quá trình lập dự án thiết kế cũng đã tính toán làm các điểm dừng phù hợp, 4 đến 5km có một điểm dừng rộng 3 m, dài 270m và đảm bảo không bị ách tắc giao thông và vẫn đảm bảo trong điều hành. Đồng thời, tăng cường điều hành giao thông thông minh.
Về hình thức đầu tư, chủ trương là xã hội hóa, kêu gọi các nguồn lực của xã hội để tham gia cùng Nhà nước để đầu tư hạ tầng. Dự án Vành đai 4 đã thu hút được nhà đầu tư có tiềm năng, còn Vành đai 3 của Thành phố Hồ Chí Minh thì chưa thu hút được.
“Mặc dù chúng ta có nghiên cứu dự án theo mô hình hợp tác công tư (PPP) nhưng chưa có các nhà đầu tư quan tâm, trong khi tính cấp bách, tính quan trọng, tính cần thiết thì đã nêu là phải đầu tư sớm, đầu tư ngay”, Bộ trưởng nói.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, về suất đầu tư, 2 dự án này thiết kế khác nhau và có điều kiện cụ thể khác nhau. Đường Vành đai 4 có một cầu cạn rất dài, 66,72km, chiếm 59%, có 3 cầu lớn vượt sông Hồng và sông Đuống, 8 nút giao; trong khi Vành đai 3 thì cầu cạn chỉ có 12,75km, chiếm 17% và có 6 nút giao. Ngoài ra, giải phóng mặt bằng cũng có đơn giá khác nhau và chi phí khác nhau nên nó ảnh hưởng đến suất đầu tư khác nhau là như vậy.
Bộ trưởng Dũng cho hay, về nguồn vốn và khả năng hấp thụ vốn, theo Luật Giao thông đường bộ và Luật Ngân sách Nhà nước thì việc đầu tư 2 tuyến vành đai này là thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương. Song do khó khăn và hạn chế của nguồn lực của ngân sách Trung ương và do nhu cầu cần phải đầu tư sớm, các địa phương đã tính toán sự cần thiết đó và cân đối, bố trí tham gia cùng với ngân sách trung ương, chúng tôi cho rằng cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cùng tham gia đầu tư 2 tuyến này là phù hợp.
Do đó, vấn đề quan trọng nhất của 2 dự án này là giải phóng mặt bằng, nếu giải phóng sớm, nhanh thì tiến độ sẽ nhanh và còn có khả năng thu hút được các nhà đầu tư.
Về chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn di dời các công trình hạ tầng hay xây dựng, tái định cư, Bộ trưởng cho biết, vấn đề này Chính phủ hoàn toàn ủng hộ, tinh thần là phân cấp cho địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động
Tin khác

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau
Tin mới 18/04/2025 06:24